Một người thầy giáo muốn dạy cho học sinh hiểu về đặc quyền và thái độ xã hội
Tại một trường trung học, một người thầy giáo muốn dạy cho học sinh hiểu về đặc quyền và thái độ xã hội, một khái niệm đôi khi còn khó hiểu với ngay cả người lớn. Ông tổ chức một trò chơi. Đầu tiên, ông đặt trước bục giảng một thùng rác. Sau đấy, ông yêu cầu tất cả học sinh vo tròn một tờ giấy và ném vào thùng rác ấy:
– Các bạn là đại diện cho các tầng lớp của xã hội. Mỗi người đều có một cơ hội để trở nên giàu có và bước chân vào tầng lớp cao tầng, bằng cách ném cục giấy các bạn có trên tay vào cho bằng được thùng rác này, với điều kiện là bạn phải ngồi yên ở vị trí mình.
Các học sinh bắt đầu ném. Một số sự phàn nàn nhanh chóng xuất hiện, khi họ nhận thấy điều không công bằng của trò chơi này.
Rất nhanh, các em biết rằng những người ngồi bàn đầu là người có kết quả tốt hơn.
– Đấy chính là đặc quyền. Có phải những lời phàn nàn hầu như đều xuất phát từ phía sau không? Và các em cũng có nhận thấy những người ngồi phía trước đều không cảm thấy bận tâm về đặc quyền họ được hưởng không? Họ chỉ quan tâm đến viên giấy mình đã nằm trong thùng rác hay chưa. Đó cũng chính là cách người giàu suy nghĩ, thầy giáo trả lời.
– Các em ngồi đây, nhận được sự giáo dục này cũng chính là một đặc quyền. Chỉ hy vọng, các em hãy sử dụng đặc quyền ấy để phấn đấu đạt được những gì mình thực sự mong muốn, cũng như có cái nhìn bao dung hơn, với những người không được may mắn bằng.
– Các em thấy đấy, một số bạn ngồi khu vực đầu ném ra ngoài, đồng thời một số bạn ở khu vực phía sau nhưng lại ném thắng. Đó có thể là sự may mắn, có thể là biệt tài, như các bạn đang chơi bóng rổ thì sẽ ném tốt hơn. Cuộc sống vốn dĩ cũng vậy, cũng có một số đặc quyền còn vượt trội hơn đặc quyền xuất thân, ví dụ như nhan sắc, trí tuệ hay tài năng chẳng hạn…
Như thế, các em cũng phải hiểu, nếu phải sinh ra ở xuất phát điểm thấp, ngồi ở phía xa hơn và không có một biệt tài gì cả, bắt buộc các em phải cố gắng nhiều hơn, hoặc may mắn nhiều hơn, mới có thể đạt được sự sung túc. Hãy suy nghĩ về xuất thân và giấc mơ của chính mình. Lưu ý, suy nghĩ để cố gắng hơn chứ không phải suy nghĩ để bóp méo giấc mơ lại. Còn riêng những em ngồi bàn đầu, có phải một số em ném không trúng không? Đúng vậy! Các em sinh ra trong môi trường tốt không có nghĩa là các em sẽ có kết thúc tốt. Các em chỉ có xác suất tốt hơn thôi. Mọi rủi ro trong cuộc sống đều có thể sẽ tước đi đặc quyền của em bất kỳ lúc nào… Nhưng, các em biết không, cái đánh mất đi, chắc chắn nhất, đó chính là thái độ của các em. Các em chểnh mảng các em sẽ phải trả giá. Cha mẹ các em có thể lo cho các em ngồi đây học, nhưng họ không thể nào học thay cho các em được. Cuộc đời các em là do các em tự quyết định, các em luôn phải “tự ném” trong tất cả các quyết định sau này, khi các em đã có thể tự lập.
Cả lớp im lặng.
Thầy hỏi tiếp:
– Có bạn nào ngồi ở sau lớp ném trúng vào rổ không?
– Dạ, không ạ!
