Tiến sĩ David Hawkins là một bác sĩ giỏi nổi tiếng ở Mỹ, bệnh nhân của ông đến từ mọi nơi trên thế giới. Ông cho rằng, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông biết người đó vì sao bị bệnh. Bởi vì nhìn người bệnh ông không bao giờ tìm thấy chữ ‘yêu’, chỉ thấy chữ ‘khổ, hận, phiền muộn’ bao bọc toàn cơ thể họ.
“Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn, tần số rung động thấp hơn 200 sẽ dễ bị bệnh”, ông cho hay. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.
Ông cũng phát hiện ra rằng, những bệnh nhân thường có lối suy nghĩ tiêu cực. Tần số rung động của người trên 200 sẽ không bị bệnh. Ở người bệnh, tần số này thường thấp hơn 200. Tần số rung động của những người như thế nào là thấp hơn 200? Đó là những người hay oán giận, chỉ trích, hận thù người khác, tần số của họ chỉ là 30, 40. Trong lúc trách móc người khác thì người này sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng, vì thế tần số rung động sẽ giảm thấp hơn 200, những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.
Chỉ số rung động cao nhất là 1000, thấp nhất là 1. Ông nói, trong cuộc đời ông từng gặp người có tần số rung động cao nhất là 700, năng lượng trong cơ thể anh ta rất dồi dào. Khi những người này xuất hiện, họ sẽ làm lan tỏa đến từ trường của cả khu vực xung quanh. Lấy ví dụ, như khi bà tu sĩ Trisara lên nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, không khí cả hội trường rất tốt, tần số rung động rất cao, từ trường của bà làm cho cả hội trường đều cảm nhận được năng lượng tràn ngập sự tốt đẹp và ấm áp từ bà.
Khi người có năng lượng cao xuất hiện, từ trường của họ sẽ làm ảnh hưởng cho vạn vật trở lên tốt đẹp hơn. Còn với người có suy nghĩ tiêu cực, họ vừa làm tổn hại chính họ mà còn làm cho từ trường xung quanh cũng bị xấu đi, khiến mọi người cũng tiêu cực như họ.
TS Hawkins nói, ông đã từng làm bệnh án cho hàng triệu người, các chủng loại người khác nhau trên toàn thế giới, tất cả đều cho một đáp án giống nhau. Chỉ cần tần số rung động thấp hơn 200 là người đó sẽ bị bệnh. Trên 200 sẽ không bị bệnh, những suy nghĩ có tần số rung động trên 200 gồm có: quan tâm đến người khác, giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện, bao dung, độ lượng, v.v. Đây đều là những đức tính có tần số rung động rất cao, đạt đến mức 400 – 500.
Ngược lại, người có tính thù hằn, phẫn nộ, hay chỉ trích, trách móc, đố kị, đòi hỏi người khác, luôn tư lợi cá nhân, ích kỷ, không màng đến cảm nhận của người khác sẽ có tần số rung động rất thấp. Tần số rung động thấp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư, tim v.v.
Từ góc độ y học ông cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng cực kì lớn đến sức khỏe con người.
Sau khi nghệ sỹ chơi đàn Violoncelle Sean của Nhật Bản bị bệnh ung thư, ông đã không ngừng chiến đấu với bệnh tật nhưng xem ra tình trạng ngày một nặng hơn. Ông quyết định thay đổi tâm trạng, chuyển sang yêu từng tế bào ung thư trong cơ thể mình. Ông lạc quan với cuộc sống, mọi việc ông đều luôn thấy vui vẻ và biết ơn các tế bào ung thư. Ông thấy cảm giác này rất tuyệt. Sau đó, ông đã quyết định yêu mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả mỗi con người và mỗi sự việc.
Sau một thời gian, toàn bộ các tế bào ung thư đã không còn nữa, đây là kết quả nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. Sau này, ông trở thành bác sĩ trị liệu nổi tiếng tại Nhật Bản. Đây chính là bản chất của cuộc sống: Tình Yêu.
Căn nguyên của tất cả bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu tình yêu thương. Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ‘yêu và được yêu’.
—
Sau khi đọc bài ở: http://chuyengiadinhduong.info/suc-khoe-gia-dinh/phat-hien-dang-kinh-ngac-cua-my-te-bao-ung-thu-so-nhat-la-tinh-yeu-95.html (bài ở trên) mình quyết định tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này và tìm dịch được một bài ngắn gọn. Bản sách tiếng Anh đầy đủ chắc chờ ai rảnh thì phụ mới dịch nổi.
Bài báo tóm tắt ở trên cho ta biết tình yêu có thể chữa lành, nhưng tình yêu được nói đến ở đây là gì? Vui lòng đọc hết cái bài dịch dài ngoằng này để rõ hơn nhé.
Chúc các bạn có một buổi thưởng thức năng lượng tuyệt vời!
—
CÁC MỨC ĐỘ CỦA Ý THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG
Xấu hổ (20) – Cảm thấy tủi nhục – Khốn khổ: Mức độ xấu hổ rất nguy hiểm vì nó gần với cái chết. Chúng ta trốn tránh và ước rằng mình “vô hình” với mọi người. Xấu hổ phá hoại tình cảm và sức khỏe tâm lý, làm cho chúng ta dễ dẫn đến những bệnh về thể lý.
Tội lỗi (30) – Đổ lỗi – Xấu xa: Tội lỗi biểu hiện trong hàng loạt các hình thức hối hận vì những gì mình đã hoặc không làm, tự buộc tội mình, khổ dâm. Trong vô thức, cảm thấy tội lỗi có thể là kết quả của một bệnh tâm thần nào đó. Có xu hướng dễ gặp tai nạn và mong muốn tự tử. Tội lỗi kích động sự giận dữ và biểu hiện của nó thường là sự giết hại.
Thờ ơ/hờ hững (50) – Tuyệt vọng – Không còn gì để cứu chữa: Mức này có đặc trưng là sự đói nghèo, thất vọng, tuyệt vọng. Thế giới và tương lai trông thật ảm đạm. Sự thờ ơ là một trạng thái bất lực, nạn nhân của nó thiếu thốn về mọi mặt. Có thể dẫn đến cái chết thông qua tự tử thụ động.
Đau buồn (75) – Hối tiếc – Bi thảm: Đây là mức độ của nỗi buồn, mất mát và phụ thuộc. Những người ở cấp độ này sống một cuộc đời tiếc nuối lâu dài và trầm cảm. Đây cũng là mức độ của tang tóc, sự mất mát người thân, hối hận về quá khứ. Khi đau buồn, người ta thấy đâu đâu cũng sầu thảm.
Sợ hãi (100) – Sự lo ngại – Ghê sợ: Từ quan điểm của cấp độ này, thế giới sẽ nguy hiểm, đầy dẫy các cạm bẫy và các mối đe dọa. Khi sợ hãi là trung tâm, những sự kiện đáng lo ngại vô tận của thế giới nuốt chửng nó. Sợ hãi có thể ám ảnh và níu kéo ta dưới bất cứ hình thức nào. Sợ hạn chế sự phát triển của cá nhân và có thể dẫn đến ức chế.
Dục vọng (125) – Thèm muốn – Thất vọng: Dục vọng hướng ta đến nỗ lực đạt được mục tiêu hoặc có được phần thưởng. Dục vọng cũng là mức độ của nghiện ngập, nó trở thành sự thèm muốn hơn cả cuộc sống của chính mình. Dục vọng làm cho ta tích lũy và tham lam. Dục vọng đưa bạn trên con đường thành tích.
