Chanh có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư mạnh mẽ gấp 10.000 lần các loại thuốc hóa trị, bạn đã biết chưa?

Chanh có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư mạnh mẽ gấp 10.000 lần các loại thuốc hóa trị, bạn đã biết chưa?

Để hưởng hết lợi ích mà chanh mang lại, mình đã tận dụng cả vỏ chanh và chẳng bỏ phí gì cả. Chanh xanh hay chanh vàng đều tốt, quan trọng là đừng có thuốc trừ sâu nhé.

Trong vòng 15 năm trở lại đây, nhiều nghiên cứu cho thấy các hợp chất limonoid tìm thấy trong chanh cũng như trái cây họ cam quýt có thể làm chậm tốc độ phát triển của các tế bào bướu thụ thể estrogen dương tính và âm tính.

Phát hiện này khẳng định tầm quan trọng của trái cây họ cam quýt cũng như chứng minh các nghiên cứu cũ là đúng (tức việc tiêu thụ rau củ quả có thể làm giảm nguy cơ ung thư).

ut3

Bỏ vỏ chanh là lãng phí cuộc đời.

Bằng cách nào?

Rất đơn giản. Hãy lấy một quả chanh hữu cơ, rửa sạch và bảo quản trong tủ đông. Khi chanh đã đông lại, bạn lấy ra và có thể thái lát cả miếng chanh hoặc bào vỏ làm gia vị cho món ăn. Rắc chanh cả vỏ lên kem, salad, súp, mì, ngũ cốc, sốt hay bất kì thực phẩm nào khác, hương vị của thức ăn có thêm chanh sẽ vô cùng đặc biệt và khác lạ.

Vỏ chanh chứa hàm lượng vitamin gấp 5-10 lần nướt cốt, và đây lại là thứ ta hay vứt đi. Vỏ chanh rất tốt trong việc loại bỏ độc tố khỏi cơ thể. Thật vậy, chanh còn mạnh gấp 10.000 lần các loại thuốc hóa trị và vì thế, hữu hiệu hơn nhiều trong việc tiêu diệt tế bào ung thư.

Hơn nữa, chanh có mùi vị dễ chịu và không gây ra những tác dụng phụ kinh khủng như hóa trị. Chanh được chứng minh là tiêu diệt nhiều loại ung thư, bao gồm bướu và u nang. Bên cạnh đó, nó còn chứa khả năng chống viêm nhiễm vi khuẩn, nấm và các kí sinh trùng. Chanh giúp điều hòa huyết áp, giãm đau, chống rối loạn thần kinh và căng thẳng.

ut2

Chanh có tác dụng trị ung thư gấp 10.000 lần hóa trị.

Lợi ích của chanh là do chính các nhà sản xuất dược phẩm hàng đầu trên thế giới tìm ra. Từ năm 1970 đến nay, đã có hơn 20 kết quả nghiên cứu khẳng định chanh có thể kết liễu 12 loại tế bào ung thư ác tính, trong đó có ung thư vú, ruột kết, phổi, tuyến tụy, tuyến tiền liệt.

Các thành phần của cây chanh mạnh mẽ gấp 10.000 lần Adriamycin, một loại thuốc hóa trị dùng để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Thông tin này từng được công bố bởi Viện Khoa học Sức khỏe Baltimore’s Health Sciences (Mỹ). Tuy nhiên, những người thao túng ngành dược lại che dấu thông tin này cùng hàng loạt kết quả nghiên cứu khác nhằm tạo ra ngành công nghiệp trị bệnh ung thư với lợi nhuận khổng lồ.

Cuốn sách The Big Cancer Lie do nhà xuất bản Lulu phát hành năm 2014 đã vạch trần thủ đoạn của các cơ quan dược phẩm Mỹ nhằm che dấu các cách chữa bệnh ung thư cực rẻ tiền mà hiệu quả. Thực tế, nguyên nhân gây ung thư đã được nhà khoa học đoạt giải Nobel Otto Heinrich Warburg phát hiện vào năm 1923. Từ đó đến nay, đã có hơn 300 phương thuốc chữa trị ung thư từ hàng trăm nghìn người trên thế giới với hiệu quả lên tới 95%, nhưng tất cả đều không được thừa nhận.

ut1

Tiến sĩ Hardin B. Jones thuộc Viện Y khoa Academy of Medical Science (New York, Mỹ) cho biết các bệnh nhân không xạ trị, hóa trị có tuổi thọ dài gấp 4 lần bệnh nhân tham gia chữa trị.

Chỉ có 2 phương pháp phổ biến hiện nay là xạ trị và hóa trị. Nhưng 3 trong 4 bác sĩ được hỏi trả lời rằng nếu mắc bệnh, họ sẽ không đời nào sử dụng hóa trị vì biết rõ là hiệu quả của nó rất hạn chế, nhưng lại làm suy giảm trầm trọng hệ miễn dịch của con người.

Hãy nên nhớ điều mà ông Otto Heinrich Warburg đã công bố: Ung thư hình thành do thói quen ăn uống và có thể bị tiêu diệt triệt để nếu thay đổi thói quen ăn uống.

Lamusm/ Nguồn Familylifegoals

Hoa Đà dạy 4 điều cấm kị trong khi ngủ để tránh gây tổn hại cho thân thể

Hoa Đà dạy 4 điều cấm kị trong khi ngủ để tránh gây tổn hại cho thân thể

Ăn uống, ngủ nghỉ hay vận động… là những nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Thiếu ngủ, con người sẽ suy kiệt sức lực, hao mòn thân thể, chóng già, sinh bệnh tật, làm cho làn da chóng nhăn, khô và sạm…

Giấc ngủ ngon là điều quan trọng để đảm bảo sức khỏe tốt. Ảnh minh họa

Từ xưa đến nay, các chuyên gia sức khỏe bao giờ cũng khuyên con người phải ăn, ngủ và làm việc điều độ, hợp lý. Nhưng đa số chúng ta lại thiếu quan tâm đến chất lượng giấc ngủ vì cho đó là hoạt động sinh lý bình thường.

Một danh y thời xưa là Hoa Đà, trong suốt quá trình chăm sóc bệnh nhân, ông đã đúc kết ra 4 điều cấm kỵ khi ngủ để đảm bảo sức khỏe.

Hoa Đà vốn là một vị lương y nổi tiếng thời Đông Hán trong lịch sử Trung Hoa, được xem như thần y, cũng là một trong những ông tổ của Đông y, do đó cách trị bệnh của ông từ xưa đến nay luôn được nhiều người coi trọng.

nhan sac, ngu, Hoa Đà, cấm kị, Bài chọn lọc,

Danh y Hoa Đà. Ảnh: internet.

1. Điều thứ nhất: Phải đi ngủ trước giờ Tý (từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng)

Theo quan niệm dưỡng sinh tại Thiếu Lâm tự, giấc ngủ là một phần vô cùng quan trọng trong đời người.

Nếu trước giờ Tý mỗi ngày không ngủ được, thì khi đi khám bệnh, rất nhiều lão tăng y sẽ nói: “Không chữa cho bạn”.