-Vậy tại sao mỗi lần vào lớp, các em đều cố ngồi thụt về phía sau, đùn đẩy nhau lên bàn đầu? Các cơ hội trong cuộc sống không phải lúc nào cũng đến. Nếu giả sử, hôm nay chiếc rổ này đúng là cơ hội đổi đời thật sự, việc các em cứ rúm ró đằng sau lớp học thế kia, có phải là đã chối bỏ đặc quyền của mình hay không? Mà nếu đúng cái rổ này là cơ hội thật sự, thì nó sẽ không bự như vậy đâu. Cơ hội thật sự trong cuộc sống rất khó tìm. Chúng ta có gần 30 học sinh, cái gọi là vị trí trung tầng của xã hội này cũng có thể chỉ dành cho một vài người trong đây thôi. Hãy luôn mang tâm thế sẵn sàng trong bất kì cơ hội được học hỏi nào!
Nào, thôi, bây giờ chúng ta sẽ qua tình huống tiếp theo. Thầy sẽ mang cái rổ này từ phía đầu lớp đi đến giữa lớp. Xong! Các em ngồi bàn đầu có ý kiến gì không?
– Kỳ quá thầy ơi!
– Thế còn các em, thầy mang đến sát bên em thế này, em có cảm giác như thế nào?
– OK! Thầy!
– Đúng đó! Thật ra, bất cứ hình thái xã hội nào cũng đều muốn hướng tới sự phát triển toàn diện hơn. Nhưng muốn và được cần rất nhiều thứ. Họ sẽ dịch chuyển các chính sách để mang lại tổng lợi ích nhiều hơn, theo – cách – họ – nghĩ. Tất nhiên điều đó sẽ tước đi đặc quyền của các tầng lớp khác. Có hai điều cần lưu ý. Điều đầu tiên, khi gặp bất kỳ sự kiện nào sau này, các em hãy cẩn thận với động cơ của họ. Khi một tầng lớp mất đi quyền lợi, hay cảm thấy không xứng với thứ mình nhận, cách nhìn nhận của họ sẽ rất tiêu cực. Đừng để sự tiêu cực ấy cuốn mất bản thân mình đi. Bài học thứ hai, là chính thầy. Thầy chỉ dạy các em Toán, thầy không phải là nhà tâm lý học, nhân chủng học, phân loại học, địa hình học gì gì đó. Thầy mang rổ thầy đến đây là bởi vì thầy chỉ thấy đây là nơi phù hợp nhất. Có thể là do thầy thấy anh này đẹp trai, cô này đẹp gái, con bé này đi học đầy đủ, hay thằng này hay lau bảng cho thầy. Thầy cư xử hoàn toàn cá nhân. Thầy bước đến đây là do suy nghĩ và nhận thức thầy là đến đây. Sự phản đối của mấy đứa trên kia, thấy vốn không quan tâm. Thế, các em có nên dựa vào thầy không?
-Thật ra, “Ai từ bỏ tự do để đổi lấy an toàn là người không xứng đáng được tự do và cũng không xứng đáng được an toàn.”(Benjamin Franklin). Đã là giai cấp thống trị thì ở đâu cũng là giai cấp thống trị, đừng mơ mộng giai cấp này sẽ tốt hơn giai cấp khác. Có thể vẻ ngoài nó sẽ tốt hơn đấy, nhưng chỉ trong chăn mới biết chăn có rận. Chính người Mỹ vẫn tồn tại thuyết âm mưu, Chính phủ Mỹ bắn chết Tổng Thống Mỹ, Kennedy vì ông muốn phá bỏ Fed, mang lại dân chủ thực sự cho người dân. Tự cường bản thân vẫn chính là phương pháp đúng đắn nhất. Đúng, quyết định của thầy vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến các em! Nhưng không có nghĩa là các em hoàn toàn bị động với thầy. Các em có thể xun xoe nịnh nọt thầy, các em cũng có thể luyện kỹ năng “bắn rổ ba điểm”. Các em có thể ở lại. Các em có thể rời đi. Làm rắn, làm đại bàng, hay làm bọ chét trên thân đại bàng cũng được, thì các em cũng đã có cơ hội leo lên đỉnh. Chứ nếu mãi mãi bị động, mãi mãi phụ thuộc, e rằng rất khó! Vẫn là lưu ý, đã là tự chủ thì phải tự chủ trong tâm trí, tự chủ bằng tri thức của chính mình. Đừng vì một ý kiến phiến diện cá nhân mà quyết định, kể cả đó là ý kiến của thầy.
