Sự phát triển của phong trào DIY trong làm mộc giúp mọi người có thể dễ dàng tự mình làm các đồ dùng từ gỗ một cách thuận lợi khi có rất nhiều tài liệu, video và hình ảnh hướng dẫn chi tiết trên internet.
Trong các nguyên liệu được sự dụng để DIY mộc thì gỗ thông pallet là được ưa chuộng hơn cả bởi chi phí hợp lý, tuy nhiên liệu việc sử dụng nguồn gỗ tái chế này có an toàn hay không thì còn rất ít thông tin chia sẻ về vấn đề này.
LiK Việt Nam xin tổng hợp thông tin cách phân biệt các loại gỗ tư pallet cũng như tính an toàn của từng loại như sau:
A. PALLET LÀ GÌ?
Là một cấu trúc phẳng dùng để cố định hàng hóa khi hàng được nâng lên bởi một xe hay tời nâng hoặc các thiết bị vận chuyển khác. Pallet có cấu tạo cơ bản của một đơn vị lượng tải (unit load) cho phép di chuyển và xếp vào kho một cách hiệu quả.
Hầu hết các pallet làm bằng gỗ, tuy nhiên cũng có những loại pallet được làm bằng nhựa, kim loại, giấy, vật liệu tái chế. Mỗi loại vật liệu có những ưu nhược điểm khác nhau. Pallet gỗ là loại phổ biến nhất do kết hợp được các yếu tố giá thành rẻ, số lượng sản xuất không hạn chế theo đơn đặt hàng, chắc chắn, dễ sử dụng, thích ứng tốt với nhiều loại hàng hóa cũng như có thể sản xuất với đơn hàng số lượng nhỏ và là lựa chọn duy nhất cho hàng hóa xuất khẩu, hàng hóa dùng pallet một lần.
B. GỖ PALLET CÓ AN TOÀN ĐỂ SỬ DỤNG?
Dạo gần đầy rộ lên xu hướng chia sẻ kinh nghiệm tái chế gỗ pallet thành đồ dùng gia đình, khá tiết kiệm. Tuy nhiên cái gì cũng có mục đích của nó, gỗ pallet dùng để vận chuyển, gỗ dùng cho gia đình lại có những tiêu chuẩn khác. Điều đáng nói là gỗ pallet làm việc trong những môi trường rất khắc nghiệt, mưa nắng độ ẩm đủ loại thời tiết, thứ mà nó chuyên chở có thể là dầu, hóa chất độc hại và có thể bị dính vào, hoặc có những tấm pallet được xử lý hóa chất (ngâm, xịt) để trở nên bền hơn, hay sử dụng gỗ chứa ký sinh trùng, côn trùng có hại, tuyệt đối không sử dụng những tấm pallet này cho đồ gia đình.
C. PHÂN LOẠI PALLET GỖ 1. Gỗ Pallet chuẩn quốc tế (IPPC)
IPPC: International Plant Protection Convention, Công ước Bảo vệ Cây xanh Quốc tế yêu cầu tấm pallet không được chứa côn trùng và ký sinh trùng, và được “xử lý”, hai ký tự ở kế bên thể hiện phương pháp xử lý.
[HT]: Xử lý bằng nhiệt (heat), đốt gỗ trong nhiệt độ 56-60 độ C. Gỗ xử lý nhiệt an toàn cho người.
[KD]: Xử lý bằng lò sấy (kiln-dried), tức cũng là nhiệt, nhưng “sấy” ở nhiệt độ có thể thấp hơn, mục đích là giảm lượng ẩm trong gỗ xuống. Một số lò sấy ở nhiệt độ tiêu chuẩn như xử lý nhiệt, nên có thể sẽ thấy ký hiệu kép là [KD-HT]. Một số loại gỗ cây khi sấy sẽ tiết nhựa cây ra, khiến gỗ nhìn loang lổ đen, hay có vẻ rất cũ. Không được đẹp, nhưng gỗ này lại an toàn sử dụng.