Kỳ thực không phải là không chịu chữa trị, mà là. . .  chữa không hết được.

Tại sao nói như thế?

Người mất ngủ thâm niên, bất luận là nam hay nữ thì gan đều đã trực tiếp bị tổn thương, lâu ngày sẽ tổn thương thận, dần dần tạo thành khí huyết của thân thể bị thiếu hụt, mỗi ngày khi soi gương sẽ cảm thấy sắc mặt xám xịt, không tốt.

Đến lúc đó cho dù bạn mỗi ngày dùng sản phẩm chăm sóc da, các loại chất bổ, rèn luyện thân thể, cũng không thể bù đắp lại những tổn thương do ngủ chưa đủ hoặc là giấc ngủ không tốt.

Vì vậy, dậy sớm thì không sao nhưng tuyệt đối không được ngủ trễ.

Rất nhiều người tinh thần không phấn chấn, phần nhiều là do có thói quen ngủ muộn, thường dễ bị tổn thương gan, tổn thương mật, thiếu tinh lực.

Người như vậy con mắt thường không tốt, tâm trạng thường bị ức chế, thời gian vui vẻ ít đi (khí trong phổi cũng chịu ảnh hưởng, là nguyên nhân của việc nhịp thở không ổn định liên tục trong khoảng thời gian dài)

Có nhiều người cho rằng buổi tối ngủ trễ, ban ngày có thể ngủ bù, thực ra là không bù lại được, nếu như ngủ không được, ngủ không đủ thì còn tồi tệ hơn nữa, khí huyết thân thể sẽ bị hao tổn hơn phân nửa.

2. Điều thứ hai: Khi ngủ không được suy nghĩ

“Xem như mình không có thân thể, hoặc như là người đang ở trong nước, hòa tan ngón chân cái trước, rồi đến các ngón chân khác, tiếp theo là bàn chân, bắp chân, đùi,… từng bước hòa tan, cuối cùng như không tồn tại, tự nhiên thiếp đi”.

“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”. Đây chính là trạng thái tinh thần tốt khi thiền định đi vào giấc ngủ.

Nhiều lúc, nguyên nhân của mất ngủ là do lúc đi ngủ trong đầu có nhiều tạp niệm, những lúc như thế này không nên nằm trằn trọc trên giường, để tránh hao tâm tổn sức, lại khó chìm vào giấc ngủ, biện pháp tốt nhất là ngồi dậy một hồi rồi ngủ tiếp.

Trên thực tế, con người ngày nay nếu muốn đi ngủ trước 11 giờ tối, thì chuyện bình ổn cảm xúc trước khi lên giường cũng rất quan trọng, tâm trạng cần có một khoảng thời gian từ từ trầm tĩnh lại.

“Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau”, chính là đạo lý này.

nhan sac, ngu, Hoa Đà, cấm kị, Bài chọn lọc,

Tâm ngủ trước, mắt ngủ sau, là cách tốt nhất để đi vào giấc ngủ. Ảnh minh họa

Nếu như vẫn chưa ngủ được thì trước khi ngủ bạn có thể thử thực hiện động tác gập bụng đơn giản, rồi ngồi xếp bằng tự nhiên hoặc ngồi kiết già trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau đặt lên trên chân, hô hấp tự nhiên, cảm giác lỗ chân lông toàn thân nở ra khép lại theo nhịp thở, nếu có ngáp chảy nước mắt thì sẽ có hiệu quả tốt nhất, đến khi muốn ngủ liền ngã xuống ngủ.

3. Điều thứ ba: Buổi trưa nên ngủ một chút hoặc là ngồi im thư giãn dưỡng thần

Vào buổi trưa (từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều), nếu không có đủ điều kiện để ngủ, bạn có thể ngồi im tĩnh lặng, nhắm mắt dưỡng thần 15 phút.

Những Hòa thượng đều có thói quen chợp mắt vào buổi trưa bằng cách ngồi thiền tại phòng thiền.

Kỳ thực, giữa trưa chỉ cần nhắm mắt thực sự ngủ 3 phút là bằng ngủ 2 giờ, quan trọng là thời gian ngủ phải thích hợp là giữa trưa. Ban đêm nếu ngủ đúng giờ Tý thì 5 phút ngủ tương đương với 6 giờ.

nhan sac, ngu, Hoa Đà, cấm kị, Bài chọn lọc,

Dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người. Ảnh: internet.

4. Điều thứ tư: Nhất định phải dậy sớm

Một ngày của nhà sư bắt đầu từ tiếng chuông đánh thức vào sáng sớm, cho dù vào mùa đông, cũng sẽ không thức dậy trễ hơn 6 giờ, vào 3 mùa xuân, hạ, thu thức dậy trước 5 giờ. Theo dưỡng sinh, dậy sớm có lợi cho sự trao đổi chất của cơ thể con người.

Chỗ tốt của dậy sớm là có thể loại bỏ một số chất bẩn ra khỏi cơ thể, nếu thức dậy quá muộn, đại tràng (ruột già) không được hoạt động, không thể thực hiện tốt chức năng bài tiết.

Ngoài ra, chức năng tiêu hóa của cơ thể con người hoạt động tốt nhất là vào buổi sáng từ 7 cho đến 9 giờ, là “khoảng thời gian hoàng kim” cho hấp thụ dinh dưỡng.

Cho nên, rất không nên ngủ nướng, nguyên nhân gây ra tình trạng choáng váng, mỏi mệt đa phần là do tham ngủ.

Những đúc kết của Hoa Đà cũng là những điều nổi bật trong phép tắc trị bệnh của Đông y: Trị bệnh trị tận gốc, chú trọng dưỡng sinh để nâng cao đề kháng cơ thế chống ngoại tà xâm nhập. Bảo tồn được tam bảo của cơ thể Tinh-Khí-Thần là yếu tố để cơ thể hoạt bát, thần thái tươi tỉnh.

Iris dịch từ Cmoney.tw

7 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÂM LINH VÀ TÔN GIÁO

Rất nhiều người lầm tưởng rằng Tâm linh nằm trong Tôn giáo và các hiện tượng huyền bí chưa giải thích được là những biểu hiện siêu nhiên. Thậm chí, một số khác còn cho rằng Tâm linh như là một trường phái, do bởi một phần vì họ thiếu kiến thức, phần khác họ đang bị thao túng bởi nỗi sợ hãi đã mang sẵn trong người.

Nếu chúng ta chịu khó lùi về quá khứ để thử nghiên cứu và tìm hiểu về Tâm linh, chúng ta sẽ cùng có một nhận thức chung rằng thật ra Tâm linh chẳng có gì là huyền bí hay cao siêu và Tâm linh cũng chẳng có liên hệ gì đến các trường phái hay giáo phái nào cả.

7 sự khác biệt sau đây giữa Tôn giáo và Tâm linh sẽ giúp bạn hiểu những gì thực sự là Tâm linh.

1.Tôn giáo làm cho bạn bị gò bó – Tâm linh cho bạn sự tự do.