Nếu bạn muốn theo đuổi uớc mơ lớn nhất đời mình, hãy nói không với tất cả những uớc mơ khác
Và theo lẽ thường, quả bóng não khi ấy sẽ chẳng đi đến đích nào cả. Nó đuợc điều khiển bởi địa thế và hoàn cảnh xung quanh nhiều hơn là bởi những thứ có sẵn bên trong nó.
Hãy cùng nhau tìm ra giải pháp!
Lời nguyền của “ý tưởng lớn”
Vì thế có thể thấy rằng có ý tưởng lớn không thôi vẫn là chưa đủ. Rất nhiều nguời có đuợc ý tưởng lớn. Vấn đề ở chỗ chính là có quá nhiều sẽ làm chúng tự diệt lẫn nhau.
Đây là lý do tại sao một nhóm có quá nhiều nguời thông minh và ai cũng có khả năng lãnh đạo lại đuợc gọi là một nhóm ngu xuẩn. Khi ấy có quá nhiều hướng đi để nhóm lựa chọn nhưng cuối cùng sẽ chẳng đi đuợc đến đâu cả vì bản chất của sự lãnh đạo vốn dĩ không tồn tại duới dạng nhóm. Chỉ một nguời, một hướng đi lớn có thể hướng cả nhóm đi nhanh và đi xa đuợc thôi.
Làm sao nguời ta đạt đuợc những điều không thể?
Hãy tưởng tượng và đặt một mục tiêu thật điên rồ cho chính mình. Ví dụ như bạn sẽ viết một bộ sách hay như Harry Potter hay đặt chân lên sao hỏa truớc 50 tuổi.
Nếu bạn hoàn toàn bắt buộc phải làm đuợc điều đó – cuộc sống của bạn và những nguời bạn quan tâm phụ thuộc vào điều này – thì khi ấy bạn sẽ làm gì? Bạn có thể làm gì?
Đơn giản, bạn chỉ cần bỏ hết mọi thứ KHÁC! Bạn trở thành một con ong khổng lồ bên trong quả bóng, hoàn toàn không còn con ong nào khác, việc bạn muốn đi đến chỗ nào là quyền của chính bạn, bạn sẽ đi nhanh hơn và tất nhiên sẽ xa hơn.
Tập trung độc tưởng vào một mục tiêu duy nhất có lẽ là một kế thượng thừa để thành công. Đó là mô hình đuợc tìm thấy ở mọi nguời, từ Edision đến Einstein. Khi bạn có thể tập trung vào một mục tiêu duy nhất, liên tục thì những thành tựu mà bạn đạt đuợc sẽ đạt đuợc ngưỡng của nó:
Làm sao thuần hóa đuợc bầy ong?
Bạn sẽ luôn muốn cố gắng nhiều hơn những gì bạn có thể đạt đuợc. Thật không may, khi cố ép bản thân mình đẩy quá nhiều mục tiêu, bạn đã đi vào con đường nhanh nhất để đến thất bại. Nguợc lại, tập trung toàn lực cho một mục tiêu duy nhất, đấy chính là con đường nhanh nhất để đến thành công.
Hãy thử:
- Đặt mục tiêu cao hơn: Nếu những tham vọng của bạn quá nhỏ, chúng sẽ dễ dàng đuợc chế ngự. Nguợc lại, những mục tiêu lớn thì thường khó bị đánh bại hơn và chúng xứng đáng đuợc giữ lại hơn trong khi có thể bỏ những thứ nhỏ nhặt khác.
- Giới hạn thành 3: Hãy chia mọi hoạt động trong cuộc sống của bạn thành 3 lĩnh vực chính – tạm gọi là nhà + công việc + cuối tuần. Mỗi lĩnh vực chỉ nên có một mục tiêu duy nhất. Nếu bạn buộc phải có nhiều hơn, hãy nhớ rằng mỗi thứ nhiều hơn đó sẽ là một nhát cắt trong miếng bánh thành công mà bạn sẽ đạt đuợc.
- Trì hoãn: bất cứ điều gì không phải là ưu tiên hàng đầu bây giờ vẫn có thể đuợc làm sau này. Mark Zuckerberg đã thông minh khi khai sinh ra Facebook truớc khi ông học tiếng Trung Quốc, ông không chọn học tiếng Trung trong lúc ông triển khai ý tưởng sáng lập nên mạng xã hội lớn nhất hành tinh hiện tại.
