Âm nhạc chữa lành bệnh tật

Trong các ca phẫu thuật, âm nhạc giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn. Nó cũng khiến bệnh nhân bớt lo âu sợ hãi trước và sau mổ, đẩy nhanh sự hồi phục sức khỏe của bệnh nhân.

Vài nghiên cứu mới đây tìm ra sự liên hệ giữa tần số của vài điệu nhạc với điện năng của tế bào não. Nếu dùng một tần số nhạc nào đó, ta có thể tăng khả năng học hỏi, thư giãn cơ thể, giúp ngủ ngon giấc. Do đó, theo nhiều nhạc sĩ, để hưởng ích lợi của nhạc điệu, bạn không những chỉ nghe mà còn phải để toàn thân rung động theo điệu nhạc.

Fabien Maman, soạn nhạc gia kiêm sinh học gia người Pháp, đã quan sát ảnh hưởng của âm thanh lên tế bào ung thư. Dưới tác dụng của các âm điệu khác nhau từ nhạc khí hoặc lời ca, tế bào bệnh dường như không chịu đựng được sự dao động và vỡ tung, nhất là với tiếng hát cao vút.

Âm nhạc trị liệu
Các nghiên cứu xưa nay đều cho thấy, âm nhạc trước hết làm cho con người được phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ. Thai nhi được cho “nghe nhạc” thường khỏe hơn các thai nhi khác. Các bác sĩ vẫn khuyên thai phụ nên nghe nhạc êm dịu và cho thai nhi cùng nghe. Em bé được nghe mẹ hát ru từ thuở còn thơ thường thông minh và khi lớn lên ít bị những bệnh về tâm trí.

Nhạc còn giúp thư giãn, giảm thiểu lo âu, đau đớn, giảm cô lập với xã hội, tăng sự tập trung, chú ý, kích thích cảm xúc và nhận thức. Nhạc cũng giúp cơ thể có nhiều sinh lực, kích động não bộ, làm thức tỉnh các cảm xúc, tháo gỡ các xúc động, phục hồi tâm hồn, làm hứng khởi hành động, giúp ngủ ngon, giúp lý luận tốt cũng như giúp tránh lao tâm suy nghĩ.

Nhạc trị liệu không chỉ là nghe nhạc mà còn là tham dự các sinh hoạt liên quan tới âm nhạc. Mọi người đều có thể tận hưởng các lợi điểm của nhạc miễn là để toàn thân rung động, hòa nhịp theo tiếng hát lời ca.

Ngày nay, nhạc trị liệu là lĩnh vực trong đó âm nhạc được sử dụng như một phương thức phục hồi, duy trì và hoàn thiện đời sống của người bệnh về thể chất, tinh thần và cảm xúc. Nhạc được coi như một nghệ thuật sáng tạo trị liệu, tương tự như vũ trị liệu, trị liệu khéo tay (art therapy), và cũng có thể phối hợp với nhiều phương thức trị liệu như thiền, xoa bóp, thôi miên.

Với người khỏe mạnh, âm nhạc được dùng như một phương thức thư giãn, giảm căng thẳng. Ở trẻ em và người lớn có rối loạn về cảm xúc, hành vi, ít khả năng học hỏi, suy giảm các cử động, âm nhạc trị liệu thường được dùng đồng thời với các phương thức trị liệu căn bản để làm bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn.

Trong phẫu thuật, âm nhạc giúp giảm thiểu cảm giác đau đớn, bớt lo âu sợ hãi, nhanh hồi phục sức lực. Nhiều phụ nữ nhờ thư giãn nghe nhạc mà nhẹ nhàng sinh con không cần đến thuốc tê. Nhiều nghiên cứu cho hay sự kích thích của nhạc điệu đôi khi lấn át được các kích thích tạo ra cảm giác đau, nhờ đó bệnh nhân tập trung vào điệu nhạc và trấn áp được cơn đau.

Bệnh tật có thể khiến cơ thể mệt mỏi, rã rời nhưng khi nghe những điệu nhạc có âm điệu khích lệ, thúc giục, người bệnh có thể quên cả đớn đau, phiền muộn.

Sau cơn tai biến não, nhiều bệnh nhân rơi vào tình trạng mất khả năng vận động, cần tập luyện để phục hồi chức năng. Âm nhạc có vai trò quan trọng giúp bệnh nhân phấn khởi, lần lần mấp máy cử động theo điệu nhạc cũng như giảm thiểu cảm giác buồn chán. Kinh nghiệm cho thấy nhiều người mất tiếng nói lấy lại được phát âm sau khi ầm ừ hát theo nhạc.

