Mặc dù đầu tư hằng trăm triệu đôla hàng năm cho nghiên cứu, tại sao chúng ta lại không chiến thắng trong cuộc chiến với ung thư? Theo quan điểm của tôi, đây có hai nguyên nhân chính.

Thứ nhất, phương pháp tiếp cận cơ bản “muốn trừ khử” thường được sử dụng trong điều trị ung thư. Tây y theo đuổi nghiên cứu về ung thư tại những phần khác nhau của cơ thể một cách tách biệt, họ xem cơ thể như một bộ sưu tập của các thành phần như thể nó là một cỗ máy.

Đó là một lỗi lớn từ góc nhìn của y học truyền thống Hàn Quốc bởi vì tất cả các cơ quan và hệ thống của cơ thể người được liên kết chặt chẽ với nhau.

Nguyên nhân thứ hai là chỉ tập trung vào việc điều trị các khối u ác tính hơn là tìm ra nguyên nhân gốc rễ. Tây y tập trung vào điều trị ung thư khi nó đã hoàn toàn biểu lộ ra, hơn là ngăn chặn nó từ gốc rễ.

Do đó, các liệu pháp điều trị ung thư chủ yếu như phẫu thuật, hóa trị và xạ trị chỉ xoay sở để đạt được thành công một phần, và cách tiếp cận của họ bằng cách định vị và tiêu diệt các tế bào ác tính cũng khiến cho ung thư trở nên tinh quái hơn. Sau những đợt điều trị này, các tế bào ung thư trở nên linh động hơn hoặc nằm im và sau đó sẽ nổi lên ở nơi khác.

Vậy có phải điều đó có nghĩa rằng ung thư đã trở thành một trở ngại mà nhân loại không thể vượt qua? Tôi thành thật không tin là như vậy.

Các nhân tố quan trọng của hệ thống miễn dịch

The lymph system is a network of organs, nodes, ducts, and vessels throughout the body that form a major part of the immune system.

Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới các cơ quan, các hạch, ống dẫn, và các mạch trên khắp cơ thể tạo thành một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.

Hệ thống miễn dịch của con người là một sự đồng bộ phức tạp của các cơ quan bạch huyết và các tế bào, nó có chức năng giống như quân đội: chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể trước bất kỳ và tất cả đối tượng gây hại nào. 24 giờ một ngày, hệ thống miễn dịch bảo vệ cơ thể trước mọi kẻ xâm phạm, bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và các chất ô nhiễm khác nhau, cũng như các tế bào chết của cơ thể.Các tế bào bạch huyết, một loại của tế bào máu trắng, là những nhân tố chủ chốt trong hệ thống miễn dịch. Ba loại tế bào bạch huyết chính là tế bào T, tế bào B và tế bào hủy diệt tự nhiên (NK).

Các tế bào T được phân chia thành các tế bào T hủy diệt, các tế bào T trợ giúp, và các tế bào T ức chế. Tế bào T hủy diệt tự gắn mình vào và phá hủy các tế bào virus hoặc ung thư; tế bào T trợ giúp nâng cao khả năng miễn dịch bằng cách thúc giục các tế bào B sản xuất ra các kháng thể; tế bào T ức chế kìm hãm các phản ứng miễn dịch.

Mỗi ngày, hàng nghìn tế bào ung thư có thể phát triển trong cơ thể chúng ta.

Trong các loại tế bào T thì tế bào T hủy diệt là các tế bào miễn dịch chuyên săn lùng và tiêu diệt các tế bào ngoại lai (không đồng nhất) đã bị nhiễm virus hoặc đã chuyển đổi thành các tế bào ung thư. Những tế bào T hủy diệt đã được đào tạo ở tuyến ức để phân biệt giữa tế bào của riêng cơ thể (các tế bào tự thân) và các tế bào ngoại lai.

Nếu tổng số các tế bào T bị giảm bớt, hoặc nếu các tế bào T không được huấn luyện thích đáng trong tuyến ức, chúng có thể thất bại trong việc nhận ra các tế bào ung thư. Chúng cũng có thể thất bại trong việc nhận ra các tế bào của chính cơ thể, điều đó có thể dẫn đến các bệnh tự miễn dịch.

Các tế bào B sản xuất ra các kháng thể, chống lại các vi khuẩn hoặc virus cụ thể. Cơ thể con người có khả năng sản xuất hơn một tỷ kháng thể.