Giận dữ (150) – Ghét – Đối đầu: Khi một người bước ra khỏi sự thờ ơ và đau buồn, vượt qua sợ hãi như một cách của cuộc sống, họ bắt đầu ham muốn. Dục vọng dẫn đến thất vọng, do đó dẫn đến giận dữ. Giận dữ thể hiện bản thân rõ nhất ở sự oán hận và sự trả thù, do đó không kiên định và nguy hiểm. Giận dữ xuất phát từ sự thất vọng bởi ham muốn. Kết quả thất vọng thổi phồng tầm quan trọng của những ham muốn. Giận dữ dễ dàng dẫn đến hận thù, tác động “xói mòn” lên mọi lĩnh vực của cuộc sống con người.
Kiêu ngạo (175) – Khinh bỉ – Đòi hỏi: Ngược lại ở các mức dưới, đa số cảm thấy tích cực (tốt) khi họ đạt đến mức độ này. Kiêu ngạo là phòng thủ và dễ bị tổn thương bởi vì nó phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài. Kiêu ngạo được thúc đẩy bởi sự ngã mạn tăng cao, rất dễ bị tấn công từ bên ngoài. Do đó nhược điểm của kiêu ngạo là sự ngông cuồng và sự từ chối. Những đặc tính ngăn chặn sự phát triển.
Can đảm (200) – Quả quyết – Có thể làm được: Ở cấp độ 200 này năng lượng đầu tiên xuất hiện. Can đảm là vùng thăm dò, thành tựu, dũng cảm và quyết tâm. Ở các cấp độ thấp hơn thế giới được xem như vô vọng, buồn bã, sợ hãi hay bực bội. Nhưng ở cấp độ của cam đảm, cuộc sống được coi là đầy thú vị, thách thức và kích thích. Ở cấp độ này người ta có khả năng ứng phó và xử lý hiệu quả những cơ hội của cuộc đời đến với họ. Những trở ngại ở những cấp độ phía dưới giống như chất kích thích cho những người phát triển ở cấp độ năng lượng đầu tiên này. Ở các cấp thấp hơn, người ta lấy đi năng lượng nơi mà họ sống; còn ở cấp độ này người ta lấy đi và cho trở lại năng lượng đồng đều như nhau.
(Mức độ ý thức tập thể của nhân loại vẫn ở mức 190 trong nhiều thế kỷ qua, nhưng thật kỳ lạ nó tăng lên mức hiện tại là 207 trong một thập kỷ gần đây.)
Trung lập/trung đạo (250) – Tin cậy – Đạt yêu cầu: Năng lượng rất tích cực khi chúng ta đến mức độ này. Dưới 250, ý thức có cái nhìn phân đôi (nhị nguyên, hai mặt) và cứng nhắc. Cái nhìn trung lập cho chúng ta sự trung tính và không phán xét, thẩm định thực tế vấn đề. Đây là mức độ an toàn. Mọi người ở cấp độ này dễ dàng sống chung an lạc với những người khác vì họ không quan tâm đến xung đột, cạnh tranh hay tội lỗi. Họ cảm thấy thoải mái và tương đối ổn định về cảm xúc. Thái độ của họ thường là không phán xét và không có mong muốn kiểm soát hành vi của người khác.
Sẵn sàng (310) – Lạc quan – Đầy hy vọng: Đây là cấp độ ý thức được xem như cửa ngõ để đến với những cấp độ cao hơn. Ở cấp độ trung lập, công việc được thực hiện đầy đủ; nhưng ở mức độ sẵn sàng công việc được thực hiện tốt và thành công trong đa số. Trưởng thành rất nhanh chóng ở đây. Đây là những người được chọn vì sự tiến bộ. Bên dưới 200, người ta có xu hướng khép chặt mình lại, còn ở 310 này người ta mở rộng lòng mình ra. Ở mức độ này con người rất thân thiện, vì cộng đồng và sự thành công về kinh tế là điều tự nhiên được kéo theo. Những người ở mức độ này đóng góp cho người khác và cho xã hội rất nhiều, họ thật sự hữu ích. Họ sẵn sàng đối mặt với những vấn đề bên trong mình. Họ có năng lực phục hồi từ những khó khăn, nghịch cảnh và học hỏi những kinh nghiệm từ đó, họ cũng biết tự mình sửa sai. Họ buông bỏ được sự kiêu ngạo (175) sẵn sàng nhìn vào khuyết điểm của mình và học hỏi từ những người khác.
Chấp nhận (350) – Tha thứ – Hài hòa: Ở mức độ này một sự biến đổi lớn diễn ra, với sự hiểu biết rằng chính mình là nguyên nhân và tác giả tất cả những trải nghiệm của cuộc đời mình. Những người dưới 200 có xu hướng bất lực và nhìn thấy mình là nạn nhân với lòng thương xót của cuộc đời. Điều này bắt nguồn từ niềm tin rằng hạnh phúc hoặc nguyên nhân của những vấn đề trong cuộc sống là “ở đâu đó ngoài kia”. Ở mức độ chấp nhận, không có gì là ở “ngoài” có khả năng làm cho người ta hạnh phúc, và tình yêu không phải là cái gì được cho hay lấy từ người khác; tất cả được tạo ra từ bên trong. Chấp nhận cho phép chúng ta tham gia cuộc sống theo cách của nó mà không cố gắng làm cho nó phù hợp với một chương trình nào đó. Các các nhân ở cấp độ này không quan tâm đến việc đúng hay sai mà thay vào đó là tìm ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề. Mục tiêu lâu dài được ưu tiên hơn mục tiêu ngắn hạn. Tự giác và làm chủ nổi bật ở mức độ này.
Lẽ phải (400) – Hiểu biết – Đầy ý nghĩa: Thông minh và lý trí được đặt lên hàng đầu. Đây là cấp độ của khoa học, y học; cũng là mức độ phổ biến của việc tăng năng lực tiếp thu, hiểu các khái niệm và sự lĩnh hội tri thức. Kiến thức và giáo dục làm chủ ở đây. Đây là mức độ của những người đoạt giải Nobel, chính khách lớn, thẩm phán tòa án tối cao. Einstein, Freud, và rất nhiều các nhà tư tưởng vĩ đại khác của lịch sử được “định chuẩn” ở đây. Những thiếu sót của mức độ này liên quan đến việc không phân biệt giữa những “biểu tượng” và những gì mà “chúng” đại diện. Lẽ phải tự nó không cung cấp những hướng dẫn đến sự thật. Nó tạo ra một lượng lớn thông tin và tài liệu hướng dẫn nhưng lại thiếu khả năng giải quyết mâu thuẫn trong dữ kiện và kết luận. Chính lẽ phải là một chướng ngại lớn để đạt được mức độ ý thức cao hơn. Vượt qua mức này không phổ biến lắm trong xã hội của chúng ta!
Tình yêu (500) – Lòng tôn kính – Bắt đầu: Tình yêu mà phương tiện truyền thông đại chúng nói đến không phải là tình yêu ở mức độ này. Tình yêu mà xã hội nói đến khi bị thất vọng, nó thường cho thấy sự tức giận và sự phụ thuộc mà nó che đây. Tình yêu đó có thể chuyển sang oán ghét. Tình yêu thật sự không có tồn tại oán ghét. Sự oán ghét chỉ xuất phát từ sự kiêu ngạo (175). Tình yêu ở 500 này là tình yêu vô điều kiện, không thay đổi và vĩnh viễn. Nó không biến động và không ảnh hưởng vào các yếu tố bên ngoài. Yêu là một trạng thái của sự sống. Nó là sự nuôi dưỡng, ủng hộ và tha thứ. Tình yêu không phải là trí tuệ và không xuất phát từ tâm trí. Nó đến từ trái tim. Tình yêu tập trung vào sự tốt đẹp của cuộc sống trong tất cả những biểu hiện của nó và tăng cường điều này bằng sự tích cực. Chỉ có 0,4% dân số thế giới đạt đến mức này của sự tiến hóa ý thức.