- Hãy coi chừng những lúc nhàn rỗi: Mỗi khi bạn ngó sang những mục tiêu và uớc mơ khác. Bạn thấy rằng chúng cũng dễ dàng, đôi khi vô hại và có thể làm đuợc tự động về sau. Bạn hoàn toàn không biết rằng chúng đầy rẫy nguy hại. Thêm một uớc mơ và mục tiêu, thêm một nhát cắt vào con đường đi đến thành công cho uớc mơ lớn nhất đời bạn.
- Sắp xếp những chú ong ngay hàng thẳng lối: Bạn khó có thể tạo ra một Google thứ hai, chữa trị bệnh ung thư hay đặt chân lên sao hỏa. Nhưng bạn hoàn toàn có khả năng trở thành một CEO thành công và lực lưỡng. Thành công và sức khỏe có thể là những mục tiêu bổ sung cho nhau. Một CEO tráng kiện chắc chắn sẽ tốt hơn một CEO ốm yếu bệnh tật. Cũng giống như quả bóng sẽ đi càng nhanh và càng xa hơn nếu như cả hai chú ong đều bay về một hướng.
Những nguời thành công, những nguời đã thay đổi thế giới cho đến hiện tại, họ không bao giờ chia nhỏ uớc mơ và khát vọng của mình. Họ biết đâu là đích đến cuối cùng mà họ cần đạt đuợc. Tập trung nó lại và hướng về nó. Họ bỏ qua tất cả những cám dỗ, những ý tưởng phù du mà cuộc sống mang lại cho họ. Đối với họ, không gì bằng uớc mơ lớn nhất đời mình.
Bạn cũng vậy, muốn thành công, truớc hết cần xác định đâu là mục tiêu lớn nhất đời bạn. Sau đó lạnh lùng bỏ qua tất cả những mục tiêu không cùng nhịp đập và dồn hết sức lực để đạt đuợc mục tiêu mà bạn đã đề ra. Nghe thì rất khó, nhưng ít ra, bạn sẽ thấy đuợc giá trị thật sự của phuơng pháp này.
Trích dịch từ trang blog cá nhân của Oliver Emberton.
Những sai lầm của người đọc sách ở Việt Nam
- Chúng ta tích lũy tri thức qua việc đọc báo thay vì đọc sách. Và kết quả là tri thức của chúng ta bao gồm những thứ được nhắc đến trong chuyên mục phóng sự xã hội, quốc tế hay tâm lý của báo chí.
- Chúng ta đọc sách theo kiểu đọc báo. Và chúng ta chỉ mang máng nhớ là trong Chiến tranh và hòa bình có một anh chàng tên là Andre đi đánh giặc, trong Hamlet có một câu “Tồn tại hay không tồn tại”, trong Trăm năm cô đơn hình như có một đuôi lợn .
- Chúng ta rất lười ghi chép. Và nếu có ghi chép thì chúng ta cũng luời cả việc đọc lại nó.
- Chúng ta đọc theo phong trào. Cứ sau mỗi mùa trao giải hoặc mỗi scandal nào đó, là một cuốn sách được nhắc đến lại bán chạy như tôm tươi, dù trước đó cả tháng trời chịu phận “cá thối”. Đơn giản rất ít người trong số chúng ta có được định hướng đọc và kế hoạch đọc cho mình.
- Chúng ta giả vờ đọc. Nghĩa là chúng ta chỉ mua sách, gáy càng đẹp, bìa càng cứng càng tốt, để bày cho sang phòng chứ ít khi giở ra. Nếu có giở thì cũng là để khoe chữ ký của nhà văn nổi tiếng để tặng chủ nhân trong đó. Ngày xưa Nguyễn Tuân từng sốt sắng tả cái cảm giác mua sách về rồi nắn nót cầu kỳ đọc từng trang, sờ cái lề giấy… Bây giờ, điều đó là xa xỉ khi vô số cuốn sách xén lỗi chẳng bao giờ bị lo phát hiện vì nhiều người đâu có giở chúng ra lần nào.