[DB]: Đã được bốc dỡ (debarked), loại này phổ biến nhất. Cái này có nghĩa là tấm gỗ đã được cắt ra, chứ không nói về phương pháp xử lý, nên thường nó sẽ đi chung với ký tự khác, vì vậy cần xem thêm ký tự còn lại để biết gỗ có an toàn không.
[MB]: Xử lý bằng thuốc trừ sâu (Methyl bromide), tấm gỗ được hun trong hóa chất diệt côn trùng. Đây là phương pháp bị cấm ở nhiều nước vì nó gây hại cho người vận chuyển. Gỗ MB cần hủy một cách chuyên nghiệp, không tái chế, không đốt, việc sử dụng có thể gây dị ứng, khó thở, các bệnh hô hấp. Không được loại gỗ này.
[Các ký tự khác] Đôi khi có các ký tự đặc biệt về xuất xứ, loại gỗ. Nếu bạn không search Internet được nó có nghĩa là gì, tránh sử dụng nó. 2. Gỗ Pallet châu Âu
Tấm gỗ châu Âu đơn giản hơn, đôi khi có hoặc không có logo của IPPC, mà chỉ có mã EPAL hoặc EUR. Tất cả gỗ châu Âu đều cấm xử lý hóa chất. Gỗ mã EPAL có nghĩa là được xử lý nhiệt (giống HT). Mã EUR nghĩa là loại cũ, dùng trong hệ thống tàu hỏa cũ của châu Âu, gỗ mã EUR vẫn có thể có thêm mã EPAL. Nói chung gỗ chỉ có mã EUR không tệ, nhưng có thêm mã EPAL thì càng tốt.
3. Gỗ Pallet có màu
Tấm pallet có màu thường được đánh dấu để vận chuyển hóa chất, gỗ này được xử lý hóa chất rất nhiều để tăng độ bền, không sử dụng tấm pallet có màu.
4. Gỗ Pallet không có ký hiệu gì cả
Có hai khả năng:
Đây là gỗ dùng một lần, trong vận chuyển vật liệu xây dựng nặng. Vì thường nóhư luôn sau khi vận chuyển nên người ta không gắn mã. Loại này thực ra an toàn,nhưng thường hư hỏng sẵn.Không phải nước nào cũng là thành viên của công ướcIPPC, nghĩa là không phải nước nào cũng xử lý gỗ theo tiêu chuẩn và có mã intrên tấm pallet. Việt Nam là thành viên của IPPC, vì vậy theo nguyên tắc gỗxuất xứ Việt Nam cũng phải có mã IPPC.
Do cả hai khả năng trên, tốt nhất, không sử dụng tấm pallet không có ký hiệu gì cả.
Nhìn chung, tấm gỗ pallet, dù an toàn, cũng được khuyến khích sử dụng cho các project ngoài trời hay ít tiếp xúc với người, vật nuôi, cây trồng, trong ga-ra. Không sử dụng tấm gỗ pallet làm thớt, hay các đồ dùng tiếp xúc trực tiếp với thức ăn.
Tóm lại, chỉ sử dụng tấm pallet nếu biết rõ về nguồn gốc, cách xử lý gỗ, tránh gỗ xử lý hóa chất [MB], gỗ có màu hay gỗ không có ký hiệu.
Bài viết tham khảo thông tin từ các nguồn chia sẻ đáng tin cậy về pallet: diễn dàn lammoc, thichlammoc, vantaidvn.
Là một lớp gỗ tự nhiên mỏng, được sử dụng làm bề mặt của sản phẩm gỗ. Gỗ Veneer được sản xuất từ việc lạng mỏng từ gỗ tự nhiên như gỗ sồi hoặc gỗ xoan đào. Nên bề mặt của gỗ veneer rất đẹp và tự nhiên. Các lớp gỗ bên trong tạo độ dày thì có thể dùng gỗ công nghiệp cho kinh tế. Khi gia công sản phẩm đồ gỗ, thợ thường gọi luôn gỗ sử dụng là gỗ veneer. Trong đó bao gồm cả gỗ công nghiệp được phủ bề mặt Veneer.