Vui sướng/hạnh phúc (540) – Yên lặng/Bình tĩnh – Hoàn thành: Khi tình yêu trở nên nhiều hơn và vô điều kiện hơn, nó bắt đầu sự trải nghiệm như sự vui sướng từ nội tâm. Niềm vui xuất phát từ mỗi khoảnh khắc của sự tồn tại chứ không phải từ nguồn nào khác. 540 là mức độ của sự chữa lành và căn bản của sự tự giúp đỡ tinh thần. Trên 540 là mức độ của các bậc Thánh nhân, và trên nữa là những “thầy chữa”. Một khả năng kiên nhẫn rất lớn và sự bền bỉ của một tinh thần tích cực khi đối diện với nghịch cảnh lâu dài là đặc trưng của mức độ này. Các dấu hiệu của mức độ này là tấm lòng từ bi. Những người ở mức độ này có ảnh hưởng (thu hút) tích cực đối với người khác. Họ có thể nhìn chăm chú rất lâu, và qua ánh nhìn đó trạng thái của tình yêu và hòa bình được lan tỏa. Ở mức độ trên 500 này, người ta thấy thế giới được chiếu sáng bởi vẻ đẹp tinh tế và hoàn hảo của sự sáng tạo. Tất cả mọi thứ diễn ra dễ dàng và đồng bộ.
Hòa bình (600) – Cực lạc (niềm vui viên mãn) – Hoàn hảo: Đây là trạng thái cực kì hiếm, đạt được 1/10.000.000 (mười triệu) người. Khi trạng thái này đạt tới, sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng biến mất và không có điểm nhấn cụ thể của nhận thức. Nhận thức ở mức độ 600 và trên 600 đôi khi được báo cáo là xảy ra trong một chuyển động chậm bị đình chỉ trong không gian và thời gian – không có gì cố định, tất cả vẫn rất sống động và rực rỡ. Mặc dù thế giới này người ta nhìn thấy nó liên tục chảy, phát triển trong một điệu nhảy tiến hóa tinh xảo. Những tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc được hiệu chỉnh ở giữa 600 và 700 có thể đưa chúng ta tạm thời đến các cấp độ cao hơn của ý thức và được công nhận là một nguồn truyền cảm hứng vô tận.
Giác ngộ (700 – 1000) – Không thể dạy thêm được nữa – Là chính nó: Đây là mức độ của các bậc thầy vĩ đại trong lịch sử, là mẫu mực của tinh thần mà vô số người theo đuổi ở bất kì tuổi nào. Đây là mức độ của nguồn cảm hứng mạnh mẽ. Thu hút và ảnh hưởng đến nhân loại. Đây là đỉnh cao ý thức tiến hóa trong cõi người. Ở cấp độ này không còn sự gắn buộc vào cơ thể vật lý là “tôi” này, và do đó sự sống chết, số mạng của nó cũng không đáng quan tâm. Cơ thể là công cụ của ý thức thông qua sự can thiệp của tâm trí. Giá trị chính của nó là giao tiếp. Đây là mức độ “bất nhị” (không hai/không phân biệt ta người), hoặc sự hợp nhất đã hoàn tất. Mức độ này đại diện của nó là những bậc thầy vĩ đại mà chúng ta công nhận: Krishna, Buddha và Jesus Christ,..
* Những sự thật thú vị:
– Các khái niệm và lý thuyết đằng sau những thí nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian 20 năm sử dụng một loạt các thử nghiệm Kinesiology (thử nghiệm đo năng lượng – vui lòng tìm hiểu thêm để rõ hơn) và các bài kiểm tra.
– Kinesiology cho kết quả chính xác 100% ở mọi lúc. Nó sẽ luôn cho thấy câu trả lời có, không, đúng, sai.
– Những sai lầm dẫn đến những phản ứng yếu ớt.
– Thông qua thử nghiệm người ta biết ai đó có đang nói thật hay không.
– Một mẫu hình mạnh mẽ được kết hợp với sức khỏe tốt, mẫu hình yếu đuối kết hợp với bệnh tật. Từng suy nghĩ, lời nói, hành động, cảm xúc sẽ là mô hình này hay mô hình kia. Mọi khoảnh khắc trong ngày của mình, chúng ta chọn một trong hai hướng: sức khỏe hoặc bệnh tật.
– Ý thức tập thể: Những thí nghiệm tiết lộ cho chúng ta biết rằng có một sức mạnh rất cao kết nối mọi thứ và tất cả mọi người. Nó cho thấy rằng sự thật luôn được biểu hiện dù tâm trí ta không có ý thức về nó. Thông qua các bài kiểm tra mọi người nhận ra được sự thật về những điều thậm chí họ không nhận thức được nó tồn tại.
– Mọi hiệu chỉnh ở mức độ từ thấp đến cao bao gồm sách, thực phẩm, nước uống, quần áo, người, động vật, các tòa nhà, xe hơi, phim ảnh, thể thao, âm nhạc,…
– Rất nhiều âm nhạc ngày nay có mức hiệu chỉnh dưới 200. Do đó dẫn đến những hành vi liên quan với mức năng lượng thấp hơn của ý thức.
– Hầu hết bộ phim sẽ làm suy yếu người xem chúng bằng cách đưa các mức năng lượng của mình xuống dưới 200 của ý thức.
– 85% nhân loại hiệu chỉnh dưới mức 200.
– Trung bình chung của ý thức nhân loại ở mức 207.
– Ý thức của con người được treo lủng lẳng dưới mức 200 (190) từ nhiều thế kỷ trước và đột nhiên nó tăng đến mức hiện tại (207) vào giữa năm 1980. Đối với thế giới, duy trì ở mức dưới 200 trong một thời gian dài sẽ gây ra sự mất cân bằng lớn và dẫn đến sự hủy diệt của toàn nhân loại.
– Sức mạnh của vài cá nhân ở đầu đối trọng với sự yếu kém của quần chúng:
1 cá nhân ở mức 300 (ba trăm) đối trọng với 90.000 (chín mươi ngàn) cá nhân dưới mức 200.
1 cá nhân ở mức 400 (bốn trăm) đối trọng với 400.000 (bốn trăm ngàn) cá nhân dưới mức 200.
1 cá nhân ở mức 500 (năm trăm) đối trọng với 750.000 (bảy trăm năm mươi ngàn) cá nhân dưới mức 200.
1 cá nhân ở mức 600 (sáu trăm) đối trọng với 10.000.000 (mười triệu) cá nhân dưới mức 200.
1 cá nhân ở mức 700 (bảy trăm) đối trọng với 70.000.000 (bảy mươi triệu) cá nhân dưới mức 200.
12 cá nhân ở mức 700 sẽ bằng 1 cá nhân như Krishna, Buddha hay Jesus Christ,..
– Khi ý thức của một cá nhân nào giảm xuống 200 tại bất kì thời điểm nào, họ sẽ mất đi sức mạnh và do đó phát triển yếu ớt và dễ bị môi trường sống xung quanh thao túng/ảnh hưởng xấu.
Đài Bắc có một người kinh doanh bất động sản, thời trai trẻ nhờ sự khôn khéo nổi tiếng trong nghề. Ông lúc đó, tuy rất có đầu óc mua bán, làm việc cũng thành thục giỏi giang, nhưng đã lăn lộn nhiều năm, sự nghiệp không những không có khởi sắc, sau cùng còn bị tuyên bố phá sản.
Trong khoảng thời gian đau buồn đó, ông không ngừng phản tỉnh nguyên nhân thất bại của mình, nhưng dù có nghĩ đến nát óc cũng không tìm được câu trả lời.
Luận về tài trí, luận về chuyên cần, luận về mưu kế, ông vốn không hề thua kém ai, tại sao người khác lại thành công, còn ông thì cách thành công mỗi lúc một xa? Trong lúc tâm trạng chán nản, ông đi ra đường phố lang thang vô định, đi ngang qua một quầy bán báo, liền mua lấy một tờ báo tùy tiện lật xem.
Đang đọc đang đọc, trước mắt ông bỗng sáng rực lên, một đoạn thoại trên trang báo như ánh chớp vụ sáng trong trí óc ông. Về sau, ông đã lấy 10 nghìn tệ làm tiền vốn bước vào thương trường lần nữa.