Âm nhạc trị liệu được dùng trong các trường hợp: giúp trẻ em tật nguyền khôi phục sự phối hợp các hoạt động thể chất cũng như sự khéo léo của các bắp thịt chân tay; giúp người bệnh sa sút trí tuệ, người có rối loạn hành vi lấy lại sự bình thường trong hành động.

Theo Sức khỏe & đời sống

Hào quang con người

Các máy móc hiện đại đã phát hiện sự phát sáng của cơ thể người. Trong một môi trường thích hợp, đôi khi mắt thường cũng nhìn thấy được. Quầng sáng đó được gọi là hào quang, có liên quan đến tình trạng sức khỏe con người.

Thực chất vầng hào quang bao quanh cơ thể người là biểu hiện trường sinh học của các cơ quan tạng phủ, các mô sống, là sự bức xạ năng lượng sinh học của cơ thể và môi trường chung quanh. Theo tiến sĩ khoa học Isakov (Liên Xô cũ), vầng hào quang hay vỏ trường sinh học có 3 lớp chủ yếu liên hệ chặt chẽ với nhau.

Lớp đầu tiên gần cơ thể người nhất, có hình dạng tương tự cơ thể, giống như “lớp áo giáp” bọc ngoài. Ra xa dần, nó có hình dạng như quả trứng, xa hơn nữa thành hình tròn và tỏa rộng ra mãi vô tận. Nói theo từ cổ, đó là phần hồn hay là phần năng lượng của ý thức, tư tuuởng, tình cảm của một con người cụ thể. Các nhà khoa học đã khám phá và khẳng định, ý thức tư tưởng tình cảm con người cũng là một thứ vật chất mang tính hạt và sóng do một loại hạt nguyên tử siêu nhẹ cấu tạo nên. Lớp này bền vững hơn cả và mang sắc độ từ màu vàng đến màu xanh da trời.

Lớp thứ hai dễ thấy hơn, phản ánh trạng thái tình cảm. Lớp thứ ba liên hệ chặt chẽ với trạng thái sức khỏe. Đây là lớp trường sinh học mà các nhà y học năng lượng, các nhà khí công yoga, ngoại cảm thường quan sát để chẩn đoán bệnh và điều trị. Nhờ các thiết bị kỹ thuật lượng tử siêu dẫn, hệ thống kính màu đặc biệt, mắt kính có chứa dung dịch Tritanlomin hoặc bằng khả năng thấu thị, người ta có thể thấy hình dáng, màu sắc và kích thước của lớp vỏ hào quang này.

Nếu hình dáng, màu sắc và kích thước của hào quang thay đổi, biến sắc thì người đó có bệnh. Viện sĩ thông tin y học Vaxili kixeelep (Liên Xô cũ) nói: “Bất kỳ bệnh nào cũng gắn liền với sự hao hụt năng lượng do bị các tế bào hấp thu. Khi mắc bệnh, điện từ trường của tế bào thay đổi. Vì vậy, cần tác động lên tế bào bằng tác nhân vật lý. Cách chữa bệnh của các nhà thôi miên ngoại cảm là tác động lên cơ thể bệnh nhân một nguồn năng lượng vật lý điện học”.

Đầu tiên, các nhà y học năng lượng chẩn đoán bệnh bằng việc đo bề dày lớp hào quang bảo vệ. Nếu chiều dày đạt 40-60 cm thì sức khỏe bình thường; nếu thấp hơn 30 cm là mất cân bằng năng lượng nghiêm trọng; nếu chỉ còn 10-15 cm thì ở tình trạng ngất, bất tỉnh.

Tiếp đến, người ta nhìn vào các trung tâm lực (còn gọi đại huyệt hay luân xa) hoặc các đám rối thần kinh (plexus) để thấy sự chuyển động của các dòng, xoáy năng lượng. Nếu rối loạn dòng chảy năng lượng ở trung tâm lực này hay trung tâm lực khác tương ứng với đám rối thần kinh, người ta biết cơ quan hay tạng phủ ở đó có bệnh. Ví dụ, nếu rối loạn dòng chảy năng lượng ở đại huyệt số 3 (luân xa 3) tương ứng đám rối thần kinh mặt trời (plexus selaire) thì hệ tiêu hóa không tốt; năng lượng cơ quan tiêu hóa như gan, mật, dạ dày, lách, bị hao hụt, chức năng chuyển hóa dinh dưỡng kém. Còn khi rối loạn về tổ chức thì hình hào quang bảo vệ có dạng gờ hoặc lõm.