Ưu điểm: Dễ gia công, sử dụng được cho các công trình khó, vân gỗ tự nhiên, đẹp.
Nhược điểm: Là một lớp gỗ mỏng làm bề mặt nên dễ bị trầy sước, bong tróc. Thời gian sử dụng ngắn.
Thường được sử dụng làm vách, bàn ghế, tủ kệ trong nội thất sang trọng. Để chịu được nước, ẩm nên kết hợp với gỗ dán.
2. Gỗ PB – Particle board – Ván gỗ dăm lớn
Là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su, thông…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)…
Ván dăm là nguyên liệu chủ yếu sử dụng để trang trí nội thất, sản xuất đồ mộc gia đình, công sở. Ván dăm được sản xuất bằng quá trình ép dăm gỗ đã trộn keo, tương tự như MDF nhưng gỗ được xay thành dăm, nên chúng có chất lượng kém hơn ván sợi. Công nghệ dán phủ mặt và cạnh ván thoả mãn nhiều yêu cầu về hình dạng và kích thước. Ván dăm trơn là loại phổ biến trên thị trường, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn, hoặc phủ PU. Gỗ ván dăm thường có độ dày từ 8 đến 32 mm.
Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị bở.
Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất. Để có bề mặt đẹp thường được sơn phủ hoặc dán lớp Veneer.
Ván gỗ dăm phủ nhựa Melamine (dòng gỗ này cũng có thể coi là một nhánh của PB) Có những cây gỗ được trồng chuyên để sản xuất loại gỗ MFC này. Các cây này được thu hoạch ngắn ngày, không cần cây to. Người ta băm nhỏ cây gỗ này và cũng kết hợp với keo, ép tạo độ dày. Hoàn toàn không phải sử dụng gỗ tạp, phế phẩm như mọi người vẫn nghĩ. Bề mặt hoàn thiện có thể sử dụng PVC tráng lên hoặc giấy in vân gỗ tạo vẻ vẻ đẹp sau đó tráng bề mặt hoàn thiện bảo vệ để chống ẩm và trầy xước.
Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng.
Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.
4. Gỗ MDF – Medium Density fiberboard – Gỗ ép
Gỗ ép thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp với công nghệ sản xuất đồ mộc nội thất trong vùng khí hậu nhiệt đới. Ván sợi được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực: sản xuất đồ mộc, trang trí nội thất, xây dựng. MDF được sản xuất qua quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520-850kg/m3, tùy theo yêu cầu chất lượng, nguyên liệu gỗ, độ dày. MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, bả rồi phủ sơn PU. MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độ ẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
Thuộc loại gỗ nhân tạo có độ bền cơ lý cao, kích thước lớn, phù hợp làm nội thất vùng khí hậu nhiệt đới. MDF được sản xuất bằng quá trình ép sợi gỗ xay nhuyễn đã trộn keo, tỷ trọng từ 520 đến 850 kg/m3, dày từ 2,5-20cm. Trên thị trường hiện có 3 loại chính là trơn, chịu nước và melamine.
MDF trơn là loại phổ biến nhất, khi sử dụng thường được phủ veneer, sơn hoặc phủ PU.
MDF chịu nước cũng thuộc loại MDF trơn, được trộn keo chịu nước trong quá trình sản xuất, thường sử dụng ở nơi có khả năng tiếp xúc với nước hoặc có độẩm cao như cánh cửa, đồ gỗ trong nhà bếp.
Melamine MDF, cả hai mặt ván MDF được phủ một lớp melamine nhằm tạo vẻ đẹp, chống ẩm và trầy xước.
Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
Nhược điểm: Là gỗ được dán ép kết hợp giữa gỗ dăm và keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị phồng. Gỗ MDF chịu nước có giá thành cao.
Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất.
5. Gỗ HDF – High Density fiberboard – Ván ép
Người ta cũng dùng bột gỗ/giấy trộn keo và ép lại tạo độ dày nhưng với cường độ nén và khả năng chịu cháy, chịu nước… cao hơn. Dòng gỗ CN này mọi người có thể thấy ở ván sàn công nghiệp, hầu hết là dùng loại này.
Gỗ HDF được định hình từ những sợi gỗ xay và keo đặc biệt phenol dưới áp suất và nhiệt độ cao, có vân giống như gỗ thật, dùng thay thế gỗ tự nhiên mà không làm mất đi tính thẫm mỹ vốn có của nó. HDF chuyên ứng dụng làm cửa với nhiều kiểu mẫu, sắc màu phong phú.
Gỗ HDF có tác dụng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đòi hỏi chất lượng cao, kích thước bề mặt gỗ lớn. Độ bền tốt, chống sước và chống nước rất tốt. Giá chấp nhận được so với gỗ tự nhiên.
Nhược điểm: Là gỗ được dán ép nên vẫn có những nhà sản xuất đưa ra các sản phẩm rẻ nên vẫn sợ nước.
Thường được sử dụng làm bàn ghế, tủ kệ trong nội thất, sàn và đặc biệt là làm cửa.
6. Gỗ PW – Plywood – Gỗ ván ép – Gỗ dán
Gỗ ván ép Plywood được ép từ những miếng gỗ thật lạng mỏng và ép ngang dọc trái chiều nhau để tăng tính chịu lực. Gỗ này ko cần nói kỹ chắc nhiều người cũng biết rồi. Cái dòng gỗ này thường đi cùng với veneer để tạo vẻ đẹp rồi sơn phủ PU lên để bảo vệ bề mặt chống trầy xước và chống ẩm.
Được sản xuất từ nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Ghép từ những thanh gỗ nhỏ đã qua xử lý hấp sấy. Gỗ được cưa, bào, phay, ghép, ép, chà và sơn phủ trang trí. Thường sử dụng làm trang trí nội thất, ván sàn… Gồm 4 kiểu ghép: ghép song song, ghép mặt, ghép cạnh, ghép giác.
Ghép song song gồm nhiều thanh gỗ cùng chiều dài, có thể khác chiều rộng, ghép song song với nhau.
Gỗ ghép mặt gồm nhiều thanh gỗ ngắn, ở hai đầu được xẻ theo hình răng lược rồi ghép lại thành những thanh có chiều dài bằng nhau, rồi tiếp tục ghép song song các thanh, cho nên chỉ nhìn thấy vết ghép hình răng lược trên bề mặt ván.
Ưu điểm: Dễ thi công, sử dụng cho các công trình đơn giản, kích thước bề mặt gỗ lớn.
Nhược điểm: Bề mặt gỗ xấu, là gỗ được dán keo nên rất sợ nước. Gặp nước thường bị bong giữa các lớp gỗ.
Thường được sử dụng làm bàn, vách, tủ kệ trong nội thất. Và cần phải phủ một lớp gỗ Veneer làm bề mặt.
Các loại ván gỗ công nghiệp này tuy có khác nhau về cách sản xuất nhưng nhìn chung có những ưu khuyết điểm chung sau đây:
Ưu điểm chung:
Dễ thi công và có giá thành rẻ. Thường được sử dụng trong các công trình văn phòng, nhà hàng với tuổi thọ của đồ ngắn. Tuổi thọ được khoảng 2-3 năm và nếu sử dụng đúng cách có thể lên đến hơn 5 năm.