Lần này, việc làm ăn của ông giống như được thi triển ma thuật, từ cửa hàng tạp nhạp đến hãng xi măng, từ người chủ thầu đến người chủ kinh doanh bất động sản, trong suốt chặng đường đều thuận buồm xuôi gió, người ở chốn thương trường lần lượt tìm đến làm ăn hợp tác với ông. Chỉ trong mấy năm ngắn ngủi, tài sản của ông đã lên tới mức khổng lồ, trở thành kỳ tích trong giới thương nghiệp.
Có rất nhiều kí giả hỏi ông bí quyết ông chỉ tiết lộ 4 chữ: “chỉ lấy 6 phần”.
Lại thêm mấy năm, tài sản của ông như cục tuyết lăn xuống dốc, càng lăn càng phình to ra.
Một lần, ông đến diễn thuyết ở một trường đại học, lúc này không ngừng có sinh viên đưa ra câu hỏi, hỏi ông từ mười nghìn biến thành chục tỷ rốt cuộc có bí quyết gì. Ông cười trả lời rằng, bởi vì tôi mãi kiên trì lấy bớt hai phần. Đám sinh viên nghe xong như rơi vào trong đám mây mù.
Nhìn thấy ánh mắt khát mong được thành công của đám sinh viên, cuối cùng ông đã kể ra câu chuyện trước đây. Ông nói, năm đó ở ngoài đường ông đọc được bài viết phỏng vấn một doanh nhân thành đạt trong giới thương nghiệp, sau khi đọc xong ông vô cùng chấn động.
Ký giả hỏi vị doanh nhân thành đạt đó: “Bố ông rốt cuộc đã dạy ông bí quyết kiếm tiền thế nào vậy?”. Ông trả lời rằng: “Bố tôi vốn chưa từng dạy tôi cách kiếm tiền, mà chỉ dạy tôi một vài đạo lý đối nhân xử thế”.Vị ký giả không tin.
Vị doanh nhân thành đạt lại nói: “Bố tôi từng căn dặn, con hợp tác với người khác, nếu như con lấy bảy phần hợp lý, tám phần cũng được, thế thì nhà chúng ta chỉ lấy sáu phần là được rồi”.
Nói đến đây, ông xúc động nói, đoạn phỏng vấn này tôi đã xem không dưới một trăm lần, sau cùng đã hiểu được một đạo lý:
Cảnh giới làm người cao nhất là phúc hậu, vậy nên cảnh giới cao nhất của thông minh cũng là phúc hậu.
Nghĩ kỹ một chút thì biết được ngay, nếu như luôn để người khác kiếm được nhiều hơn hai phần, mỗi người đều biết hợp tác với anh ta sẽ có được lợi thế, vậy nên sẽ có càng nhiều người nguyện ý hợp tác với anh ta.
Như vậy thứ nhất, tuy anh ta chỉ có thể lấy 6 phần, nhưng lại có nhiều hơn trăm mối làm ăn, còn nếu như lấy 8 phần, trăm mối làm ăn sẽ chỉ còn lại năm. Rốt cuộc bên nào lời hơn đây? Bí quyết chính là ở chỗ đó.
Sai lầm lớn nhất mà tôi phạm phải lúc đầu chính là quá tinh ranh, luôn nghĩ đủ cách để kiếm thêm tiền trên người đối phương, cho rằng kiếm được càng nhiều, thì càng thành công, kết quả là, trước mắt thì kiếm được nhiều, nhưng lại thua mất tương lai.
Sau khi buổi diễn giảng kết thúc, ông từ trong ví lấy ra một tờ báo đã ngả vàng, chính là tờ báo đưa tin về vị doanh nhân thành đạt đó, nhiều năm nay, ông luôn cất giữ cẩn thận. Ở khoảng trắng của tờ báo, có một hàng chữ viết bằng bút lông: 7 phần hợp lý, 8 phần cũng được, thế thì tôi chỉ lấy 6 phần.
Thắng nhỏ nhờ vào trí tuệ, thắng lớn nhờ vào phúc đức, chỉ cần tích lũy đều đặn, khí thế sẽ tựa cầu vồng. Chỉ lo chạy theo lợi nhuận, đó là hành vi của kẻ tầm thường; hiểu được chia sẻ lợi nhuận, ấy là nghĩa lớn của người siêu thường.
Đời người trăm năm, vốn không thể hưởng trọn hết thảy vinh hoa của thế gian; ban ơn cho người khác, có thể nhận được càng nhiều tình cảm chân thành của nhân gian.
Khi ta mang đến phúc lành cho người khác, trên thực tế là đang trải rộng con đường cho chính bản thân mình! Người mà phúc hậu, con đường nhân sinh khi nào cũng rất rộng rất dài ….
Một tảng đá bình thường tựa như không đáng nổi một đồng lại có thể bán được với các loại giá khác nhau. Câu chuyện thú vị này thực sự sẽ truyền cảm hứng cho mỗi chúng ta.
Một ngày nọ, tiểu hòa thượng chạy tới thỉnh giáo lão hòa thượng: “Sư phụ, đời người ta có giá trị lớn như thế nào?”
Lão hòa thượng nói: “Ngươi hãy ra sau hoa viên, dọn sạch một tảng đá, sau đó đem ra chợ bán. Nếu có người hỏi giá, ngươi không cần phải nói gì, chỉ cần chìa hai ngón tay ra. Nếu người ta trả giá, thì ngươi cũng không cần bán, cứ ôm đá về. Sư phụ sẽ nói cho ngươi biết, giá trị nhân sinh lớn như thế nào!”
Trong chợ người đến người đi, mọi người rất tò mò, có một bà chủ đi tới hỏi: “Tảng đá này bán bao nhiêu tiền?”. Tiểu hòa thượng không nói gì, chỉ giơ hai ngón tay ra.
Bà chủ nói: “Là 2 đồng?”. Hòa thượng lắc đầu, bà chủ kia lại nói: “Như vậy là 20 đồng? Được rồi, được rồi! Ta sẽ mua về để nén dưa muối”.
Tiểu hòa thượng nghe thấy thế thì thầm nghĩ: “Ôi, tảng đá không đáng một đồng này lại có người bỏ ra 20 đồng để mua! Chúng ta trên núi còn có rất nhiều!”.
Sau đó, nghe lời dặn của sư phụ, tiểu hòa thượng vẫn không bán, hớn hở ôm đá chạy về gặp sư phụ:
“Sư phụ, hôm nay có một vị thí chủ nguyện ý bỏ ra 20 đồng để mua tảng đá. Sư phụ, ngài bây giờ có thể nói cho con biết, đời người ta có giá trị lớn như thế nào đi!”.
Thiền sư nói: “Không vội, ngươi sáng mai hãy đem tảng đá kia đến nhà bảo tàng, nếu có người hỏi giá, ngươi cứ như cũ giơ 2 ngón tay ra. Nếu người ta trả giá, ngươi vẫn không bán, tiếp tục ôm đá về, chúng ta sẽ bàn tiếp”.
Sáng sớm ngày hôm sau, ở trong viện bảo tàng, một đám người tò mò vây lại xem, xì xào bàn tán:
“Một khối đá bình thường như thế này, có giá trị gì đâu mà đem vào viện bảo tàng chứ?”.
“Nếu tảng đá này được bày biện trong viện bảo tàng, thì nó nhất định có giá trị, chỉ là chúng ta không biết mà thôi”.
Lúc này, có một người từ trong đám đông đi tới, lớn tiếng nói với tiểu hòa thượng:
“Tiểu hòa thượng, tảng đá này giá bao nhiêu tiền vậy?”. Tiểu hòa thượng không nói gì, chỉ giơ hai ngón tay ra.