- Nếu đọc, chúng ta sẽ đạo. Rất nhiều khi chúng ta đương nhiên coi những gì chúng ta đọc được là của mình. Và chúng ta nhại lại như thế chúng ta viết ra nó.
- Chúng ta thiếu sự hoài nghi. Thường thì sách báo nói thế nào, chúng ta tin như vậy. Rất ít khi chúng ta thử dừng lại, nhìn lại vấn đề theo quan điểm riêng. Trong khi nghi ngờ sách là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì tôn sùng sách.
- Chúng ta dễ dãi với những sai sót. Ngày trước, kèm theo mỗi cuốn sách xuất bản thường có một tờ đính chính. Nhưng đính chính đó đôi khi chỉ là lỗi chính tả tên riêng… Mẩu giấy nhỏ nhưng hàm chứa một ý thức lớn của người làm sách. Bây giờ, công nghệ hiện đại hơn, in ấn rẻ hơn, nhưng những mẩu giấy đính chính lại gần như thất truyền mặc dù lỗi in rõ ràng là nhiều hơn. Cả ý thức của người làm sách lẫn người đọc sách đều kém hơn trước.
- Chúng ta chỉ đọc những gì mình thích. Điều đó không xấu, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đọc cả những điều mình không thích, nhưng cần. Bởi đọc không chỉ là để giải trí. Đọc cần phải có mục đích, và rất nhiều sự kiên nhẫn.
Chán học và bỏ học theo tiếng gọi New Age
Trong ba năm qua, tôi đã gặp không biết bao nhiêu bạn trẻ đầy tài năng, đầy minh triết, đầy tình yêu và đầy ước mơ, đã hoặc đang vật vã trên giảng đường đại học. Trước đó các bạn cũng vật vã trên ghế nhà trường trung học, thậm chí tiểu học. Tài năng bộc lộ càng sớm thì sự chán nản đến càng nhanh. Xin tặng bài viết này cho các bạn trẻ đang muốn hoặc đã bỏ học, một lần và vài lần.
Rất nhiều người trong số các bạn biết rõ mình là một đứa trẻ của New Age, là một lightworker. Rất nhiều người trong số các bạn có khả năng ngoại cảm.
Các bạn tiếp cận và mang sẵn trong mình một khối lượng tri thức khổng lồ, hơn hẳn những hệ thống kiến thức của trường học. Sự trung thực và nhạy cảm khiến giới trẻ ngạt thở trong những tổ chức và hệ thống giáo điều và giả dối.
Định mệnh của các bạn là những nhà chữa lành, ngưởi giảng dạy, nhà lãnh đạo, nghệ sỹ, nhà khoa học, nhà bảo vệ môi trường, nhà nông … Định mệnh của các bạn là hạnh phúc và tỏa sáng. Định mệnh của các bạn là cùng Trái đất thăng lên.
Nhưng các bạn lại bế tắc trong việc giúp đỡ chính mình, có được một tấm bằng đại học bình thường nhất, có một công việc đơn giản nhất và số tiền tối thiểu nhất cho chi tiêu cá nhân hàng ngày.
Và các bạn trở thành nỗi buồn, nỗi lo, gánh nặng cho cha mẹ. Và các bạn làm trĩu nặng Trái đất.
Trải nghiệm thời sinh viên
Tất cả chúng ta cần thực hành tâm linh trong cuộc sống đời thường. Các bạn hãy cảm ơn trường học cho bạn thấy về đủ thứ bất cập và vấn nạn của xã hội, cả vật chất và tinh thần.
Tất cả chúng ta cần lăn lộn trong đời mà không thuộc về đời. Các bạn hãy cảm ơn trường học đã cho các bạn cơ hội lăn lộn với đủ loại tâm trạng mà luôn cảm thấy chẳng thuộc về nó.
Tất cả chúng ta cần ánh sáng và tình yêu của tâm hồn đến thế giới của bản ngã. Các bạn hãy cảm ơn vì các bài học đầy bản ngã, cho bạn thấy được ánh sáng tâm hồn của chính mình.
Thời sinh viên, tôi cũng chán những gì được dạy ở trường, nên cố gắng tự tìm kiếm và học hỏi thêm các các kiến thức và kỹ năng khác. (Có thể, ngày trước tôi may mắn vì chưa đủ thức tỉnh như các bạn hôm nay để mà hiểu rõ bản chất của hệ thống giáo dục chính thống và tác hại của nó lên cá nhân và nhân loại, nên tôi cố gắng nhìn vào khía cạnh tốt của trường học, để khai thác nó).