Tôn giáo dạy bạn theo một hệ tư tưởng và phải vâng phục theo những giới luật nhất định, nếu không, bạn sẽ bị trừng phạt hoặc bằng cách này hoặc cách khác. Tâm linh cho phép bạn đi theo sự hướng dẫn của trái tim mình với những gì bạn cảm thấy rằng điều đó được cho là đúng. Tâm linh giải phóng bạn khỏi sự ràng buộc với những giới luật chưa thực sự thuyết phục được bạn, cũng như bạn không phải tuân theo bất cứ ai, bởi vì tất cả chúng ta là một.

Đó là nền tảng để cho bạn chọn lựa những gì bạn cho rằng thật sự thiêng liêng và đáng tôn kính.

2.Tôn Giáo dạy cho bạn thấy được sự sợ hãi – Tâm linh cho bạn biết làm thế nào để trở nên con người can đảm.

Tôn giáo cho bạn biết những gì để bạn sợ và cho bạn biết hậu quả việc mình làm.

Tâm linh làm cho bạn nhận thức được hậu quả, nhưng không muốn bạn tập trung vào sự sợ hãi. Cho dù có lo sợ đi nữa nhưng làm thế nào để đối phó và vượt qua, dù hậu quả có thể đến như một tất yếu.

Tâm linh cho bạn biết cách hành động xuất phát từ lòng yêu thương, chứ không phải hành động vì sự sợ hãi.

3.Tôn giáo nói cho bạn biết về Chân lý – Tâm linh cho phép bạn khám phá Chân lý.

Tôn giáo cho bạn biết những gì để tin và những gì là lẽ phải.

Tâm linh cho phép bạn phát hiện ra tất cả những điều đó bằng chính mình và hiểu nó theo cách độc đáo của riêng bạn.

Tâm linh cho phép bạn kết nối với cái tôi cao nhất của mình và hướng dẫn tâm trí của bạn rằng chân lý như một đại thể, đều giống như nhau trong mỗi con người của chúng ta.

Tâm linh cho phép bạn tin vào chân lý của riêng của bạn thông qua nhận thức của chính trái tim mình.

4.Tôn giáo phân biệt với các tôn giáo khác – Tâm linh kết hợp các tôn giáo lại với nhau.

Thế giới của chúng ta có rất nhiều tôn giáo và tất cả đều rao giảng rằng lịch sử tôn giáo của họ là những câu chuyện thật. Tâm linh nhìn thấy sự thật này trong tất cả các tôn giáo và kết hợp lại với nhau bởi vì sự thật đều là như nhau cho tất cả, chứ không dựa trên sự khác biệt về chi tiết của những câu chuyện mà tôn giáo nói đến.

5.Tôn giáo làm cho bạn bị lệ thuộc – Tâm linh giúp bạn độc lập.

Nếu bạn tham dự vào các hoạt động tôn giáo và sau đó bạn cảm thấy mình như là một người có đạo và mình là người xứng đáng hưởng hạnh phúc. Tâm linh cho bạn thấy rằng, bạn không cần hoặc phải phụ thuộc vào bất cứ điều gì để đạt được hạnh phúc. Hạnh phúc luôn được tìm thấy ở chiều sâu bên trong bạn và chính chúng ta mới là người chịu trách nhiệm về nó. Sự thiêng liêng này được tìm thấy ở ngay bên trong mỗi con người của chúng ta. Đó là lý do tại sao chúng ta luôn luôn xứng đáng được hưởng hạnh phúc này.

6.Tôn giáo sử dụng hình phạt – Tâm linh sử dụng Nghiệp quả.
Tôn giáo nói rằng nếu chúng ta không tuân theo những quy tắc nhất định thì sẽ có hình phạt thích đáng đang chờ chúng ta dựa vào niềm tin của chúng ta.

Tâm linh cho phép chúng ta hiểu rằng mọi hành động đều có hậu quả của nó và hình phạt là do phản ứng đến từ các hành động của chúng ta đã thiết lập trước đó, dựa theo những quy luật cơ bản của Vũ trụ.

7.Tôn giáo đưa bạn đi theo một hành trình – Tâm linh cho phép bạn tạo riêng hành trình của mình.

Nền tảng của một tôn giáo là lịch sử những câu chuyện kể về một Đức Chúa Trời hay hay Đấng Giác ngộ nào đó gắn liền hành trình của các Ngài đi đến Giác ngộ. Chân lý là do họ đã phát hiện ra và bạn chỉ cần thực hiện theo các bước đi của các Ngài.

Tâm linh cho phép bạn đi theo hành trình của riêng bạn để đạt được Giác ngộ và khám phá chân lý theo cách riêng của bạn, theo sau những gì trái tim bạn mách bảo là đúng, vấn đề là làm thế nào để bạn có được cảm nhận này.

Mỗi tôn giáo đều phát xuất từ tâm linh vì nhờ qua cuộc hành trình về tâm linh mà các vị ấy mới Giác ngộ. Chi tiết về các câu chuyện của các Đấng ấy không quan trọng bằng thông điệp về sự thật mà các Đấng ấy đã gửi đi.

Trong mỗi trái tim của chúng ta đều có sẵn một mật mã thiêng liêng, có khả năng phát đi những tín hiệu đồng điệu, qua đó mỗi chúng ta có thể khám phá sự thật. Đó là lý do tại sao tất cả các tôn giáo đều phải có một cái gì đó mà chúng ta tìm đến vì tin đó là là sự thật, là chân lý.

(Nguồn: Tri thức hoàng kim)

Bí quyết sống 105 năm của bác sĩ hành nghề lâu nhất thế giới

Bí quyết sống 105 năm của bác sĩ hành nghề lâu nhất thế giới

Chia sẻ về bí quyết dưỡng sinh, trường thọ của mình, bác sĩ Shigeaki Hinohara (nay đã 105 tuổi) đưa ra 5 triết lý sống đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm.

Sinh năm 1911, Shigeaki Hinohara là một trong những bác sĩ hành nghề lâu năm nhất thế giới, và được người Nhật tôn vinh là huyền thoại y học.

Sự nghiệp của ông cũng là những năm tháng phi thường. Từ năm 1941, ông tham gia chữa bệnh tại Bệnh viện Quốc tế St.Luke’s và dạy học tại Trường Đại học Y St.Luke’s, Tokyo.

Sau chiến tranh thế giới thứ 2, ông tham gia gây dựng lại bệnh viện và trường học này từ những đổ vỡ hoang tàn. Cho đến nay, dù đã hơn 100 tuổi, bác sĩ Hinohara vẫn còn rất khỏe mạnh và sáng suốt để giữ chức chủ tịch hội đồng quản trị của 2 cơ quan này.

Khi ở tuổi 75, bác sĩ Hinohara đã viết được gần 150 đầu sách, trong đó có những cuốn bán được hàng triệu bản trên toàn thế giới. Mỗi năm, ông thực hiện hơn 100 buổi diễn thuyết, số lần xuất ngoại nhiều không đếm xuể.