Sưu tầm

Quý Tiếc Nguồn Năng Lượng Của Thân Thể

Con người chúng ta có sáu loại tánh giác tri như: Mắt có thể thấy, tai có thể nghe, mũi có thể ngửi, lưỡi có thể nếm, thân có thể xúc chạm và ý có thể suy nghĩ. Bởi con người là loài linh thông nhất trong vạn vật, cho nên có đủ sáu thứ công năng trên. Còn tổ chức cơ thể của các động vật khác thì không có phức tạp như của con người. Chúng ta ăn uống, mặc quần áo, ngủ nghỉ cũng như xe hơi cần xăng nhớt vậy. Xe chạy đường xa thì cần thêm xăng. Con người chúng ta khi bị tiêu hao năng lượng cũng cần được bổ sung. Bởi vậy con người cần phải ăn, tức là giúp sự chuyển hóa thay củ đổi mới của thân thể. Thức ăn trong cơ thể con người phát ra sức nóng và nguồn năng lượng, hầu giúp chúng ta hoạt động. Nhưng trên thực tế, vì phần tinh hoa của thức ăn rất ít, cho nên chúng ta cần phải bổ sung liên tục. Ví như ăn sáng xong, đến trưa lại đói; ăn trưa xong, đến chiều lại muốn ăn nữa. Lúc ngủ, chúng ta cũng không ngừng tiêu hao năng lượng, cho nên khi thức dậy lại cần ăn sáng.

Chúng ta tiêu hao năng lượng đó như thế nào? Khi mắt chúng ta thấy sắc, đó là mình đang tiêu hao năng lượng. Khi tai nghe âm thanh, cũng là đang tiêu hao năng lượng. Khi mũi ngửi mùi hương, cũng là đang tiêu hao năng lượng. Cho đến khi lưỡi nếm mùi vị, thân xúc chạm, ý niệm suy nghĩ, cũng đều là tiêu hao năng lượng của chúng ta đấy!

Cho nên nhất cử nhất động, nhất ngôn nhất hành của chúng ta, không có cái gì là không làm tiêu hao năng lượng. Nếu quý vị không tiêu phí nhiều, mà chỉ vừa phải thôi, thì sẽ bảo trì thân thể được khỏe mạnh. Nhưng nếu quý vị tiêu hao năng lượng quá nhiều, thì thân thể sẽ bị trục trặc. Ví như chúng ta ăn quá nhiều, ăn chất dinh dưỡng quá phong phú, hoặc giả là ăn thứ có độc, như thế cũng sẽ khiến cho thân thể chúng ta phát bệnh. Cho nên bất luận là đi, đứng, nằm, ngồi, nhất cử nhất động gì, chúng ta cũng đều phải hết sức cẩn thận. Chúng ta không nên vô duyên vô cớ mà lãng phí năng lượng, hoặc tự làm hại thể xác và tinh thần của mình. Cho nên vấn đề nầy thì trọng yếu vô cùng!

Hỡi các thanh niên trẻ tuổi, bây giờ là thời đại hoàng kim của các vị, mà cũng là những ngày thanh xuân của cuộc đời các vị đấy. Mùa xuân thì vạn vật hân hoan tươi tốt, sức sống tràn trề. Nhưng chúng ta nên sanh trưởng thuận theo tự nhiên để phù hợp với sự tuần tự của sinh lý. Chúng ta nhất thiết không nên ăn uống bừa bãi, hoặc nói năng loạn xạ, hoặc uống rượu hút thuốc. Cho đến nhìn bậy, nghe bậy, ngửi bậy, nếm bậy, sờ bậy, nghĩ bậy… tất cả đều không nên. Vì như thế sẽ làm tổn hại đến thân thể và linh tánh của chính mình.

Nếu các vị biết vận dụng sáu chức năng đó như: thấy, nghe, ngửi nếm, sờ và ý nghĩ, vậy thì thân thể các vị sẽ được khỏe mạnh. Nếu không biết dùng, thì một lúc nào đó, thân thể các vị sẽ đình công, bỏ việc và chia tay với các vị. Chia tay rồi là các vị sẽ không được ăn, không được mặc và không có nhà để ngủ. Bởi vậy mọi người nên biết giữ gìn quý tiếc thân thể của mình. Các vị đừng nên sống say chết mộng, để rồi đi vào con đường nguy hiểm. Trong sách Hiếu Kinh có nói: “Thân thể tóc da của ta là được cha mẹ cho, nên ta không dám hủy hại. Hiếu là bắt đầu từ đấy.” Vậy các vị đừng nên tùy tiện tự hủy hoại thân thể mình. Chúng ta nên quý tiếc giữ gìn nó cho tốt, nếu không thì chẳng mặt mũi nào để nhìn cha mẹ. Cha mẹ sanh ta và nuôi dưỡng ta, nếu ta không biết quý tiếc thân thể mình thì đó là hành vi bất hiếu nhất đối với cha mẹ vậy.