Cho rằng, bằng cấp là công cụ kiếm sống, tôi đã phát minh ra đủ mọi trò đối phó, miễn sao không phải học, cũng không dối trá, mà vẫn có đủ điểm số. (May mà, tôi không hề biết trước rằng mai sau mình sẽ chẳng dùng gì đến những bằng cấp này, nên tôi không bao giờ có ý nghĩ bỏ học, mà chỉ dồn sức vào việc kiếm lấy tấm bằng).
Việc học tủ và đoán đề giúp tôi phát triển được phần nào khả năng ngoại cảm. Nhờ thói quen ghi nhớ vài kiến thức mà theo trực giác là đề thi trước ngày thi để rồi vứt bỏ ngay sau đó, mà tôi rèn được thói quen nắm rồi buông.
Tôi biết ơn những điều may mắn và những sự giúp đỡ mà tôi nhận được trong suốt năm tháng đi học. Học bổng và những năm tháng du học đã giúp tôi mở rộng trải nghiệm và nâng cao lòng tự tin. Nhờ có trường học, mà tôi được đi du lịch và được gặp người yêu. Bây giờ nhìn lại, hóa ra thời sinh viên, kiếm tiền bằng học bổng còn hiệu quả hơn là đi làm.
Kinh nghiệm ở trường khiến tôi học được về sự xoay xở để vẫn làm điều mình thích trong hoàn cảnh không có gì để mà thích. Nói vui, nếu mà việc học không chán kinh khủng, và mất quá nhiều thời gian, mà lại nhàn nhạt hay dễ chịu quá, thì có khi tôi chả học hỏi được nhiều đến thế. Đó thực sự là những năm tháng tuyệt đẹp.
Thế chúng ta đến trường để làm gì ?
Tôi luôn tin rằng mình không cần phải là con ngoan, trò giỏi. Cô giáo của con tôi nói rằng lớn lên cháu sẽ chẳng ra gì vì không phải trò giỏi, nhưng tôi biết rất nhiều người đã là con ngoan và trò giỏi, nên sau này cần chữa lành rất nhiều để vứt những thứ bị nhét trong đầu và trong người ra.
Chúng ta tự biết rằng chúng ta đến trường không phải để thuộc bài, được điểm cao hay làm hài lòng người khác. Chúng ta đến trường vì lơi ích và sự trưởng thành của chính mình, có thể hoàn toàn không phải từ sách vở.
Đứa trẻ hay thanh niên, đều có sự chán học ở mức độ cao hay thấp, nhưng chúng cần trường học để
– Thực hành việc tự giúp đỡ chính mình trong mọi hoàn cảnh và đối diện với thử thách một cách linh hoạt, để làm được điều cần thiết nhất, rồi đi ra mà ít bị ảnh hưởng tiêu cực nhất
– Thực hành việc giữ được sự tích cực của bản thân, đặc biệt sự linh hoạt, kiên định, nhẫn nại và bao dung, bất chấp ngoại cảnh
– Thực hành việc tìm kiếm và chiêm nghiệm chân lý cá nhân, giữa những định kiến, nhồi nhét tập thể đầy sai lầm.
– Trải nghiệm và thấu hiểu cuộc sống đời thường và thế giới của bản ngã, trước khi có thể cải thiện và hòa hợp thế giới đó với thế giới tinh thần
Đừng trao sức mạnh cho người khác, đừng vứt bỏ tương lai của bản thân
Hãy trăn trở với những giải pháp thiết thực để vượt qua, thậm chí chí cải tạo trường học, thay vì bị nghiền nát bởi chúng. Hãy giúp đỡ chính mình, những người trẻ như bạn và những đứa trẻ tương lai, thậm chí cả thày cô thay vì chạy trốn.
Nhiều bạn chạy trốn khỏi nhà trường, gia đình và các không gian chiêm nghiệm cá nhân, để bị cuốn trôi vào các phong trào tình nguyện, tâm linh hay New Age. Các bạn được thủ lĩnh của các phong trào nào đó trao cho tầm nhìn vĩ đại, thực ra là một viễn ảnh.