Ở vào tuổi xưa nay cực hiếm, ông Hinohara vẫn tiếp tục hành nghề chữa bệnh cứu người với thái độ tận tâm và vô cùng minh mẫn.

“Nên mở đèn sáng hơn một chút nữa, để mọi người đều có thể nhìn rõ khuôn mặt trẻ trung của tôi”, đó là lời mở đầu đầy dí dỏm của vị bác sĩ vừa bước sang tuổi 105 này trong buổi trả lời phỏng vấn của Thời báo Life Times.

Chia sẻ về bí quyết dưỡng sinh, trường thọ của mình, Shigeaki Hinohara đưa ra 5 triết lý sống đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm.

1. Đừng chỉ tồn tại, mà hãy sống cho thật tốt

Khi chuẩn bị về hưu ở tuổi 65, ông Shigeaki Hinohara từng trở thành nạn nhân trong một vụ cướp máy bay và may mắn được cứu sống. Từ biến cố đó, ông liền cho rằng ân nhân đã cho mình một sinh mệnh thứ hai.

Từ đó về sau, mỗi khi mở mắt đón chào ngày mới, bác sĩ Hinohara đều tự nhủ bản thân phải sống hết mình, chuyện gì muốn làm đều sẽ làm, thân thể cũng từ đó mà bắt đầu thay đổi. Suy nghĩ tích cực này giống như ánh mặt trời, khiến bản thân vui vẻ và khỏe mạnh.

Vì vậy, ông Hinohara cho rằng dù là thanh niên hay người cao tuổi đều cần có thái độ sống rõ ràng, tránh phức tạp hóa những vấn đề nhỏ nhặt, dồn thời gian, tâm sức cho những việc quan trọng để có thêm sức sống và động lực.

Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng suy nghĩ tích cực có tác dụng kích thích vận động, tăng cường sức khỏ, củng cố nhận thức và làm chậm quá trình lão hóa ở người cao tuổi.

Tận dụng mọi cơ hội để học hỏi

Sống tới thời đại công nghệ, bác sĩ Shigeaki Hinohara cũng bắt kịp xu hướng rất nhanh.

Ông thường xuyên đăng tải những trạng thái, bài viết và hình ảnh của mình trên trang cá nhân và blog. Theo ông, “việc luôn làm mới mình mới khiến bản thân không già nua!”

Ông Hinohara luôn cổ vũ tinh thần ham học hỏi ở mọi người, đặc biệt là người cao tuổi. Trên thực tế, quá trình học tập cái mới không quá khó khăn như nhiều người tưởng tượng.

Shigeaki Hinohara lấy ví dụ rằng nhiều năm về trước, ông từng đọc được một cuốn sách rất hay, sau đó dần suy nghĩ làm cách nào để biến nó thành một vở nhạc kịch. Cứ như vậy, ông trở thành nhà biên kịch vào năm 88 tuổi.


Ông Hinohara còn tiếp tục học vẽ tranh, chỉ huy dàn nhạc, huấn luyện viên thể hình… và tiếp nhận thêm nhiều kiến thức khác ở tuổi ngoài 100

Ông Hinohara còn tiếp tục học vẽ tranh, chỉ huy dàn nhạc, huấn luyện viên thể hình… và tiếp nhận thêm nhiều kiến thức khác ở tuổi ngoài 100

Có nhiều người luôn miệng than thở bản thân “già rồi”, “không còn dùng được”… Thực chất, đây chỉ là cớ để họ cự tuyệt cái mới, cản trở bản thân học hỏi và vùi lấp đi tài năng tiềm tàng của chính mình.

Trong khi đó, nhiều người tuổi càng cao càng thêm nhiệt huyết với cuộc sống, muốn làm những chuyện chưa từng làm, thử nghiệm những thứ chưa từng thử. Việc nuôi dưỡng tài năng như vậy càng khiến cho thân thế và tinh thần trẻ lại.

Duy trì cân nặng và vòng eo của tuổi 30

Từ năm 30 tuổi đến nay, ông Hinohara luôn duy trì cân nặng ở mức 60kg. Bí quyết giữ thể trọng ở mức ổn định trong hàng chục năm của vị bác sĩ này nằm ở chế độ ăn uống lành mạnh.

Bữa sáng của ông Shigeaki Hinohara bắt đầu bằng một cốc nước trái cây có kèm 1 thìa dầu oliu. Thức uống tự chế này có khả năng ổn định cholesterol và bổ sung năng lượng cho cơ thể.

Sau đó, ông uống một cốc sữa đậu nành để tăng cường lecithin. Bữa ăn đầu ngày được kết thúc bằng một quả chuối và một cốc cà phê.

Ông Hinohara có thói quen ăn rất ít vào bữa trưa (chỉ vài miếng bánh quy và một cốc sữa tươi). Nhưng bù lại, thực đơn bữa tối của ông rất bổ dưỡng và phong phú.

Mỗi tuần ông ăn 2 bữa thịt bò không dầu mỡ vào buổi tối, những ngày còn lại sẽ thay đổi thực đơn bằng món cá và rau củ. Hai loại rau được ông đặc biệt yêu thích là rau diếp và cải xanh.

Vị bác sĩ 105 tuổi này cũng nhấn mạnh chúng ta không cần quá cường điệu về chế độ ăn uống. Nếu hôm nay ăn nhiều hơn mọi ngày thì bữa sau ăn ít đi một chút là ổn.

Tuy nhiên cần kiên trì nguyên tắc mỗi bữa không ăn no quá 8 phần và nên hạn chế ăn đồ ngọt.

Theo bác sĩ Shigeaki Hinohara, chế độ ăn uống chưa phải là phương diện duy nhất cần lưu ý trong việc duy trì vóc dáng cân đối. Ông khuyên mọi người cần tăng cường vận động.

Bản thân Hinohara không bao giờ lười biếng, chăm chỉ tập luyện thể thao vào buổi sáng và chiều, nhất quyết không đi thang máy, kiên trì chạy bộ.

Ông cũng lưu ý rằng, mỗi người có một thể trạng khác nhau, không thể áp dụng máy móc chế độ ăn uống sinh hoạt của người khác cho bản thân, mà cần nỗ lực tìm kiếm phương thức và thói quen phù hợp với sức khỏe của mình.

Mơ ước không phân biệt tuổi tác

Ở tuổi 105, ông Hinohara chưa bao giờ từ bỏ ước vọng về một thế giới hòa bình và coi trọng sinh mệnh.

Mỗi tháng, bác sĩ đều đến diễn thuyết tại các trường học, trò chuyện, giảng giải về “sinh mệnh” cho thế hệ tương lai của Nhật Bản, từ đó gieo vào trái tim con trẻ niềm trân trọng cuộc sống.

Ông Shigeaki Hinohara luôn muốn được sống trong một thế giới không bị phân biệt tuổi tác hay giai cấp. Mọi ước mơ dù lớn hay nhỏ đều có giá trị của riêng nó.

Trong tâm biết ước mơ, hi vọng thì bản thân mới có động lực và vận dụng tài năng để thực hiện điều mình muốn.