Sưu tầm

Mười tám tổn thương

1. Nhìn lâu hại tinh : mắt nhờ có máu mà nhìn được, tinh do máu hóa ra, cho nên nhìn lâu hại tinh.

2. Nghe lâu hại thần : thần náu ở thận, thận thông với tai, cho nên nghe lâu hại thần.

3. Nằm lâu hại khí : nằm lâu, miệng há khí tan; miệng ngậm, khí tắc, cho nên hại khí.

4. Ngồi lâu hại mạch : mạch nên được vận động, ngồi lâu sẽ không thoải mái, cho nên hại mạch.

5. Đứng lâu hại xương : đứng lâu xương khô đi, cho nên hại.

6. Đi lâu hại gân : bước đi phải dùng sức gân, cho nên hại.

7. Phát giận hại can : can thuộc mộc, giận như gió giữ lay động cho nên can tổn thương. Can lại sinh máu, can tổn thương thì máu không tốt, tâm và gân sẽ yếu đi.

8. Suy nghĩ hại tỳ : khi suy tư, tỳ phải vận động, thái quá sẽ mệt, cho nên hại.

9. Quá lo hại tâm : tâm thuộc hỏa, vị chủ về đắng, quá lo thì đắng càng nhiều, cho nên hại tâm.

10. Quá buồn hại phế : phế thuộc kim, chủ về thanh âm, buồn khổ lâu ngày thì tiếng câm lặng, cho nên hại phế.

11. Quá no hại vị (dạ dày) : quá no sẽ khó tiêu hóa, cho nên hại.

12. Quá sợ hại thận : thận thuộc thủy, chủ về phương bắc, màu đen ; khi quá sợ mặt sẽ xám đen, cho nên hại.

13. Cười nhiều hại lưng : khi cười, thận chuyển lay kéo theo cả eo lưng, cho nên hại.

14. Nhổ nhiều hại nước bọt : nước bọt là chất dịch ở mạng, lan tỏa sẽ tươi nhuận, thấm vào trăm mạch. Nhỏ bọt đi thì tổn thất, cho nên hại. Sách Điểm huấn còn nói : “nước bọt không nhổ ra, mà còn nên nuốt vào, để giữ tinh khí của con người và làm cho nó tự tỏa sáng”.

15. Ra nhiều mồ hôi hại dưong : dương khí theo mồ hôi thoát ra ngoài cơ thể, cho nên hại.

16. Nhiều nước mắt hại máu : máu ẩn trong can, khóc nhiều thì can tổn, mắt khô, cho nên hại.

17. Nói nhiều hại nước dịch : nói nhiều thì miệng khô lưỡi rộp, cho nên hại.

18. Giao hợp nhiều hại tủy : dương vật trong cơ thể thông với trăm mạch, khi lửa dục nổi lên, máu tủy toàn thân đổ về mệnh môn, hóa làm tinh mà tiết ra. Nếu không biết tiết dục, xương tủy sẽ khô kiệt, chân dương không biết dựa vào đâu, như cá mất nước, ắt sẽ chết.

Trích Tinh Hoa Văn Hoá Dưỡng Sinh
Nhịn ăn thanh lọc cơ thể – Táo, chanh | bưởi, dầu ô liu tẩy sạn gan, mật tự nhiên

Nhịn ăn thanh lọc cơ thể – Táo, chanh | bưởi, dầu ô liu tẩy sạn gan, mật tự nhiên

Tiếp theo phần một, xin giới thiệu phương pháp đầu tiên. Đây là một trong những phương pháp tôi thực hành đầu tiên từ đầu 2012, nhịn ăn và tẩy rửa bằng các chất xúc tác tự nhiên. Công dụng của các chất sử dụng trong việc tẩy rửa như sau:

  1. Nước táo ép: uống nước táo mỗi khi thấy đói là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu trong giai đoạn nhịn ăn này, nước táo ép có nhiều vitamin C, lành tính không làm đau bao tử, nhuận mật, làm mềm sỏi/sạn trong mật gan, chống táo bón. Khi đói thì uống nước táo thay cơm, vị ngọt sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn.
  2. Dầu ô liu: dầu ô liu rất tốt cho gan, giúp gan loại bỏ độc tố dễ dàng hơn
  3. Chanh hoặc Bưởi: đều là chất tẩy rửa rất mạnh giúp làm sạch cơ thể, kích thích tiêu hóa, có nhiều vitamin C, giảm stress, mệt mỏi.