Sau cùng, chúng ta có vài tỷ các tế bào NK trong máu của mình. Các tế nào NK là một phần của hế thống miễn dịch bẩm sinh và do đó không cần được rèn luyện để nhận ra các mầm bệnh. Chúng tự động tấn công những tế bào nào ít có những protein nào đó, được gọi là các kháng nguyên bạch cầu con người (HLA). Các tế bào ung thư và các tế bào bị nhiễm virus có HLA ở mức độ thấp.

Nguyên nhân cơ bản của ung thư

Sau nhiều năm thực hành lâm sàng, tôi đưa ra một kết luận là ung thư là kết quả của một hệ thống bạch huyết bị hỏng hóc, cụ thể, là sự trục trặc ở các tế bào bạch huyết. Mặc dù các tế bào bạch huyết được cho là sẽ duy trì sức khỏe của cơ thể chúng ta thông qua việc tấn công và ức chế các virus xâm phạm, đôi khi chúng tấn công các tế bào khỏe mạnh của chính cơ thể chúng ta.

Vậy điều gì đã khiến chúng làm điều này?

Bạn có thể nghĩ về hệ thống miễn dịch như một cấu trúc giống như xã hội. Trong xã hội, cuộc nổi loạn nổ ra khi một chính phủ trung ương mất khả năng kiểm soát quần chúng. Một chính phủ trung ương đã bị suy yếu sẽ dẫn đến sự thất bại của các cơ quan chính phủ khác nhau, giống như quân đội, và sau đó, như một kết quả, quân lính sẽ không được tập luyện một cách thích đáng.

Trong cơ thể, giống như một lực lượng quân sự được đào tạo kém, các tế bào của hệ thống miễn dịch sẽ không thể phân biệt giữa các tế bào của chính cơ thể và các tế bào ngoại lai.

Hai Amiđan ở mặt sau của cổ họng là các hạch bạch huyết quan trọng và là lãnh đạo của hệ thống miễn dịch, nên nếu như các amiđan bị suy yếu, hệ thống miễn dịch bị mất phương hướng có thể tấn công chính nó.

Xạ trị và hóa trị như tương đương với việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt để chống lại một tế bào nổi loạn.

Hơn nữa, khi các amiđan bị suy yếu thì khả năng phân biệt của các tế bào miễn dịch, vốn là khả năng cần thiết để ức chế các lực lượng xâm phạm, trở nên yếu đi, và các tế bào miễn dịch thất bại trong việc thực hiện vai trò của chúng như là một lực lượng mang tính trừng phạt. Điều này có thể làm trầm trọng thêm bệnh bởi vì chúng bỏ bê việc loại bỏ các mầm bệnh.

Các bệnh nhân thường không ý thức được sự hỏng hóc của hệ thống bạch huyết và không gặp bất kỳ triệu chứng gì ở giai đoạn ban đầu của bệnh ung thư. Tuy nhiên, khi một khối u ung thư trở nên đáng chú ý và các triệu chứng đã biểu hiện ra, phẫu thuật cắt bỏ khối u và xạ trị hay hóa trị thường là phương pháp điều trị được sử dụng.

Tuy nhiên, xạ trị và hóa trị cũng tương đương như việc sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt để chống lại một tế bào nổi loạn. Các loại vũ khí này thường gây ra thương vong trên diện rộng, và khả năng gìn giữ hòa bình trong xã hội trở nên thậm chí còn xa xôi hơn bởi vì lực lượng phiến quân còn lại đã thoát ra các khu vực khác và tiếp tục kích động tình trạng lộn xộn.

Vậy thì, giải pháp khác là gì?

Đánh bại ung thư bằng cách làm sạch phổi

Để có thể ức chế các lực lượng nổi dậy và đạt được hòa bình đích thực, điều cần thiết là phải thiết lập lại một trật tự thích hợp trong xã hội. Điều đó nghĩa là kiểm soát trung ương phải được thiết lập lại, bằng cách khôi phục lại sức mạnh của người lãnh đạo và kiểm soát an toàn hệ thống phòng thủ. Trên thực tế, phần lớn các lực lượng nổi dậy sẽ hạ vũ khí và đầu hàng khi chỉ đơn thuần là nghe tin người lãnh đạo đã lấy lại quyền hành và phục hồi khả năng kiểm soát trung ương.

Theo đó, sức khỏe của cơ thể có thể được phục hồi nếu các tế bào bạch huyết lấy lại chức năng thích hợp thông qua việc củng cố các amiđan. Chúng sau đó có thể triệt để bao vây và tiêu diệt các tế bào ung thư.

Theo kinh nghiệm của tôi, sau hai tháng điều trị làm sạch phổi, các amiđan sẽ trở nên khỏe mạnh hơn. Sau bốn tháng, các amiđan đã được gia cường sẽ có thể ức chế các tế bào ung thư.