Đơn giản như có người mong muốn sống lâu, ước mơ đó sẽ biến thành hành động, khiến người đó mỗi ngày dần dần thay đổi chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, tác phong vận động…

Ý niệm trên càng quan trọng đối với người lớn tuổi. Khi các cụ có ước mơ nào đó, con cái hay người bạn đời nên cổ vũ, khích lệ, chứ không nên vùi dập lối sống tích cực đó.

“Sống cho đến lúc chết”

Là một bác sĩ từng chứng kiến quy luật sinh, ly, tử, biệt. Năm 1993, ông Hinohara đã tự tay viết một lá thư mang tựa đề “Làm thế nào để sống tới lúc chết?”

Ông thấu hiểu: “Bác sĩ không chỉ là người giúp bệnh nhân chống chọi với bệnh tật. Bác sĩ còn là người có đủ dũng khí đối mặt với tử thần khi người bệnh đang trong thời khắc sinh tử.”

Quan niệm ấy đã thôi thúc ông đề xướng và phát triển dịch vụ chăm sóc đặc biệt dành cho những người hấp hối.

Theo đó, bác sĩ sẽ là người đồng hành cùng những bệnh nhân sắp qua đời ở chặng cuối của cuộc đời. Họ sẽ được chăm sóc từ thân thể đến tâm trí, tinh thần để người bệnh ra đi một cách thanh thản và tôn nghiêm nhất.

Bác sĩ Shigeaki Hinohara cho rằng chỉ khi không sợ tuổi già, không sợ cái chết, chúng ta mới có thể sống thanh thản.

Theo quan niệm của nhiều người, “chết chóc” là điềm gở. Đối mặt với chữ “tử” này, không ít người mang trong mình cảm giác thương cảm và sợ hãi.

Đi ngược lại với “lẽ thường” ấy, ông Hinohra khuyên con người nên đối mặt với sự thật là cơ thể sẽ ngày một già đi và nuôi dưỡng tinh thần “sống cho đến lúc chết”.

Ngày nay, ở xứ sở mặt trời mọc còn xuất hiện chương trình mang tên “học cách để chết”.

Mục đích của khóa học này là giúp học viên có cái nhìn đúng đắn về quy luật sinh – tử, đồng thời khích lệ mọi người dũng cảm nhìn thẳng vào chết để quý trọng sinh mệnh, trân trọng sức khỏe và có đủ dũng khí bước tiếp trên đời đường.

* Theo Sina Health
Ref: http://soha.vn/song-khoe/bi-quyet-song-105-nam-cua-bac-si-hanh-nghe-lau-nhat-the-gioi-20160128235437127.htm

Giới thiệu chung về giấc ngủ và các giai đoạn của giấc ngủ

Giới thiệu chung về giấc ngủ và các giai đoạn của giấc ngủ

Giả sử bạn vừa mới mua một chiếc radio mới. Sau khi bật nó suốt 4 tiếng, bỗng nhiên nó ngừng phát. Bạn tự hỏi rằng liệu chiếc radio này bị hết pin hay nó cần được mang đi sửa chữa. Một lát sau, bạn phát hiện ra rằng, chiếc radio này luôn dừng hoạt động sau 4 giờ mở liên tục. Bạn chẳng cần phải mang đi sửa chữa hay thay pin gì cả vì nó sẽ hoạt động lại sau vài giờ. Bạn bắt đầu nghi các nhà chế tạo thiết kế cách hoạt động của radio như vậy có lẽ là để phòng ngừa việc chúng ta nghe nó cả ngày. Bạn muốn tìm một thiết bị tự động tắt sau khi chơi trong vòng 4 giờ? Bạn đang hỏi một câu hỏi mới . Khi bạn nghĩ rằng radio dừng lại bởi vì nó cần được sửa chữa hay cần thay pin mới, bạn sẽ không đòi hỏi có những thiết bị tự động tắt.

Cũng tương tự như vậy, nếu chúng ta cho rằng ngủ như là một cái gì đó hư hỏng như máy móc, chúng ta sẽ không đòi não sản xuất ra nó. Nhưng nếu chúng ta nghĩ, giấc ngủ như là một trạng thái đặc biệt để phục vụ những chức năng riêng biệt, chúng ta sẽ tìm kiếm những cơ chế để điều khiển nó.

Giấc ngủ và những gián đoạn khác của ý thức

Hãy bắt đầu với một vài sự phân biệt. Giấc ngủ là một trang thái não bộ chủ động sản xuất, đặc trưng bởi việc giảm phản ứng với các kích thích. Ngược lại, trạng thái hôn mê là một khoảng thời gian dài vô thức được gây ra bởi các chấn thương đầu, đột quỵ hay bệnh tật. Chúng ta có thể đánh thức một người đang ngủ nhưng không thể đánh thức một người đang trong trạng thái hôn mê. Một người trong trạng thái hôn mê có sự hoạt động não suốt cả ngày rất thấp, ít hoặc không có phản ứng với kích thích, bao gồm cả kích thích gây đau đớn. Và bất kì những cử động xảy ra thì thường không có mục đích và không trực tiếp hướng về bất cứ cái gì. Thông thường, một người đang trong trạng thái hôn mê, hoặc là họ sẽ chết hoặc là họ sẽ hồi phục trong một vài tuần.

Riverside in B&W by K.

Riverside in B&W by K.

Một người trong trạng thái sống thực vật có sự luân phiên giữa trạng thái ngủ và có kích thích vừa phải; thậm chí trạng thái kích thích nhiều, người đó càng cho thấy sự mất ý thức về môi trường xung quanh. Họ hít thở thì thường xuyên hơn, và khi cơ thể chịu đau đớn sẽ gây ra những phản ứng, ít nhất là những phản ứng tự trị như tăng nhịp tim, hít thở và ra mồ hôi . Họ không thể nói cũng không thể phản ứng với lời nói, hay thể hiện bất kì hoạt động có mục đích nào. Tuy nhiên, người trong trạng thái này có thể có một vài hoạt động nhận thức (Gúerit, 2005). Trang thái ý thức tối thiểu (minimally conscious state) là trạng thái cao hơn trạng thái sống thực vật; thỉnh thoảng, họ sẽ xuất hiện hành động có mục đích trong thời gian ngắn và hiểu được lời nói với số lượng giới hạn. Trạng thái sống thực vật hoặc trạng thái ý thức tối thiểu có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm.

Chết não là một tình trạng không có dấu hiệu của sự hoạt động não và không có bất kỳ đáp ứng của kích thích nào. Các bác sĩ thường chờ đợi họ có dấu hiệu của sự hoạt động não trong vòng 24 giờ trước khi thông báo là chết não, thời điểm hầu hết mọi người cho rằng việc từ bỏ hỗ trợ về mặt vật chất là phù hợp với đạo đức.