Hạn chế chung:
Hạn chế của gỗ ván nhân tạo là không chịu được nước, vì thế không nên dùng ván nhân tạo đặt ở những nơi ẩm ướt như phòng tắm hay những cánh cửa bên ngoài thường tiếp xúc trực tiếp với môi trường tự nhiên. Riêng với sản phẩm ván sàn, tuy có thể lau chùi thường xuyên bằng nước nhưng vẫn bị hư hỏng nếu bị ngập nước trong một thời gian dài (đọng nước mưa, bể đường ống dẫn nước).
Gỗ được phân thành hai nhóm chính, gỗ mềm và gỗ cứng. Gỗ của cây lá kim (lá cây xanh quanh năm) được gọi là gỗ mềm và gỗ của cây lá rộng (lá rụng vào mùa thu) được gọi là gỗ cứng. Ví dụ:
Gỗ mềm: Bá hương, Linh sam Douglas, Linh sam, Thông, Vân sam.
Gỗ cứng: Tần bì, Bích, Anh đào, Mun, Dái ngựa, Sồi, Mận, Tếch, Óc chó, Cao su.
Tōtara một loại gỗ cứng New Zealand, có chiều cao tối đa 35m.
II. Các đặc tính khoa học của Gỗ
1. Tên thông dụng
Là (các) tên mà mọi người thường sử dụng khi nói về một loại gỗ nhất định, có thể sử dụng các tên thương mại được dùng bởi các đại lý gỗ để dễ nhớ hơn.Tuy nhiên trong vài trường hợp, để tránh mua nhầm loại thì tốt nhất chúng ta nên sử dụng tên khoa học của gỗ.
“Jatoba Brazilian Cherry” thực ra không phải là cây Anh đào (Cherry), mà là một loại cây họ đậu của họ Fabaceae
2. Tên khoa học
Tên khoa học là Tên thực vật để gọi tên chính xác hơn của một loại gỗ nhất định.
3. Trọng lượng khô trung bình
Là cách tính trọng lượng của gỗ liên quan đến khối lượng định sẵn.Tuy nhiên, trọng lượng gỗ cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm của nó (MC).Ví dụ, một tấm ván vừa mới được cắt có thể nặng hơn gấp đôi so với trọng lượng khô của nó.Tiêu chuẩn đo lường phổ biến nhất cho hầu hết các kiểm tra gỗ được thực hiện trên toàn thế giới là độ ẩm (MC) 12%.
4. Độ cứng
Chỉ số này vô cùng hữu ích trong việc trực tiếp xác định độ bền của gỗ sẽ ảnh hưởng đến độ mài mòn cũng như dự đoán được trước độ khó khăn trong việc đóng đinh, bắt ốc vít, chà nhám hoặc cưa một loại gỗ nào đó.
Mô phỏng Kiểm định độ cứng
Lignum Vitae (Gỗ Thánh) – Loại cây gỗ cứng gấp 3 lần gỗ Sồi. Đây là loài cây biểu tượng quốc gia của Bahamas và là quốc hoa Jamaica
5. Độ bẻ gãy
Độ Bẻ Gãy (MOR), đôi khi được gọi là sức uốn, là chỉ số đo độ bền của gỗ trước khi bị gãy vỡ.Chỉ số này được sử dụng để xác định độ bền tổng thể của gỗ; Không giống như độ co dãn, nó là cường độ lực mà mẫu gỗ có thể chịu được trước khi bị gãy.
Mô phỏng Kiểm định độ bẻ gãy
6. Độ đàn hồi
Nói một cách đơn giản, độ đàn hồi (MOE) đo độ uốn cong và trả về hiện trạng cũ của gỗ và là chỉ số tổng thể tốt để đánh giá độ bền của gỗ khi bị lực tác động.Về mặt kỹ thuật, nó là thước đo tỷ lệ lực được tác động trên gỗ so với độ biến dạng của gỗ, dọc theo chiều dài của nó.