Người kia nói: “200 đồng?”. Tiểu hòa thượng lắc đầu, người kia lại nói: “Vậy thì 2.000 đồng đi. Tôi muốn mua nó để điêu khắc một pho tượng Phật”.
Tiểu hòa thượng nghe đến đó, lùi lại một bước, vô cùng kinh ngạc. Cậu vẫn theo lời dặn của sư phụ, không bán và ôm tảng đá kia về núi:
“Sư phụ, hôm nay có người muốn bỏ ra 2.000 đồng để mua tảng đá kia. Bây giờ thì ngài nói cho con biết, giá trị của đời người lớn nhất là gì đi!”.
Lão hòa thượng cười nói: “Ngươi ngày mai hãy đem tảng đá kia đến tiệm đồ cổ, vẫn giống như cũ, có người trả giá thì hãy đem nó về. Lúc đó, sư phụ nhất định sẽ nói cho ngươi biết, đời người giá trị như thế nào”.
Ngày thứ ba, tiểu hòa thượng lại ôm tảng đá kia đi tới một cửa hàng đồ cổ, vẫn giống như trước, một số người vây lại xem, rồi bàn tán: “Đây là đá gì? Khai quật ở đâu vậy? Có từ triều đại nào? Là dùng để làm gì đây?”.
Cuối cùng có một người tới hỏi giá: “Tiểu hòa thượng, tảng đá này bán bao nhiêu tiền?”.
Tiểu hòa thượng vẫn như cũ, im lặng không nói, chỉ giơ hai ngón tay lên.
“2.000 đồng?”. Tiểu hòa thượng nghe vậy thì trố mắt, há hốc mồm, kinh ngạc thốt lên: “Hả?”.
Vị khách kia nghĩ là mình trả giá quá thấp, đã chọc tức tiểu hòa thượng, lập tức chữa lời: “À không! Không! Tôi nói nhầm, tôi sẽ trả cho cậu 20 vạn tiền”.
“20 vạn”. Tiểu hòa thượng nghe đến đó, lập tức ôm lấy tảng đá, chạy vội về núi gặp sư phụ. Vừa tới nơi, cậu thở hổn hển nói: “Sư phụ, sư phụ, bây giờ chúng ta có thể phát đạt rồi. Hôm nay có thí chủ trả giá 20 vạn tiền để mua tảng đá này! Giờ thì ngài nói cho con biết, giá trị lớn nhất của đời người là gì đi!”.
Lão hòa thượng xoa đầu tiểu hòa thượng, từ bi nói:
“Tiểu tử à, cuộc đời ngươi có giá trị lớn ngần nào, cũng giống như tảng đá kia vậy. Nếu ngươi đem mình ra chợ bán, ngươi chỉ có giá 20 đồng; nếu ngươi đem mình vào trong viện bảo tàng, ngươi liền có giá trị 2.000 đồng; nếu ngươi đem mình đặt ở tiệm đồ cổ, người có giá 20 vạn đồng! Nền tảng khác nhau, sẽ đặt định vị trí khác nhau, giá trị nhân sinh cũng sẽ vì đó mà hoàn toàn khác biệt!”
Câu chuyện này liệu có khiến bạn suy nghĩ về chính mình và tự hỏi, cuộc đời mình đang được đặt ở vị trí nào đây?
Bạn đã sẵn sàng đem cuộc đời mình bày biện ở phòng đấu giá nào chưa? Hay bạn muốn tìm một vũ đài như thế nào để cho bản thân mình phát triển?
Không sợ người khác coi thường, chỉ sợ bạn coi thường chính mình. Ai nói bạn không có giá trị? Trừ phi bạn đem mình giống như tảng đá kia, đặt trong đám bùn lầy. Không bất kỳ ai có thể quyết định cuộc đời của bạn sẽ ra sao. Bạn lựa chọn con đường như thế nào, thì bạn chính là quyết định cuộc đời mình như vậy.
Vì sao một ông chủ liên tiếp gặp khó khăn, cũng sẽ không dễ dàng buông xuôi, nhưng một công nhân hễ việc không thuận liền muốn bỏ việc. Vì sao một đôi vợ chồng liên tục cãi nhau, liên tục mẫu thuẫn, cũng sẽ không dễ dàng ly hôn; nhưng một đôi tình nhân bình thường hễ gặp một chuyện nhỏ lại có thể nhanh chóng đường ai nấy đi.
Nói cho cùng, bạn đang gặp một sự tình gì, trong một mối quan hệ đã được đầu tư nhiều hay ít bao nhiêu; sẽ quyết định bạn có thể chịu đựng bao nhiêu áp lực, có thể đạt được bao nhiêu thành công, có thể trụ vững bao lâu thời gian.
Người ta nói: Vĩ nhân, đại đa số là người có sức chịu đựng lớn vô cùng. Vì sao vậy?
Người bình thường không chịu nổi ủy khuất, cần phải được người khác động viên an ủi. Người bình thường đối với chuyện bất bình thì như muốn trút hết lòng tức giận, họ cần một bờ vai để khẽ dựa vào.
Còn bạn, hãy cố gắng làm được: Gặp bất cứ chuyện gì cũng sẽ mỉm cười, nhẹ nhàng bỏ qua, hơn nữa hãy làm một bờ vai để người khác dựa vào.
Hiếu Trang Hoàng Thái hậu từng nói với vua Khang Hi: “Tôn nhi, nước Đại Thanh mối nguy cơ không phải là thiên quân vạn mã ở bên ngoài. Mà nguy nan lớn nhất, chính là ở cái tâm của ngươi”.
Còn có đệ tử hỏi lão hòa thượng: “Sư phụ, ngài có lúc lại đánh người mắng người, nhưng có lúc lại nho nhã lễ độ với người khác. Điều này là vì sao vậy?”.
Sư phụ nói:
“Đối với người thượng đẳng lòng dạ ngay thẳng, thì có thể đánh có thể mắng, lấy chân diện mà đối đãi. Đối với người trung đẳng thì cần dùng phép ẩn dụ, cần giảng đúng mực, bởi hắn chịu không nổi trách mắng; Đối với người hạ đẳng thì cần mặt mỉm cười, hai tay hợp thập, bởi hắn rất yếu ớt, tầm mắt eo hẹp, chỉ nên dùng lễ tiết thế tục mà đối đãi.
Ngươi chịu được loại ủy khuất nào, thì sẽ quyết định ngươi trở thành loại người nào”.
Một người không biết bơi, cho dù có thay đổi bể bơi cũng không giải quyết được vấn đề;
Một người không biết làm việc, cho dù có thay đổi công việc thì cũng không giải quyết được năng lực của mình;
Một người không hiểu gì về tình yêu, thì có thay đổi bạn trai bạn gái cũng không giải quyết được điều gì;
Một người không biết trân quý gia đình, thì có đổi vợ đổi chồng vẫn vậy;
Một ông chủ không hiểu biết, tuyệt đối sẽ không kéo dài thành công.
Bản thân chúng ta là nguồn gốc của tất cả, vậy nên muốn thay đổi hết thảy, đầu tiên phải thay đổi chính mình!
Kỳ thực, dù yêu dù ghét, đều là chính bạn. Bạn thay đổi, thì hết thảy đều sẽ thay đổi.
Thế giới của bạn là do bạn sáng tạo ra; những gì của bạn hết thảy đều là do bạn sáng tạo ra.
Bạn là ánh mặt trời, thì thế giới của bạn sẽ tràn ngập ánh mặt trời ấm áp;
Bạn biết yêu thương, cuộc sống của bạn liền ngập tràn tình yêu thương và hạnh phúc.
Bạn nếu mỗi ngày đều phàn nàn, oán hận, soi xét, chỉ trích… thì cuộc sống của bạn sẽ tựa như trong địa ngục.
Một niệm lên Thiên đường, một niệm xuống Địa ngục. Trong lòng bạn đang như thế nào, thì cuộc sống của bạn chính là như vậy!