Giai đoạn chuẩn bị

(Đọc kĩ hướng dẫn sử dụng của các sản phẩm khi mua)
Nước táo ép: tùy sở thích mà uống nhiều hay ích, uống mỗi khi đói thay ăn, một ngày tôi uống gần 1.5 lít (nước táo Tây nguyên chất Berry, VFresh của Vinamilk, không tự ép). Nước táo phải là nước táo không đường (NO ADDED SUGAR), không chất bảo quản (NO PRESERVATIVES). Uống thay nước lọc hoặc chỉ uống khi đói đều được.
Dầu ô liu: 1 xị (250ml = 1/4l) nguyên chất có thể mua tại các siêu thị: Fragata EXTRA VIRGIN…Loại nào cũng được càng nguyên chất, càng ít hóa chất bảo quản càng tốt.
Chanh hoặc Bưởi: mua nhiều chanh, bưởi để có thể vắt lấy 1 xị nước chanh tươi, bưởi để nguyên tép càng tốt. Lựa chanh, bưởi tươi, không quá to vì có thể bón nhiều hóa chất
Thuốc ngủ dạng thảo dược (có hay không cũng có cũng chẳng sao)

Lưu ý: người bị bệnh đau bao, tử, huyết áp, tiểu đường, người cao tuổi, sức khỏe không tốt….hoặc người cảm thấy mình không đủ tự tin, chưa đủ kiến thức thì tuyệt đối không nên thực hành một mình mà cần phải có sự tư vấn hướng dẫn thêm của bác sĩ. Biết người biết ta trăm trận còn chưa chắc thắng -> phải chắc là là mình hiểu mình định làm gì.
Đối với người mới bắt đầu: tâm lý sợ ảnh hưởng đến hiệu suất công việc 8h/ngày thì thời gian nhịn ăn thích hợp là sáng ngày thứ 5 hoặc thứ 6 trong tuần.
Trải nghiệm mỗi người là khác nhau, cảm giác sẽ khác nhau, phương pháp cũng có thể khác nhau chút chút, mọi người khi đọc phương pháp từ những tài liệu khác, của những tiền bối khác có thể sẽ phân vân nhưng cũng chỉ có một nguyên lý chung nhất của phương pháp này là dùng chất xúc tác tẩy rửa trong khoảng thời gian ngắn 2 3 ngày để giúp cơ thể tống khứ sạn ra ngoài. Có khác là mỗi người thích thêm hương này vị nọ, thời gian như thế nào thích hợp, sức khỏe như thế nào là phù hợp với họ. Mỗi người tự mình vạch cho mình một kế hoạch để thực hành. Chúc mọi người trải nghiệm thành công.

 3 ngày đầu

nhịn ăn thôi :D, uống nước táo khi thấy đói, trấn an cơ thể mình khi thấy đói, sau vài cơn đói sẽ cảm thấy cơ thể nhẹ nhàng, thoải mái -> nó quen dần với việc không ăn, không quấy nhiễu nữa. Bộ tiêu hóa vẫn tiếp tục hoạt động, tiếp tục tống khứ những gì còn lại trong người ra ngoài, nước táo sẽ làm mềm sạn dần. Ngày thứ 2 thứ 3 có thể thấy phân toàn nước táo hoặc có những đám rối như rong rêu. Tuyệt vời! Đối với thanh niên trai trẻ như tôi (25 tuổi) vẫn thoải mái chạy nhảy, bơi lội, tập võ bình thường, do còn trẻ năng lượng dự trữ trong người khá nhiều ^_^. Đối với người lớn tuổi và sức khỏe yếu thì nên tịnh tâm, tịnh khẩu, tịnh thần … thiền/ngủ nhiều để tránh tiêu tốn năng lượng. Giữ gìn và dàn trải năng lượng trong 3 ngày tránh dẫn đến kiệt sức. 3 ngày sẽ qua nhanh thôi.