Các giai đoạn của giấc ngủ

Gần như mọi sự tiến bộ khoa học đều đến từ các sự đo lường mới hoặc được cải thiện. Các nhà nghiên cứu thậm chí không hề nghi ngờ những giấc ngủ có các giai đoạn khác nhau cho đến khi họ tình cờ đo chúng. Điện não đồ (EEG) như được mô tả ở chương 4 (một phần khác trong cuốn sách này), ghi nhận trung bình điện thế của các tế bào và các sợi trong vùng não gần điện cực trên da đầu (Hình 9.10 ở dưới). Nếu một nửa các tế bào trong một vài khu vực điện thế tăng trong khi một nửa còn lại giảm, chúng sẽ triệt tiêu nhau. Điện não đồ ghi nhận sự dao động lên hoặc xuống của hầu hết tế bào tương tự nhau cùng lúc. Bạn có thể so sánh điện não đồ với tiếng ồn trong một sân vận động thể thao đông đúc: Nó thể hiện có sự biến động nhẹ cho đến khi một vài sự kiện xảy ra khiến mọi người la hét một lúc. EEG giúp các nhà nghiên cứu não so sánh hoạt động của não ở thời điểm khác nhau trong khi ngủ.

20150513-2015_0513_20512900BW1

Hình 9.11 ở dưới thì thể hiện dữ liệu polysomnograph [phương pháp đo giấc ngủ], sự kết hợp của EEG và sự ghi nhận chuyển động của mắt của một sinh viên đại học trong các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Hình 9.11 thể hiện khoảng thời gian thư giãn trong lúc tỉnh táo để so sánh. Lưu ý loạt sóng alpha đều đều tại tần số 8 đến 12 mỗi giây. Sóng Alpha biểu diễn đặc trưng của sự thư giãn, không phải biểu hiện toàn bộ sự tỉnh táo

20150513-2015_0513_20511900 copyBW1

Hình 9.11b – giấc ngủ vừa bắt đầu. Trong suốt giai đoạn này, được gọi là giai đoạn 1 của giấc ngủ, điện não đồ bị chi phối bởi các bước sóng không đều, lởm chởm và có sóng điện áp thấp. Hoạt động não bộ thấp hơn giai đoạn thư giãn khi tỉnh táo nhưng cao hơn giai đoạn ngủ khác. Như hình 9.11c thể hiện, những đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn 2 là thoi ngủ và phức bộ K (K-complex) . Thoi ngủ gồm 12-14 Hz xuất hiện một đợt bột phát kéo dài ít nhất là nửa giây. Thoi ngủ tạo ra bởi dao động tương tác giữa các tế bào trong đồi thị và vỏ não. K-complex là một làn sóng mạnh kết hợp với sự ức chế tạm thời việc truyền tín hiệu của nơ-ron thần kinh (Cash et al., 2009).

Trong các giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ, nhịp tim, nhịp thở, và hoạt động của não giảm xuống, trong khi đó biên độ sóng chậm và lớn trở nên phổ biến hơn (Hình 9.11d và e). Đến giai đoạn 4, hơn một nửa các ghi nhận các bược sóng lớn của ít nhất một thời gian nửa giây. Giai đoạn 3 và 4 cùng tạo thành sóng ngắn trong khi ngủ (SWS).

Bước sóng chậm cho thấy hoạt động của các tế bào thần kinh đồng bộ hóa cao. Trong giai đoạn 1 và trong lúc tỉnh táo, vỏ não nhận được rất nhiều thông tin và hầu hết phần lớn ở tần số cao. Gần như tất cả các tế bào thần kinh hoạt động tại thời điểm khác nhau; Do đó, điện não đồ có những bước sóng ngắn, nhanh và hay thay đổi. Tuy nhiên, đến giai đoạn 4, cảm giác tiếp nhận thông tin tới vỏ não sẽ giảm đáng kể, và vài nguồn thông tin còn lại có thể đồng bộ hoá nhiều tế bào.

Nguồn: Stages of Sleep and Brain Mechanisms, Chapter 9: Sleeping and Waking, Biological Psychology, 11th Edition by James W. Kalat, 2013

Người dịch: Zoey, Vù Vù

Nguồn: http://beautifulmindvn.com/2015/05/13/gioi-thieu-chung-ve-giac-ngu-va-cac-giai-doan-cua-giac-ngu/

Vì sao khi ngủ nhiều hơn thì lại mệt hơn? Mẹo ngủ 5 phút tương đương với 6h

Vì sao khi ngủ nhiều hơn thì lại mệt hơn? Mẹo ngủ 5 phút tương đương với 6h

90% người dân không biết cách ngủ như thế nào là tốt! Nên ngủ thế nào để khi thức dậy bạn thấy tràn đầy năng lượng? Bạn có biết, một người chỉ cần ngủ hai giờ là đủ? Nếu thế bạn sẽ thắc mắc tại sao mọi người vẫn cảm thấy rằng phải ngủ 7 hay 8 tiếng một ngày? Thực ra đó chỉ là thói quen nghỉ ngơi được dưỡng thành từ nhỏ. Chúng ta không cần thời gian ngủ quá nhiều!

Thực tế cho thấy 3 phút ngủ thực sự chất lượng vào buổi trưa là bạn có thể tính táo như vừa ngủ được 2 giờ ở thời điểm khác, đặc biệt là đối với những người thực hành thiền định trong các môn phái khí công. Xét về chất lượng giấc ngủ thì tại cung giờ Tý (23h đêm – 1h sáng), nếu bạn ngủ 5 phút là tương đương với 6h ngủ ở các giờ khác. Cung giờ 11h – 1h trưa cũng có hiệu quả tương tự. Như vậy, bạn nhất định nên ngủ vào giờ Tý. Cho dù bạn có việc phải thức khuya hoặc bị chứng mất ngủ thì bạn cũng nên cố gắng ngủ trong giờ đó, dù chỉ là 20 phút thì bạn cũng nhất định phải tự dỗ mình ngủ vào giờ đó.

Tương tự như nguyên lý chuyển động của vũ trụ, địa cầu, kinh dịch, nguyên lý cân bằng âm dương mà bạn có thể cảm nhận được một nguồn năng lượng chạy từ tim xuống vùng đan điền (nơi bụng dưới) khi bạn ngủ đúng và đủ giấc. Đó có thể gọi là “Thủy Hỏa đều được bồi bổ”, và bạn sẽ cảm thấy tinh thần phấn chấn gấp trăm lần.

20150724134409492

Nếu bạn ngủ vào lúc trời gần sáng thì rất dễ bị váng đầu vào ngày hôm đó. Nếu sau 12h30 giờ đêm (giờ Tý) mà bạn vẫn chưa ngủ thì sẽ rất không tốt, và càng nghiêm trọng hơn nếu bạn vẫn thức cho đến 4-5 giờ sáng. Từ 5-6 giờ sáng là thời điểm bạn phải kết thúc giấc ngủ của mình. Nếu bạn lại cố ngủ bù vào lúc 5-6 giờ sáng bạn rất dễ bị váng đầu cả ngày hôm đó. Người thường phải thức đêm làm việc nên cố gắng ngủ vào giờ Tý, ít nhất là nửa giờ cho dù là việc đại sự gì cũng phải cố gắng ngủ.