“Einstein nói: “Những người có khối óc vĩ đại luôn phải đối mặt với những chỉ trích kịch liệt từ những kẻ mang đầu óc tầm thường.”
Người có khối óc vĩ đại là người dám ước mơ và hành động để biến những ước mơ thành hiện thực, họ làm điều tốt cho người khác (dù không quen) chứ không chỉ là cho bản thân họ, gia đình họ như người tầm thường. Họ dám khác biệt, dám bước ra khỏi số đông đang lầm lũi từng ngày trong những niềm mơ vụn vặt, hẹp hòi (bằng cấp, nhà xe, địa vị, danh tiếng, rượu ngon….).
Những kẻ có khối óc nhỏ nhoi tự giam cầm mình trong những lo lắng. Họ đinh ninh rằng, nếu ta thành công, ta sẽ lấy mất đi phần của họ. Họ nào chịu mở to con mắt ra để thấy rằng vũ trụ này ắp đầy thịnh vượng, ai ai cũng có quyền hưởng lấy.
Nói cho cùng, vết hằn sâu nhất trong tim óc của những kẻ tầm thường là nỗi sợ về chính họ. Họ sợ họ sẽ chẳng thể nào làm được điều gì lớn lao như ta sẽ làm. Mang nỗi sợ ấy trong lòng, họ sẽ tìm đường trút hết mọi thất vọng, cay cú bằng những lời công kích, gièm pha, soi mói, nhạo cười, chỉ trích những gì ta đang làm, đơn giản là ta làm không giống họ, suy nghĩ không giống họ.
Những người có đầu óc lớn thường không bận lòng với những tiếng vo ve của thiên hạ. Họ không hoài công giải thích những điều lớn lao hay những điều họ làm cho những kẻ tầm thường, non nớt. Mãi mãi họ không hiểu hoặc sẽ mỉa mai “vâng tôi tầm thường thế đấy, nhưng mà anh đã x, y, z, lẽ ra anh phải a, b, c”, họ luôn muốn người khác thay đổi (theo ý họ) để họ vui. Mà lẽ ra, muốn tìm niềm vui thì người phải thay đổi là chính họ.
Chừng nào ta còn bận lòng với những gì người khác nghĩ về mình, thì ta vẫn còn giao trọn đời mình vào tay kẻ khác”.
(*) Trích từ sách “Shut up, Stop whining, Start living” của Larry Winget, người dịch: Nguyễn Thế Tuấn Anh, các bạn tìm mua ở các nhà sách nhé.
1. Chuyện cá nhân, dự định, công việc, học hành… của mình, âm thầm làm cho tốt. Không chia sẻ ai kể cả người thân trong gia đình (trừ người có tư duy tích cực hoặc rất kinh nghiệm trong lĩnh vực đó). Ví dụ khi khởi nghiệp. Không nên nói với vợ chồng cha mẹ, những người làm nông hoặc làm công ăn lương, họ sẽ vì thương mình mà ngăn cản ngay vì sợ thất bại. Hoặc khuyên trớt quớt vì họ có kinh nghiệm bao giờ. Nhưng họ sẽ “tích cực khuyên” theo cái họ xem trên tivi. Khuyên khôngđược là “cản” để thể hiện quyền lực hoặc sự bất lực.
Đi du học cũng vậy, chỉ chia sẻ với người từng đi du học, từng đi đây đi đó…vì nếu chia sẻ với người chưa từng đi đâu xa, họ sẽ khuyên là đừng đi, tiền đâu đi, học bổng khó lắm, đi không được đâu, vừa học vừa làm thì cực khổ lắm, hoặc coi chừng xả súng, khủng bố…theo tầm hiểu biết nhỏ nhoi của họ.
Muốn làm gì thì suy nghĩ kỹ rồi làm, không để ai can thiệp. Mình sai mình chịu. Mình đúng mình hưởng.
2. Chuyện của người khác, dù là của vợ/chồng, cha mẹ, con cái, anh em, đồng nghiệp, bạn bè…., họ không cho mình biết thì có nghĩa là mình không nên biết. Biết sẽ khổ. Việc tò mò theo dõi tin nhắn, điện thoại, fb, email, hỏi người này người kia…để tìm ra sự thật sẽ khiến mối quan hệ không còn tốt nữa. Tin tưởng thì sống chung, làm chung. Không tin thì ngay lập tức ngưng quan hệ hay hợp tác, dù sẽ khó chịu lúc đầu những sẽ thoải mái về sau. Không cố đấm ăn xôi hay cả nể hay sĩ diện. Không nên chia sẻ thông tin cá nhân để sự tò mò của người khác không có cơ hội trỗi dậy.
Tư duy cảm tính sẽ khó làm nên nghiệp lớn. Yêu hay ghét không ảnh hưởng đến sự việc. Yêu sẽ khiến mù quáng, dễ dẫn đến thất vọng. Còn ghét thì càng không vì “ghét ai tức là tự mình uống thuốc độc rồi mong người ta chết”. Tư duy làm tốt là tư duy LOGIC, việc gì đúng, việc gì sai, what’right, what’wrong và HẾT.
3. Trời đất mênh mông, vũ trụ vô ngần, chưa ai có thể hiểu hết được hệ mặt trời huống hồ gì cả thiên hà hàng tỷ mặt trời như thế. Chỉ biết là mỗi người có số phận, phúc phần….do họ tự tạo ra và gửi vào ngân hàng vũ trụ, người xưa nói là “trời cao có mắt” với người tốt và “lưới trời lồng lộng” với người xấu. Còn người không tốt không xấu thì có sao hưởng vậy.
Cứ làm tốt, giúp người, tâm sáng, nghĩ tốt, nghĩ tích cực, chia sẻ của cải và kiến thức cho người khác….thì may mắn sẽ tự tìm đến vào lúc mình không ngờ nhất. Còn không phải cầu xin hay cúng bái, vì nếu cái đó mà đúng, thì các bộ lạc châu Phi đã văn minh thịnh vượng hơn Âu Mỹ nhiều. Cầu xin là thụ động, thực tế là ai cũng xin và ai cũng mong cả, nhưng chẳng mấy ai được.
Những người CÓ thì lại là những người LÀM. Số phận trong tay mình. Đứng dậy và im lặng làm, thì sẽ có.
Mời đọc một bài hay, thuộc loại“ Cổ Học Tinh Hoa !”
Ở đời, mọi chuyện nhiều lúc sẽ không diễn ra theo đúng ý nguyện của con người. Việc tưởng rằng có lợi có khi lại thành vô ích. Đọc“10 điều vô ích” dưới đây, chúng ta sẽ rõ nguyên do.
Lâm Tắc Từ(1785– 1850) là một trọng thần của triều Thanh. Ông nổi tiếng là người liêm khiết, có dũng khí. Lúc 54 tuổi, Tắc Từ viết ra 10 câu cách ngôn, sau hàng trăm năm vẫn khiến người đời tấm tắc khen ngợi.
Lâm Tắc Từ đã lấy những điều mà con người thường cho là hữu ích, lần lượt xem xét, phân định để chỉ ra vì sao chúng lại trở nên vô nghĩa.“10 vô ích” này vừa là tiêu chuẩn tu dưỡng của Lâm Tắc Từ, và cũng là nguyên tắc giáo dục con cái của ông.
1. Tâm còn bất thiện, phong thủy vô ích
“Tồn tâm bất thiện, phong thủy vô ích”.
Sách“Đại học” có viết:“Cái đạo của việc học làm những việc quốc gia đại sự là làm rạng rỡ cái đức sáng của mình, là làm cho dân thay đổi tốt lên, là đạt đến và dừng ở nơi chí thiện”.
Nếu trong lòng còn có điều bất thiện, làm trái với thiên đạo, rõ ràng là tự chuốc lấy diệt vong.“Phong thủy vô ích” là nói nếu là người bất thiện, làm nhiều việc bất nghĩa, thì người đó không những mắc tội làm hổ thẹn tổ tông mà còn làm tổn hại đến con cháu.