Tối ngày thứ 3 là buổi tối quan trọng

đối với người khó ngủ thì nên uống thuốc ngủ dạng thảo dược trước khi tẩy rửa bằng chanh ô liu khoảng 1tiếng, khoảng 8 9 10h gì đó tùy mỗi người miễn là trước giấc ngủ tối hằng ngày khoảng 45 phút, trộn hỗn hợp tẩy rửa bao gồm: 1 xị nước chanh hoặc bưởi + 1 xị dầu ô liu, bỏ vào một ly, khuấy đều thật mạnh sẽ ra một hợp chất nửa lít (1/2 lít) sóng sánh màu vàng đặc. Lần đầu tiên tôi ngửi thấy mùi này cảm giác thật kinh hoàng vì ghét dầu ô liu từ nhỏ (nhưng kể từ lần thanh lọc đầu tiên, tôi vô cùng thích dầu ô liu), có nhiều tài liệu hướng dẫn sử dụng gừng hoặc muối epsom (phần link tham khảo), riêng bản thân tôi thì thấy ô liu với chanh đủ rồi. Tôi tự kỷ ám thị trong đầu uống bia rượu được mà cái này nhằm nhò gì, tôi làm một hơi một 1/2 lít vô người. Mọi người có thể uống ít hơn chia ra làm nhiều lần cho dễ. Tính tôi thì cái gì khó mình giải quyết trước….Ôi một cảm giác rất khủng khiếp hahaha. Sau khi uống hỗn hợp xong, nằm xuống giường xoa bóp bụng, lăn qua lộn lại (tùy, ko có cũng ko sao) cho hỗn hợp nó tráng hết tất cả mọi bề mặt trong bao tử khoảng 3-5 phút sau đó nằm nghiêng hẳn về bên phải, hai đầu gối hoặc đầu gối phải co sát ngực (như đứa nhỏ cuộn tròn trong bụng mẹ) để cơ thể ép lá gan lại trong vòng 30-45 phút, ngủ luôn trong tư thế này càng tốt. Khi uống dầu ô liu nhiều bên ngoài có cảm giác sốt sốt, cổ họng thì hơi khan rát. Lúc này tôi nghe bên trong người mình có tiếng rột rột rất đã, chanh đi đến đâu tẩy rửa bóc tách đến đó, ô liu đi đến đâu là tráng lành lại đến đó. Mẹ tôi cho rằng tôi bị khùng khi uống cả nửa xị chanh vô người, nhưng chanh với ô liu không phải là hợp chất gây hại nó hòa quyện với nhau làm một công việc thật vĩ đại, người ta chữa bệnh bằng thảo dược cũng kết hợp nhiều loại, nhiều vị. Không sao hết.
Lưu ý: ngay sau khi uống hoặc sau khi uống vài tiếng đồng hồ, mọi người có thể bị ợ, trào ngược, ói nguyên do đi nằm ngay hoặc do cơ thể không chịu nổi một lượng lớn thức uống tống vô liền 1 lúc -> rút kinh nghiệm uống từ từ, nhiều lần, đừng để ói nhiều quá. Hoặc có thể sử dụng muối hoặc pha thêm chất nào đó cho nó dễ uống vào hỗn hợp (sẽ cải thiện trong những lần sau). Không sao cả, tôi ói ra cả sạn mật màu xanh :D, không ra đường này thì ra đường khác miễn là tôi biết chắc sạn nó hết cứng đầu bám dính và bắt đầu di chuyển. Cảm giác vẫn rột rột rẹt rẹt. Ngủ thôi, dù sao uống vô rồi cũng đâu có chết chóc gì như ban đầu tưởng tượng đâu :D.

Sáng ngày thứ 4 (chủ nhật)

Chuẩn bị hi sinh sẵn một cái rỗ trong bồn cầu để thu hoạch 😀 hahaha, theo phản xạ thông thường thì mỗi buổi sáng là đi toilet  nhưng chắc mấy ngày trước trong người nó ra hết rồi nền giờ đi không thấy gì ra hết, cũng toàn nước táo với chất nhầy cũng hơi lo lo, buồn buồn, nghĩ trong đầu … sạn không ra thì nó ở đâu nhỉ? Ngày thứ 4 tôi vẫn uống nước táo nhưng ít lại, ăn cháo, ăn soup nhẹ, buổi tối thì ăn một ít thịt heo bằm, khối lượng ăn khoảng 1 2 chén chia ra nhiều bữa. Ngày thứ 5 6 trở đi thì tăng khối lượng ăn lên từ từ, phải ăn nhiều rau củ quả và trái cây, thức ăn từ dễ tiêu đến khó tiêu (tránh thức ăn có nhiều dầu mỡ như chiên xào, đồ ngọt như bánh kẹo), từ mềm đến cứng và sau ngày 7 8 là ăn lại như bình thường.
Đến trưa ngày thứ 4 thì cầu được ước thấy, vội chạy vô toilet có sẵn cái rổ và làm luôn cả một rổ, tôi dùng vòi nước rửa sạch những gì trong rổ thì thấy còn lại rất nhiều sạn, có hạt to bằng ngón tay cái, thật khủng khiếp, tôi chụp hình lại làm kỷ niệm ^^, bà con thấy gớm xin đừng chửi, nếu mà đem ra cân ký chắc tôi thua nhiều người trong số quý vị :D, trong link bên dưới của một bà Tây, ăn gà rán và uống Coke (chất có gaz sẽ sinh nhiều sạn), đẩy sạn ra còn khủng khiếp hơn tôi nhiều, to bằng cục đá xanh. Nhìn ngán cả ăn ^^