Những người bị mất ngủ, đến 12h đêm vẫn chưa ngủ thường trằn trọc trên giường mãi không ngủ được, đến khi muốn ngủ thì trời đã sáng. Kết quả là đầu óc cứ bị mê muội đến tận chiều hôm sau. Những người bị mất ngủ và có cảm giác ngủ chưa đủ là bởi vì người đó thiếu kinh nghiệm và hiểu biết về giấc ngủ.

Phương pháp ngủ

Giống như các quy tắc giao thông, người không hiểu về giấc ngủ rất dễ gặp các sự cố như trên. Bạn phải luôn nhớ rằng: Ngủ cũng có quy tắc. Từ 23h đến 3h sáng (giờ Tý và giờ Sửu) là lúc lá gan hoạt động mạnh nhất. Mật từ gan sẽ được tiết vào máu: “Nằm xuống thì máu chảy về gan, đứng dậy thì máu chảy đi”. Bạn nên bắt đầu đi nằm từ 22h, lặng lẽ không nói chuyện, giấc ngủ tự nhiên sẽ đến khoảng 23h. Mật từ gan tiết vào máu, lọc bỏ chất độc, chất thải, làm cho huyết dịch trở nên tươi mới, trong sạch. Như thế đến 100 tuổi cũng không có bệnh viêm gan hay sỏi mật. Người phải thức đêm quá nhiều, mật từ gan sẽ không được đưa đủ vào máu, huyết dịch tự nhiên không được thải độc, không được làm sạch, mật trong gan cũng không cách gì dược tiết ra đều đặn. Dễ gây ra sỏi mật, u nang, viêm gan B đại tam dương (có 3 phản ứng dương tính trong 5 xét nghiệm viêm gan B) và viêm gan B tiểu tam dương (biến thể của đại tam dương).

Ở châu Âu, bình quân cứ 4 người thì có 1 người mắc bệnh về gan. Nguyên nhân của tình trạng này là vì chưa hiểu nguyên nhân và chưa biết cách ngủ đúng. Nửa giờ trước khi đi vào giấc ngủ, bạn không nên nói chuyện, vì khi nói chuyện, thì kinh động đến phổi, tiếp đến là tâm cũng bị kinh động dẫn đến trạng thái hưng phấn của não bộ, lúc đó bạn sẽ rất khó chìm vào giấc ngủ.

Giờ Hợi: 21:00 đến 23:00

20150724135207626

Ở cung giờ Hợi, ba kinh mạch chính của cơ thể hoạt động rất mạnh, làm thông hàng trăm kinh mạch khác (Đông y gọi ba kinh mạch này là tam tiêu, gồm thượng tiêu, trung tiêu và hạ tiêu. Thượng tiêu là lưỡi, thực quản, tim phổi; trung tiêu là dạ dày; hạ tiêu là ruột non, ruột già, thận và bàng quang). Ngủ vào giờ Hợi thì trăm mạch đều được nhu dưỡng. Những người sống trăm tuổi thường có thói quen đi ngủ trước 21:00 giờ. Phụ nữ nếu muốn kéo dài tuổi thanh xuân thì nên đi ngủ sớm vào giờ Hợi.

Khi ngủ nên đóng cửa sổ, không bật quạt, không bật điều hòa, nếu không thì có thể phát sinh nhiều bệnh cho bản thân. Bởi vì khi người ta đang ngủ, khí huyết lưu thông chậm chạp, nhiệt độ cơ thể hạ thấp. Bề mặt mặt ngoài cơ thể sẽ hình thành một lớp khí dương bao bọc, tác dụng của lớp khí dương này có thể gọi là “Quỷ mị bất xâm”. Vì sao như thế? Là vì khi dương khí sung mãn khắp cơ thể, ngủ sẽ không gặp ác mộng, và không gì có thể xâm nhập.Mở điều hòa không giống với bật quạt hay mở cửa. Mở cửa thì gió xâm nhập vào gân, nhưng nếu mở điều hòa thì hàn lạnh có thể xâm nhập vào tận xương. Kết quả là đến sáng tỉnh dậy thì mặt vàng, phía sau cổ cảm giác bị tê cứng, khớp xương đau nhức, thậm chí có người phát sốt. Đó gọi là phong hàn đã xâm nhập đến gân và xương khớp, làm cho khí trong cơ thể bị tổn thương. Hiệu quả tốt nhất khi ngủ là không mở điều hòa, không bật quạt, các cửa phòng đóng kín. Nếu thời tiết nóng thì có thể mở cửa chính khi ngủ, nhưng hiệu quả kém hơn một chút nhưng chắc chắn là không bị hiện tượng tê cứng cổ uể oải vào sáng hôm sau.

Bạn cố gắng đi ngủ sớm nhưng sau đó vẫn bắt đầu giấc ngủ muộn như thế có thể bị thiếu dương khí, sáng hôm sau nhất định là thấy mệt mỏi, vô lực. Có người mở điều hòa ở phòng khách rồi mở cửa phòng ngủ thì cũng không khác gì lắm so với việc mở điều hòa ở phòng ngủ. Mở điều hòa như thế thì hàn lạnh sẽ tiến nhập vào xương cốt cho nên trong người bị lạnh, trong xương tủy bị lạnh. Vậy thì bổi bổ dương khí như thế nào? Cần bổi bổ để trong xương tủy không còn lạnh, tăng hỏa khí để đẩy hàn ra ngoài và luôn nhớ rằng: ngủ cần đóng cửa, không mở điều hòa, không bật quạt để bảo hộ dương khí của cơ thể.

Lá gan bị bốc hỏa, hay dạ dày có vấn đề sẽ xuất hiện hiện tượng ngủ bất an. Nếu là dạ dày bị hàn thì người đó thiếu dương khí, hoặc do uống nhiều trà xanh. Dạ dày bị hàn làm người ta ngủ không ngon giấc. Trường hợp dạ dày bị nhiệt nóng, nhiệt bốc lên làm cho miệng thở gấp, như thế người ta cũng ngủ không ngon giấc. Một trường hợp khác nữa là dạ dày bị khô, thiếu nước (táo), như thế sẽ làm cho miệng lưỡi khô ráp, háo nước.

20150724135744074

Nếu dạ dày bị đầy khí hư, bụng sẽ trướng, như thế cũng làm cho ngủ không ngon. Các tình huống liên quan đến khí trong dạ dày gây cảm giác chán ăn. Có người ăn quá nhiều hải sản, cá, gà làm cho dạ dày bị quá tải, không thể tiêu hóa hết cho nên ngủ cũng không ngon giấc. Nó làm cho bụng trướng, phình, bạn sẽ lật đi lật lại mãi nhưng không ngủ được. Nếu dạ dày của bạn có quá nhiều khí hư, người sẽ đổ mồ hôi lạnh và ngủ cũng không ngon. Những nguyên nhân từ dạ dày như thế làm cho giấc ngủ của bạn không ngon.

Lúc ngủ tứ chi cần được giữ ấm Bởi vì tứ chi là thuộc dương như mọi người đã biết. Tứ chi không ấm thì nhất định là thận dương hao tổn. Rất tốt nếu trước khi ngủ bạn ủ ấm được tay chân, rốn và cả vị trí Hội Âm (giữa hậu môn và bộ phận tiểu tiện).