Người ta cũng thường cho rằng chọn được phong thuỷ tốt, mảnh đất đẹp là có thể dưỡng được phúc khí, tài lộc cho con cháu đời đời. Thế nhưng, cái gốc của phong thuỷ không phải ở long mạch hay huyệt mộ mà chính ở lòng người. Tâm tốt thì dẫu ở vào nơi hiểm địa cũng gặp dữ hoá lành, chuyển hoạ thành phúc.
2. Bất hiếu cha mẹ, thờ Thần vô ích
“Bất hiếu phụ mẫu, phụng thần vô ích”.
Sách“Luận ngữ” có viết:“Hiếu đễ là cái gốc làm người”. Trăm đức hạnh thì hiếu đứng đầu. Một người dù có được thành tựu vĩ đại như thế nào, trên đầu đội bao nhiêu vòng nguyệt quế đi nữa, nếu bất hiếu với cha mẹ, thì tất cả vinh quang kia đều trở nên vô nghĩa. Nếu bất hiếu với cha mẹ, cho dù có thành kính, kính cẩn với Thần như thế nào chăng nữa, tất cả đều là giả dối cả.
3. Anh em bất hòa, bạn bè vô ích
“Huynh đệ bất hòa, giao hữu vô ích”.
“Kinh Thi” có viết:“Người khắp thiên hạ không bằng tình anh em”. Trong gia đình, cha mẹ là gốc rễ, anh em là cành lá. Chỉ có anh chị em dìu dắt giúp đỡ nhau, thì gia nghiệp mới hưng thịnh. Anh chị em mà còn không thể hòa thuận với nhau thì nói gì đến kết giao bạn bè, bằng hữu.
Rất nhiều người ra ngoài tiếp đãi bạn bè, rất mực lịch sự lễ độ, chân thành thẳng thắn, nhưng đối với anh chị em trong nhà thì khó mà thổ lộ hết lòng, thậm chí còn lời qua tiếng lại với nhau, thật đúng là hành vi đảo lộn, đạo nghĩa xa rời cả.
4. Hành vi bất chính, đọc sách vô ích
“Hành chỉ bất đoan, độc thư vô ích”.
Khổng Tử nói:“Người xưa học vì mình, người nay học vì người”. Ý nói người xưa đi học là vì chính bản thân mình, ngày nay người ta lại đi học là vì người khác.
Học vì người khác tức là muốn được người khác ghi nhận, đánh giá, hành vi nông nổi, thiển cận, a dua. Còn học vì mình thì học tập, tu dưỡng, tích lũy năng lực, trong thì tu nhân đức, ngoài thì tu lễ nghĩa.
Nói một cách đơn giản, học là tu thân, làm điều chân chính. Nếu học cả bồ sách Thánh hiền, mà chỉ là để khoe khoang bản thân, hành vi bất chính, có thể nói là đọc sách vô ích.
5. Làm việc ngang bướng, thông minh vô ích
“Tác sự quai trương, thông minh vô ích”.
Khổng Tử dạy học trò chuẩn mực hành xử chính đáng là:“Học trò ở nhà thì hiếu đễ, ra ngoài thì cung kính, cẩn thận, gần gũi với những người nhân đức, yêu thương tất cả mọi người, làm được như vậy mà còn dư sức thì lúc đó mới bắt đầu học văn hóa”.
“Làm việc ngang bướng” là nói người hành xử bất chấp tình lý, cố chấp, làm gì cũng tỏ ra hơn người. Người thích mị dân lấy lòng người khác, rắp tâm bất lương, thì cái thông minh tài hoa của họ cũng bị người khác lợi dụng, trở thành công cụ làm việc ác.
6. Lòng dạ cao ngạo, học rộng vô ích
“Tâm cao khí ngạo, bác học vô ích”.
Tự mãn chuốc lấy tổn hại, khiêm tốn được nhiều lợi ích. Cái đạo người quân tử khiêm nhu, xưa nay vẫn được người đời tán thưởng.
Đọc sách học rộng để làm gì? Để thông hiểu cổ kim, để tung hoành ngang dọc, biết đóng biết mở, có đầu có đuôi, là để tu thân dưỡng tính mà thôi. Người càng có học thức thâm sâu, càng là người khiêm tốn.
Nếu lấy học rộng để khoe khoang, tự cao tự đại, hùng hổ ép người, thì chỉ có thể nói là vẫn chưa lĩnh hội được cảnh giới cao nhất của việc học của cổ nhân.
7. Thời vận không còn, cố cầu vô ích
“Thời vận bất tế, vọng cầu vô ích”.
“Vào bước đường cùng thì tự mình làm tốt thân mình, khi hiển đạt thì giúp cho cả thiên hạ được tốt”. Đường cùng tức là thời vận không còn. Thời vận cũng là một sức mạnh, khi hết thời vận thì chú ý tăng cường tu dưỡng tâm tính bản thân, nâng cao sức mạnh bản thân, thì thời cơ sẽ tự đến.
“Cố cầu” là truy cầu bừa bãi, cố gắng truy cầu thời cơ vốn không thuộc về bản thân mình, trái lại, nên tự truy cầu bản thân, vì lúc này dù cho có được cơ hội thì cũng sẽ mất đi rất nhanh.
8. Lấy bừa của người, bố thí vô ích
“Vọng thủ nhân tài, bố thí vô ích”.
Khổng Tử nói:“Bất nghĩa mà giàu và sang, đối với ta như phù vân. Người quân tử quý của cải, để có được của cải phải thuận theo đạo”. Lấy bừa của cải của người khác là bất nghĩa. Không có công lao mà nhận lộc, vơ đầy túi tham, tiện tay dắt dê, đều là hành vi bất nghĩa.
Lấy bừa của người, rồi đi bố thí, nói theo cách mĩ miều là mượn hoa dâng Phật, thì thực ra chỉ là giả thiện. Chi bằng dựa vào sức của đôi bàn tay, cần cù, ra sức lao động, bố thí bởi thiện tâm, như thế mới có thể yên lòng, đạt lý.
9. Không giữ nguyên khí, thuốc men vô ích
“Bất tích nguyên khí, y dược vô ích”.
Mạnh Tử nói:“Ta giỏi dưỡng cái khí lớn lao của ta”. Nguyên khí là trạng thái nội tâm tinh thần phong phú, chính khí tràn trề, là cội nguồn hăng hái vươn lên, tích cực tiến thủ của con người.
Người không giữ gìn nguyên khí, thì hành động là cái vũ dũng của kẻ thất phu, cho rằng mình sức mạnh vô tận, nhưng lại luôn bị những ngoại lực làm cho nguyên khí tổn thương lớn.
Khi nguyên khí bị tổn thương nhiều, thì gửi gắm hy vọng vào thuốc thần tiên cứu chữa. Chữa được ngọn chứ không chữa được gốc, chữa được nhất thời chứ không chữa được cả đời.
10. Dâm ác phóng túng, âm đức vô ích
“Dâm ác tứ dục, âm đức vô ích”.
“Âm đức”, ý là tích âm đức, tích việc thiện nhỏ mà trở thành công đức lớn, phòng tránh việc ác nhỏ để tránh tổn hao công đức.
Nếu cuộc sống phóng túng xa xỉ, hoang dâm vô độ, tuy làm nhiều việc thiện, tích nhiều âm đức, thì cũng uổng công vô ích. Muốn độ cho người khác thì trước tiên phải tự độ cho mình, lấy mình làm gương, nghiêm khắc giữ mình theo giới luật, bắt đầu từ gian khổ, chất phác.
Vậy nên,“chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy việc ác nhỏ mà cứ làm”.