Căn cứ theo màu sắc của sạn thì người ta đoán biết nó nằm trong bộ phận nào. Nếu mà ai ngồi bô thì những phần nổi là cặn mỡ cholesterone (chất trược) nó vón cục và nổi lên trên mặt nước.
Màu vàng: tôi không dám giải thích ahhahaa
Màu xanh đen: sạn trong mật, thận
Màu nâu đỏ: sạn gan
Có sạn lâu năm thành cục đá (vôi hóa), sạn chưa đủ thành tinh thì nó mềm, tôi dùng đồ đập nát ra thì nào là hột ổi, hột ớt, cát, sỏi, … khiếp! đúng là bệnh từ miệng mà vào.
Sau khi thanh lọc, cơ thể rất khỏe mạnh, mặt mày hồng hào, da trơn láng, ăn ngủ rất ngon, tinh thần khoan thai thoải mái dễ chịu, uống bia không say không xỉn, nhưng xin mọi người cẩn thận đừng đối xử tàn nhẫn với cơ thể mình. Đừng tra tấn nó ngay khi nó vừa bình phục.

Sau lần thanh lọc đầu tiên thì tôi biết chắc cũng còn sạn (có thể là trong thận), có nhiều tài liệu cho rằng một năm làm 4 lần, vì lần đầu đẩy chưa hết thì lần sau sẽ đẩy hết (nước chảy đá mòn mà :D), riêng tôi thì mỗi năm làm 1 lần không phải vì sợ nhịn ăn mà ngán món dầu Ô liu là chính. Đến nay tôi thanh lọc được 2 năm 2 lần. Phương pháp tiếp theo tôi thực hiện trên cơ thể mình là thanh lọc thận bằng phèn chua với thơm/khóm và tiếp theo nữa là nhịn ăn trên 10 ngày thanh lọc không cần dùng bất kì chất xúc tác nào cả.

Tài liệu tham khảo

Tôi bắt đầu thanh lọc từ một bài viết tôi được chia sẻ từ khi còn làm việc ở Vũng Tàu nhưng rất tiếc không ghi tên tác giả. Tôi học được rất nhiều từ bài viết này của ông, nhưng nó quá ngắn gọn để lần đầu tiên tôi có thể dám thử sức, nhờ vậy tôi tìm kiếm và học hỏi được thêm nhiều hơn. Nếu tiền bối có đọc được thì cho xin gửi lời cảm tạ. 
Tiếng Việt:

Tiếng Anh:

Nhịn ăn thanh lọc cơ thể

Cuối năm 2011 đầu 2012 (25 tuổi) vốn dĩ rất thích những phương pháp chữa bệnh bằng liệu pháp thiên nhiên (không sử dụng thuốc Tây) tôi chứng kiến một anh đồng nghiệp của mình thực hành phương pháp nhịn ăn để thanh lọc, tống khứ chất độc trong cơ thể ra ngoài, vốn tính tò mò lại mê học hỏi, tôi hỏi anh ta làm thế nào thì anh giải thích rằng nhịn ăn trong 3 ngày, khi đói uống nước táo ép, buổi tối ngày cuối cùng uống dầu ô liu nguyên chất trộn chung với nước chanh giấy sau đó đi tiêu sẽ ra sạn. Tôi nửa tin nửa ngờ, sao mà đơn giản thế, bởi tôi rất thích các phương pháp dưỡng sinh nên quyết tìm hiểu sự thật. Ô thật bất ngờ, từ trời Đông sang Tây có rất nhiều người bệnh sỏi ở nhiều thể loại (gan, mật, thận) được chữa khỏi một cách dễ dàng bằng cách thanh lọc cơ thể. Cơ thể người thật kì diệu, niềm tin của tôi trở nên mạnh mẽ vào những điều tôi học được trong sách “Đa phần chúng ta không hiểu biết về cơ thể của mình nên dẫn đến sử dụng sai cách kết quả là sinh ra bệnh và tật”.

Do kiến thức về y khoa (Đông & Tây) còn hạn hẹp vì chuyên ngành của tôi là CNTT và cũng chưa được đọc công trình nghiên cứu khoa học nào nói về việc nhịn ăn để thanh lọc cơ thể nên chỉ xin trình bày theo cách hiểu dân dã và suy luận của bản thân, kính mong mọi người bình luận góp ý, giải thích và chia sẽ thêm. Xin trân trọng!

Tại sao phải thanh lọc cơ thể?