Phương pháp ngủ thì có thể tùy từng người để áp dụng. Dưới đây giới thiệu 3 phương pháp để có giấc ngủ ngon

1) Ngồi xếp bằng trước khi ngủ

Toronto_Falun_Gong_Exercises_12

Ngồi xếp bằng tự nhiên trên giường, hai tay xếp chồng lên nhau để nhẹ trên đùi, hít thở tự nhiên, cảm nhận các lỗ chân lông hô hấp theo từng nhịp từng nhịp nhẹ nhàng. Khi thấy ngáp chảy nước mắt là đã đạt hiệu quả tốt nhất, lúc đó chỉ cần ngả lưng xuống liền có thể ngủ.

2) Nằm ngửa, hít thở tự nhiên, cảm giác hơi thở như gió xuân

nhung-tu-the-nam-ngu-co-loi-cho-suc-khoe-11

Xoa bóp ngón chân cái rồi lần lượt xoa bóp các ngón chân khác cho đến khi thấy nóng (hòa tan), xoa bóp lên bắp chân, đùi. Nếu hết một lượt mà vẫn còn tình táo thì quay lại xoa bóp các lượt tiếp theo, làm cho đến lúc thấy buồn ngủ.

3) Nằm nghiêng bên phải, tay phải nắm tai phải để chìm vào giấc ngủ nhanh

sleep-style-love-brides-main

Lóng bàn tay phải là hỏa, tai phải là nước, thế nằm như trên sẽ hình thành cơ chế thủy hỏa tức tế (thủy hỏa tiếp xúc nhau). Khi đó trên cơ thể hình thành cơ chế tâm thận tương giao. Thời gian lâu có thể dưỡng tâm ích thận. Nhất định phải đi ngủ sớm. Mùa đông không ngủ quá 6 tiếng. Mùa xuân, hạ, thu cần phải tranh thủ ngủ sâu trong 5 tiếng.

Cơ thể người trong cung giờ Dần (3h-5h sáng) là lúc kinh mạch của phổi hoạt động mạnh, đó cũng là thời điểm để rời khỏi giường, lúc đó có thể làm cho khí trong phổi được giãn ra. Cần hít thở dài và chậm để dương khí khi đi vào cơ thể êm thuận, hoàn thành sự trao đổi chất, loại bỏ được hết trọc khí (khí xấu) làm cho phổi được thanh lọc. Có như vậy thì hỗ trợ và dưỡng phổi thuận theo dương khí từ sự vận động của mặt trời, làm cho cơ thể bắt đầu một ngày mới với dương khí sung mãn. Nếu không cơ thể sẽ mất cơ hội tốt và sẽ rất khó phát động dương khí, dương khí sẽ xuống hạ bộ thân thể, và không thể được sinh ra từ dưới mệnh môn. Như vậy sẽ tạo thành sự mất cân bằng về khí, làm tổn hại đến đến thể chất và tinh thần của bạn.

Thời điểm từ 5h-7h sáng là lúc kinh mạch ở đại tràng hoạt động mạnh nhất. Cơ thể người lúc này cần phải được bài xuất tất cả xú uế ra ngoài. Nếu bạn không thể dậy nổi giường vào lúc này thì đại trạng không kích hoạt đầy đủ và không cách nào hoàn thành tốt công năng trục xuất khí chất thải. Như thế sẽ hình thành độc tố đi vào cơ thể gây nguy hại cho huyết dịch cũng lục phủ ngũ tạng khác.

Từ 7h-9h sáng là lúc kinh mạch ở dạ dày hoạt động mạnh nhất (nhất vượng)

Từ 9h-11h sáng là lúc kinh mạch ở tỳ vị hoạt động mạnh nhất. Lúc này cơ thể người có thể tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất. Nếu bạn chưa rời khỏi dường thì dịch dạ dày sẽ tích tụ nhiều làm ăn mòn, lở loét dạ dày, cơ thể tại thời điểm hấp thu tốt nhất lại không được tiếp nhận dinh dưỡng. Từ xưa tới nay, việc tích tụ dịch ở dạ dày sẽ gây ra bệnh tật và không thể tiêu hóa tốt, trung khí (khí trong dạ dày) sẽ rối loạn.

Nhất định không được nằm ỳ! Ngủ nướng sẽ khiến bạn bị váng đầu, cảm giác mỏi mệt không chịu nổi, luôn có cảm giác ngủ không đủ. Bạn hãy ứng đúng thời điểm để rời giường. Trong lịch sử có rất nhiều vĩ nhân đều có thói quen dậy từ 3h-4h sáng ví dụ như Washington (Hoa Thịnh Đốn), Cầm Phá Luân, Khang Hi Hoàng đế… Mặt khác, việc dậy sớm có thể gia tăng hiệu quả làm việc, tục ngữ nói: “Ba ngày sáng sớm, một ngày công”. Y học hiện đại cũng đã chứng minh, người ngủ sớm dậy sớm thường có ít áp lực về tinh thần, không dễ gặp các loại bệnh về tinh thần. Bạn cũng không nên ra ngoài luyện tập lúc quá sớm, bởi vì lúc đó mặt trời chưa mọc, dưới đất các dòng khí xấu (trọc khí) tích tụ trên đường bắt đầu bốc lên. Những khí này có thể gây tổn thương nghiêm trọng tới thân thể.

20150724140525340

Dưỡng thân thể có 3 việc lớn: một là giấc ngủ, hai là bài tiết, ba là ăn uống. Còn lại, để bắt đầu cuộc sống hàng ngày thì trang phục và các thứ khác chỉ là phụ trợ. Trong 3 việc lớn đó, thì giấc ngủ là đệ nhất. Đối với người mà việc ăn uống vào dạ dày (ẩm thực) không đúng thì buổi tối giấc ngủ không yên, lúc đó hãy cố gắng tập trung vào việc thứ hai đó là bài tiết. Ăn uống mà không bài tiết thì bụng làm việc quá độ, dạ dày tất nhiên bị tổn thương, hấp thu dinh dưỡng ngày càng giảm. Ngủ phải lấy tinh thần làm chủ, tinh thần phải lấy an tâm làm chủ, tùy theo tuổi tác, người tráng niên ngủ nhiều nhất là 7-8 tiếng, ngủ nhiều thì váng đầu chóng mặt, mặt đỏ mắt trướng, tứ chi mềm nhũn. Trẻ nhỏ có thể ngủ 8-9 tiếng đồng hồ mà không ngại nhưng người già hoặc người bệnh thì ngủ 6 tiếng là đủ.

Giấc ngủ thực sự rất trọng yếu! Vì nó không chỉ làm cho thân thể khỏe mạnh mà còn làm cho tinh thần trở nên phấn chấn. Hãy khởi đầu ngày mới mỹ hảo bằng cách đi ngủ sớm một chút nhé!

Theo cmoney.tw

Xuân Quyết biên dịch