Mô phỏng Kiểm tra độ đàn hồi (MOE)
7. Độ chịu lực theo chiều dọc của sớ gỗ
Đây là phép đo độ chịu lực tối đa của gỗ khi trọng lượng được tác động ép vào các đầu của gỗ, đặc biệt trong các ứng dụng về chân ghế để ngồi lên, hoặc các trường hợp khác mà lực tác động theo chiều dọc của sớ gỗ (không theo chiều vuông góc).
Mô phỏng Kiểm tra độ chịu lực theo chiều dọc gỗ
8. Độ co rút
Độ co rút là số lượng gỗ co lại khi đi từ trạng thái gỗ tươi sang khô hoàn toàn.
Độ co thể tích cho biết tỉ lệ co rút của một loại gỗ, nhưng nó không thể hiện chiều co rút.
III. BẢNG SO SÁNH TÍNH CHẤT VẬT LIỆU
GỖ THÔNG ĐÔNG CANADA
GỖ THÔNG TÂY CANADA
GỖ THÔNG PHẦN LAN
GỖ THÔNG NEW ZEALAND
GỖ CAO SU
LiK Vietnam
✔
✔
–
✔
✔
Mẫu vân gõ
Tên thông dụng
Thông trắng Đông Mỹ
Thông trắng Tây Mỹ, Thông trắng Idaho
Thông xứ Scots
Thông vàng, Thông Monterey,Thông Insignis
Gỗ rừng trồng, gỗ cao su
Nơi phổ biến
Vùng Đông Bắc Mỹ và các vùng khí hậu đặc trưng phù hợp.
Khí hậu vùng núi Tây Bắc Mỹ
Châu Âu và Bắc Á
Thông bản địa vùng California và các kiểu khí hậu phía nam khác.
Cây bản địa Brazil nhưng được trồng rộng rãi ở các vùng nhiệt đới đặc biệt là Châu Á
Chiều cao cây
20-30 m
30-46 m
20-35 m
24-30 m
23-30 m
Trọng lượng khô
400 kg/m3
435 kg/m3
550 kg/m3
515 kg/ m3
595 kg/m3
Độ Cứng
1,690 N
1,870 N
2,420 N
3,150 N
4,280 N
Độ Bẻ Gãy
59.3 MPa
66.9 Mpa
83.3 MPa
79.2 MPa
71.9 MPa
Độ Đàn Hồi
8.55 GPa
10.07 Gpa
10.08 GPa
10.06 GPa
9.07 GPa
Độ chịu lực theo chiều dọc
33.1 MPa
34.8 Mpa
41.5 MPa
41.6 MPa
42.1 MPa
Độ co rút
Bán kính: 2.1%, Chiều ngang: 6.1%, Thể tích: 8.2%.
Bán kính: 4.1%, Chiều ngang: 7.4%, Thể tích: 11.8%.
Bán kính: 5.2%, Chiều ngang: 8.3%, Thể tích: 13.6%.
Bán kính: 3.4%, Chiều ngang: 6.7%, Thể tích: 10.7%.
Bán kính: 2.3%, Chiều ngang: 5.1%, Thể tích: 7.5%.
CHỨNG NHẬN NGUỒN GỖ FSC
Hội đồng Quản lý Rừng (Forest Stewardship Council – FSC) là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế được thành lập năm 1993 để thúc đẩy việc quản lý có trách nhiệm đối với rừng trên thế giới. FSC thực hiện điều này bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn về các sản phẩm rừng cùng với việc chứng nhận và ghi nhãn là thân thiện với môi trường sinh thái.
Nhiệm vụ của FSC là “Thúc đẩy quản lý rừng có hiệu quả về mặt kinh tế và có lợi ích lâu dài cho xã hội”.Để đạt được điều này, tổ chức đã công bố Chiến lược toàn cầu với năm mục tiêu:
1. Tăng cường quản lý rừng có trách nhiệm trên toàn thế giới.
2. Đảm bảo việc xử lý công bằng đối với những lợi ích của hệ thống FSC.