Nếu một khối u ung thư không lớn thêm tí nào sau bốn tháng, đây là một dấu hiệu cho thấy bệnh ung thư đó có thể bị chinh phục. Nói chung, các khối u ung thư nhỏ hơn 2 inch (5 cm) có thể được điều trị.

Tôi cũng đã phát hiện ra là có thể chữa trị cho các bệnh nhân ung thư có khối u nhỏ hơn 2 inch thậm chí nếu không có sự thay đổi kích thước khối u sau 10 tháng làm sạch phổi. Tuy nhiên, điều đó chỉ giới hạn ở các bệnh nhân chưa qua liệu pháp xạ trị. Tỷ lệ chữa khỏi bệnh cho bệnh nhân đã hoàn thành xạ trị và hóa trị là cực kỳ thấp.

Tôi muốn nhấn mạnh một điều tại đây, đó là mặc dù khó chữa trị ung thư khi các khối u lớn hơn 2 inch, nhưng dù sao cũng có thể ngăn chặn sự phát triển hơn nữa của khối u. Điều này có thể làm cho các bệnh nhân ung thư được thoải mái hơn nhiều.

Nếu miễn dịch được tăng cường đầy đủ thông qua làm sạch phổi, nó có thể ngăn ngừa di căn qua các bộ phận khác của cơ thể, và mặc dù các khối u có thể không được loại bỏ, các bệnh nhân có thể sống với nỗi đau đớn ít hơn rất nhiều.

Tôi đặc biệt nhớ những lời cuối của một tu sĩ Công giáo trong một lần tôi điều trị. Ông bị ung thư phổi giai đoạn cuối và đã qua đời sau một năm dùng liệu pháp làm sạch phổi. Sau khi ông mất, một trong những tu sĩ đồng nghiệp của ông đã đến thăm tôi để truyền đạt những lời cuối cùng của ông. Bệnh nhân của tôi đã nói rằng, nhờ có liệu pháp mà ông đã được nhận từ tôi, “Tôi thật sự cảm ơn vì đã có thể ra đi một cách nhẹ nhàng, mà không có sự đau đớn khốc liệt như tôi từng phải chịu đựng trong quá khứ”.

Tôi tin rằng kiểu chết thoải mái này là một quyền con người, thậm chí nếu chúng ta không thể chữa trị một căn bệnh, chúng ta nên cho các bệnh nhân có phẩm giá này trong cái chết của họ.

Đa số những người khỏe mạnh tin rằng họ vẫn chưa gặp phải bệnh ung thư. Tuy nhiên, đó không phải là sự thật. Thật ra, mỗi ngày, hàng nghìn các tế bào ung thư có thể phát triển trong cơ thể chúng ta. Các tế bào ung thư này được trừ khử triệt để bởi một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, cho phép chúng ta sống một cách khỏe mạnh mà không trải qua bất kỳ triệu chứng nào của bệnh ung thư.

Do đó, ung thư không biểu hiện trong cơ thể của chúng ta không phải là vì chúng ta đã không được tiếp xúc với nó, mà là vì khả năng miễn dịch của chúng ta vượt qua nó một cách tự nhiên. Ung thư chỉ biểu hiện ra khi các tế bào ung thư đánh bại được hệ thống miễn dịch.

Vì vậy, tôi nói rằng việc tăng cường khả năng miễn dịch thông qua việc làm sạch phổi là liệu pháp để chế ngự bệnh ung thư.

Dr. Seo Hyo-seok. (Courtesy of Dr. Seo)

Tiến sĩ Seo Hyo-seok. (Ảnh của Dr. Seo)

Nguồn: Việt Đại Kỷ Nguyên.

Tiến sĩ Seo Hyo-seok là Viện trưởng tại Viện Đông y Pyunkang Hàn Quốc. Viện Đông y Pyunkang có bảy chi nhánh tại Hàn Quốc, một chi nhánh tại Đại học Stanton ở California, và một chi nhánh ở Atlanta. Tiến sĩ Seo là sinh viên đứng đầu lớp của ông khi còn học ở Đại học Kyung Hee ở Hàn Quốc và sau nhiều năm nghiên cứu, ông đã phát triển các công thức thảo dược Pyunkang-Hwan giúp cải thiện khả năng miễn dịch bằng cách tăng cường chức năng của phổi. Công thức này đã giúp chữa trị hơn 155.000 bệnh nhân mắc phải những tình trạng bệnh khác nhau.

Tìm hiểu thêm tại Pyunkang.com

Email: Dr.Seo@wwdoctor.com