Rồi bạn trao lại cho họ những điều rất thực trong hiện tại, như thời gian và nguồn lực. Khi bạn trao sức mạnh của mình cho những người hô hào và lôi kéo bạn vào các sứ mệnh tâm linh, vì tương lai nhân loại, mà bất chấp hiện tại đời thường của cá nhân bạn, bạn vứt bỏ đi tương lai của mình, bạn phủ nhận giá trị cá nhân của mình.
Sự hô hào và lý tưởng không giúp bạn có tiền, có cơm ăn, có áo mặc, có bằng cấp, có việc làm, có sức khỏe, có sự hòa hợp với người thân. Khi bạn đang chung vai gánh vác trách nhiệm với đất nước, nhân loại, Trái đất, thì chẳng ai gánh vác việc riêng của bạn. Thực tế bạn đang vô trách nhiệm với chính mình và mẹ cha.
Ánh sáng hào nhoáng của các phong trào, tổ chức, không thể thay thế cho sự tỏa sáng của chính bạn từ những giá trị nội tâm. Người thày vĩ đại nào đó hay sách vở không giúp bạn trải nghiệm và học hỏi các bài học làm người.
Vào trong cuộc đời và trụ trong cuộc đời
Nhiều bạn trẻ bỏ học chỉ để trôi dạt bên đời, bỏ học chỉ để miễn cưỡng quay lại rồi lại bỏ. Đấy là kiểu bỏ học vì chán và không có phương hướng, chứ không bỏ học để lao vào đời sớm hơn như Bill Gate.
Có thể hàng chục năm về trước, cha mẹ các bạn cũng đã là đứa trẻ chán học, nhưng tràn đầy ước mơ như bạn hôm nay. Sau bao nhiêu năm lăn lộn với sinh tồn vật chất, bao gồm với việc sinh ra và nuôi dưỡng bạn, cha mẹ đã lãng quên mất rất nhiều giá trị tinh thần của chính mình. Cha mẹ của những đứa con “chán học” phải học rất nhiều để có thể bắt kịp với sự phát triển tâm linh của con.
Ngược lại, những đứa con phải thực hành về sinh tồn vật chất, phải vững bước vào đời, thì mới có thể thực hiện được sứ mệnh tâm linh của mình, mà vì nó bạn đã chọn cha mẹ để được sinh ra trong thế giới vật lý.
Vào trong cuộc đời, trụ trong cuộc đời, mở rộng trải nghiệm vật lý là sứ mệnh của những bạn trẻ. Đi vào thế giới bên trong và mở rộng nhận thức là sứ mệnh của cha mẹ các bạn. Nghiã là, những đứa con sẽ nâng đời sống tinh thần của cha mẹ và cha mẹ lại giúp con trụ vững trong thế giới vật chất 3D .
Định mệnh của bạn là bạn được sinh ra để giúp đỡ người khác tìm được giá trị và sống với sức mạnh bên trong, nhưng chính bạn hiện nay phải làm được việc này.
Trước hết, hãy tìm thấy giá trị trong các trải nghiệm học đường và trụ lại với sức mạnh bên trong của chính bạn.
Cho đến khi có một tấm bằng hoặc một công việc cụ thể để có thể tự nuôi sống bản thân, đó là lúc bạn có thể … bỏ học.
http://www.zeronews.us/2015/09/chan-hoc-va-bo-hoc-theo-tieng-goi-new.html
Có bằng cấp chưa chắc đã thành công
“Các bằng cấp học thuật sẽ được xem xét một cách nghiêm túc khi đánh giá ứng viên một cách tổng thể, nhưng sẽ không còn là một trở ngại cho cơ hội được tuyển dụng của ứng viên”, cô nói.
“Khảo sát nội bộ của hơn 400 sinh viên mới tốt nghiệp cho thấy rằng việc xét tuyển sinh viên chỉ dựa trên khả năng học thuật là một hướng đi bế tắc trong tuyển dụng.
“Không có bằng chứng cụ thể nào nói rằng những thành công trong môi trường giáo dục đại học sẽ dẫn đến thành công trong khả năng chuyên môn sau này của ứng viên”.
http://www.zeronews.us/2015/09/ernst-young-khong-con-phan-biet-bang.html