3. Đảm bảo tính toàn vẹn, độ tin cậy và tính minh bạch của hệ thống FSC.
4. Tạo ra giá trị kinh doanh cho các sản phẩm từ rừng được FSC chứng nhận.
5. Tăng cường mạng lưới toàn cầu để thực hiện các mục tiêu từ 1 đến 4.
Các mục tiêu này đang được thúc đẩy bởi các hoạt động được quản lý và phát triển thông qua 6 lĩnh vực: rừng, chuỗi cung ứng, chính sách xã hội, giám sát và đánh giá, đảm bảo chất lượng và các dịch vụ hệ sinh thái.
1. Sơn lót. Lớp sơn này tạo chân bám trên bề mặt vật liệu, lấp bớt khuyết tật của gỗ để tạo độ phẳng, nhẵn. Chống rút vào các khe gỗ cho các lớp phía trên để tạo bề mặt nhẵn mịn. Ngoài ra, kiểm soát tốt lớp sơn này cho ra các hiệu ứng bề mặt (lộ tom gỗ hay không, giả cổ, tạo vân ít hay nhiều…). Sơn lót thế nào phụ thuộc vào mục đích sơn màu. Thường sẽ là sơn lót trong, lót xám, lót trắng, lót màu da bò. Cũng có thể là lót màu khác nhưng hạn chế. Tuỳ vào yêu cầu mà có thể là lót gốc dầu, gốc nước ít chất cấm. Lót acrylic để giữ màu nguyên bản của gỗ. Lót epoxy cho việc ngăn hoá chất thoát từ trong ra hay ngoài thấm vào (dầu gỗ, nước…). Lót 1 thành phần, NC để giúp chuyển hoá màng sơn phía trên (in chuyển nước, stain màu…). Lót PU cho nội thất và thích hợp thi công nhanh… Về màu của lớp lót. Màu trắng cho các màu sáng và không xuyên sáng. Màu đen cho các màu tối và không xuyên sáng. Màu xám cho các màu xuyên sáng hoặc tinh màu cơ bản. Màu trong cho các bề mặt lộ vân gỗ hoặc có tinh màu. Màu PU trong hay Epoxy chỉ nên dùng với gỗ màu tối, acrylic trong nên dùng khi cần giữ màu gỗ hay màu sáng. Lót da bò làm đồng màu gỗ (hàng chợ).
2. Sơn màu Sơn màu có thể là màu xuyên sáng (lộ vân gỗ hay gọi nôm na là màu pu theo khái niệm làng nghề, màu đơn xuyên sáng, nhũ, kim sa), sơn màu đơn không xuyên sáng (sơn bệt) và sơn hiệu ứng. Trong một số trường hợp, sơn màu đồng thời là lớp sơn phủ luôn. Đại khái các hiệu ứng mang tính mỹ thuật được triển khai ở lớp này.
3. Sơn phủ Sơn phủ là lớp sơn bảo vệ ngoài cùng, tạo độ bóng, chống bám và làm tăng thẩm mỹ bề mặt gỗ. Có rất nhiều loại sơn phủ, thông thường sẽ là gốc dầu (dầu bóng), phủ PU hoặc epoxy cho nội thất, acrylic cho ngoại thất và giữ màu cũng như yêu cầu bề mặt bền bỉ… Khái niệm sơn mờ 100, 75, 50 hay bóng kính là mức độ phản xạ ánh sáng đo được khi chiếu tia sáng dưới góc 45• vào bề mặt. Độ bóng bề mặt thường được duy trì tốt với sơn acrylic, epoxy và thường xuống dần đối với các sơn khác. Độ cứng của bề mặt sơn 1H, 3H, 4H là độ cứng của đầu bút chì khi tác động lên bề mặt sơn với lực ấn tương đương 1kg mà không gây xước.