Tờ báo, màn hình máy vi tính, thẻ tín dụng, các cánh hoa, các lá cây, toà nhà bên kia đường – mọi thứ đều chịu chi phối của một quy luật, một tỷ lệ, một giá trị cân đối hài hoà. Dường như vũ trụ đang thì thầm với chúng ta một mật mã ở khắp mọi ngóc ngách trong thế giới tự nhiên, một mật mã độc đáo, hài hòa trên phương diện thẩm mỹ: Con số Vàng, Tỷ lệ Vàng hay Tỷ lệ Thần thánh.
Mỗi sự kiện và khuôn khổ trong vũ trụ này dường như đều đi theo một số phận vô định của riêng chúng. Tuy nhiên, sau cái vẻ ngoài tưởng chừng như hỗn loạn đó, lại ẩn giấu một trật tự nhất định. Kể từ thời Py-ta-go, chiếc chìa khóa mở ra cái trật tự này – vốn đã truyền cảm hứng cho rất nhiều nhà toán học và học giả ở các lĩnh vực khác nhau – cho đến nay vẫn chưa được nhận thức một cách thấu triệt.
Một thí nghiệm gần đây với sự tham gia của một số người từ các dân tộc khác nhau đã cho thấy trong số một mẫu bao gồm vài hình chữ nhật, gần như từng người đều nhất trí chọn ra một hình chữ nhật được nhìn nhận là cân đối nhất. Hình chữ nhật hoàn hảo này có tỷ lệ giữa cạnh lớn với cạnh nhỏ xấp xỉ bằng 1,618 – con số được biết đến là “tỷ lệ vàng” trong toán học.
Tỷ lệ các cạnh hình chữ nhật này có thể được tìm thấy trong hàng nghìn công trình kiến trúc trên khắp thế giới, cũng như trong hộp diêm, danh thiếp, cuốn sách, và hàng trăm vật dụng hàng ngày khác, đơn giản bởi vì hình dáng như vậy khơi gợi trong con người ta một cảm giác hài hòa. Đại kim tự tháp Giza, kim tự tháp Cheops, trụ sở Liên Hiệp Quốc tại New York, và các nhà thờ Đức Bà, tất cả đều cho thấy tỷ lệ vàng này. Trên thực tế, đền thờ Parthenon ở Hy Lạp dường như là một công trình được xây dựng để ca tụng tỷ lệ này. Trong nhiều thế kỷ, sự biểu hiện tuyệt đối của vẻ đẹp thẩm mỹ và trí tuệ con người (ngoại trừ trong một số trường phái hiện đại) chưa từng ngừng vận dụng tỷ lệ vàng này.
Một số hoạ sĩ thời kỳ Phục Hưng đã ứng dụng tỷ lệ này trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là Leonardo da Vinci, khi ông sử dụng tỷ lệ này trong các tác phẩm hội hoạ nổi tiếng của mình, ví như “Bữa tiệc cuối cùng của Chúa (the Last Supper)” và “Người đàn ông xứ Vitruvian (The Vitruvian Man)”.
Trong âm nhạc cũng không hề thiếu vắng tỷ lệ đầy bí ẩn này. Nhà soạn nhạc người Mexico Silvestre Revueltas đã sử dụng tỷ lệ này để sắp xếp các đoạn nhạc trong tác phẩm “Alcancías” của mình. Hai nhà soạn nhạc Béla Bartók và Olivier Messiaen cũng đã sử dụng dãy số Fibonacci (dãy số có chứa tỷ lệ vàng) trong một số tác phẩm của họ để quyết định thời gian ngân các nốt.
Vì kiến trúc, nghệ thuật thị giác, âm nhạc và một số sáng tạo khác đều là những tác phẩm đặc thù của riêng con người, nên một số người có thể kết luận rằng tỷ lệ vàng chỉ là một ý kiến bộc phát mang tính tập thể của nhân loại. Tuy nhiên điều đó vẫn không thể giải thích được tại sao vô số những thực thể hữu cơ lẫn vô cơ được tìm thấy trong tự nhiên vẫn cứ lặp đi lặp lại một cách vô tận cái tỷ lệ đặc biệt này.
Từ hình chữ nhật cho đến hình xoắn ốc tuân theo tỷ lệ vàng (hình tạo thành bằng cách nối các đỉnh của các hình chữ nhật xếp lồng vào nhau theo tỷ lệ vàng), các ví dụ có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi: trong sừng của một con cừu, những tinh thể khoáng chất, một xoáy nước, một cơn lốc, các dấu vân tay, các cánh hoa hồng, những đài hoa đồng tâm của cây súp-lơ hay hoa hướng dương, chim chóc, côn trùng, cá, dải Ngân hà, hay một số thiên hà khác như thiên hà hàng xóm M51… thậm chí đến cả con ốc sên.
Một con ốc sên đẹp và hoàn hảo như ốc Anh Vũ là một tuyệt tác của tỷ lệ vàng trên thực tế. Rất nhiều loại cây cũng cho thấy mối liên hệ với tỷ lệ vàng trong độ dày giữa các cành của chúng, giữa cành thấp và cành cao. Vẻ đẹp của cơ thể con người cũng ẩn chứa số Phi (con số vàng). Thương số của phép chia giữa chiều cao từ đầu tới chân và khoảng cách từ rốn tới chân đúng bằng 1.618, thể hiện một cơ thể cân đối và hoàn hảo. Chúng ta cũng có thể tìm thấy kết quả tương tự trong tỷ lệ của chiều dài toàn bộ đầu với khoảng cách từ mắt tới cằm; hay tỷ lệ của khoảng cách từ mũi tới cằm trên khoảng cách từ môi tới cằm. Khuôn mặt càng tiến gần tới mức tỷ lệ này thì càng hài hoà cân đối.
Sở thích thường được nhìn nhận như điều gì đó mang tính ngẫu nhiên, nhưng dường như chúng đã được định sẵn theo một cách thức nào đó. Con số Phi, giống như người anh họ của nó – số Pi (tỷ lệ giữa chu vi đường tròn và bán kính của nó) là phức tạp phi thường. Ngày nay, con số Phi đã được tính toán chính xác tới hơn một nghìn tỷ chữ số thập phân đằng sau dấu phẩy (1,618….), nhưng dãy số này vẫn tiếp tục kéo dài mãi về sau. Nguyên nhân đằng sau con số này, dường như có khả năng chi phối sự cân đối hài hòa và vẻ đẹp, là điều gì đó đã rất hấp dẫn các nhà khoa học trong nhiều thế kỷ. Thậm chí cho đến ngày nay con số này vẫn tiếp tục là một ẩn đố.
Làm thế nào mà một hình xoắn ốc cố định lại có thể đồng thời xuất hiện trong hàng nghìn cơ thể sinh vật, vốn được nhìn nhận là đã tiến hoá theo một cách thức hoàn toàn không thể dự đoán hay xác định trước? Phải chăng hiện tượng này có liên quan như thế nào đó với chuỗi ADN, khi trong một chu kỳ hoàn chỉnh của chuỗi xoắn kép, tỷ lệ liên hệ giữa hai chuỗi đơn này chính là số Phi? Đây dường như là một mật mã chung xuyên suốt trong mọi dạng thức sống – giống như một nốt nhạc hài hoà đang ngân lên trong bản hoà tấu vũ trụ. Chính vì vậy, không phải tình cờ khi tỷ lệ thần thánh này dường như đã khơi gợi trong chúng ta một cảm giác hòa hợp với nó, bởi vì chúng ta cũng được sinh ra từ vũ trụ.
Trong chuyên mục Khoa học Huyền bí, Đại Kỷ Nguyên khám phá các nghiên cứu và các sự kiện có liên quan tới các hiện tượng và giả thuyết đang thách đố hiểu biết của chúng ta hiện nay. Chúng tôi sẽ đào sâu vào những ý tưởng có thể kích trí tưởng tượng và mở ra những khả năng mới. Hãy chia sẻ với chúng tôi suy nghĩ của bạn về những chủ để có thể gây nhiều tranh cãi trong phần bình luận bên dưới.