Có rất nhiều lí do, bản thân tôi dùng liệu pháp này như một cách tìm hiểu cơ thể và chiến thắng bản thân mình. Sau đây xin liệt kê một vài lí do mà tôi tìm hiểu được:

Bệnh: bệnh từ miệng mà vào, vạ từ miệng mà ra, nhiều người nhịn ăn để chữa bệnh
Giảm cân, làm đẹp: sau khi thanh lọc thì vóc dáng, da dẻ đẹp đẽ hơn
Ăn chay & sống thanh đạm: nhiều người ăn chay trường và nhịn ăn vào những ngày rằm
Tu & Thiền: trước đây được đọc chuyện thiền sư chùa Đậu sau khi mất 100 ngày thì nhục thân hóa xá lợi. Cứ mỗi bữa trưa đúng Ngọ chỉ ăn 1 đĩa rau, trước khi nhập thiền 100 ngày dặn đệ tử mở ra nếu nghe mùi hương cỏ thì đem thờ, nghe mùi thối thì đem chôn. Sau 100 ngày mở cửa thất nghe mùi hương thảo các đệ tử đem tán thành tượng sau gọi là tượng tán hay thiền tán. Sau này giáo sư cổ nhân học Nguyễn Lân Cường đã vén màn bí mật bằng các phương pháp khoa học hiện đại.
Tìm hiểu cơ thể mình:  tôi không có bệnh nhưng mê thực dưỡng và phương pháp chữa bệnh dân gian nên cũng áp dụng để hiểu thêm về cơ thể mình.
Lí do khác ^^:

Lưu ý: Dù lí do gì thì mong mọi người tìm hiểu rõ bản thân mình trước khi làm điều gì đó có thể là ngu ngốc với chính mình. Mọi người nếu cảm thấy thiếu thông tin, thiếu tự tin, hoặc là bản thân mình có bệnh thì nên cẩn thận nhờ sự tư vấn của các bác sĩ hoặc người có nhiều hiểu biết chuyên môn tư vấn kĩ trước khi thực hành.

Tại sao nhịn ăn mới thanh lọc cơ thể?

Đầu tiên, tôi ví năng lượng cơ thể như một cục pin Laptop, nhiều người mỗi khi than mệt cứ nói là “hết pin, hết pin :D,”cơ thể muốn hoạt động được thì cần phải có năng lượng, năng lượng đến từ đâu?
Để Laptop hoạt động thì cục pin sẽ phân phối nguồn năng lượng lần lượt đến các bộ phận khác nhau (Mainboard (Bo mạch chủ), CPU (vi xử lý), RAM (bộ nhớ tạm), Hardisk (ổ cứng chứa dữ liệu), Cooling system (hệ thống làm mát, tản nhiệt) …). Tất cả các bộ phận đều tiêu hao năng lượng, nhưng mỗi bộ phận nhiều ít khác nhau, tùy lúc khác nhau và độ ưu tiên cũng khác nhau. Các bộ phận này khi hoạt động sẽ sinh ra nhiệt và đương nhiên laptop cũng có một bộ phận tản nhiệt để tiêu hóa lượng nhiệt này ra ngoài và làm mát lành cho các linh kiện. Bộ tản nhiệt cũng giông giống cách thức tiêu hóa của bộ tiêu hóa. Tiêu hao năng lượng/sinh ra năng lượng -> loại thải tạp chất.

Năng lượng cơ thể đến từ đâu?

Ông bà, cha mẹ: chất lượng của cục pin đến từ nhà sản xuất và người sử dụng 😀 haha. Chất lượng di truyền, chất lượng từ việc nuôi nấng của cha mẹ từ nhỏ cho đến khi trưởng thành (nhận thức, suy nghĩ chứ không phải tuổi đời). Khi trưởng thành thì việc làm cục pin đó hoạt động thế nào là tùy vào chúng ta. Như vậy việc chúng ta không giữ gìn chất lượng cơ thể của mình thì ngoài việc ảnh hưởng đến bản thân mình còn ảnh hưởng đến đời con cháu của mình => phải sống khỏe và sống tốt.
Thức ăn/Nước uống: bộ máy tiêu hóa chuyển hóa các chất dinh dưỡng từ thức ăn, nước uống thành năng lượng, đương nhiên việc chuyển hóa này cũng tiêu hao năng lượng của cơ thể. Khi cơ thể không đủ năng lượng thì ăn nhiều, ăn no, ăn đủ thứ, ăn tầm bậy tầm bạ, ăn chất độc hại, NHẬU … sẽ góp phần làm cơ thể tiêu tốn một lượng lớn năng lượng để chuyển hóa thành năng lượng và thải các chất cặn bã từ thức ăn => dẫn đến buồn ngủ. Ăn xong buồn ngủ là phản ứng của cơ thể chứng tỏ nó đòi được ngủ để sản sinh ra thêm năng lượng để tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Nếu không đáp ứng đủ năng lượng cho việc tiêu hóa thức ăn thì việc ăn nhiều sẽ gây ngộ độc dần dần cho cơ thể vì cơ thể không hấp thụ, không chuyển hóa tốt, không đào thải tốt, chất độc sẽ dần dần tích tụ trong cơ thể, lớn dần, lớn dần => Ăn vừa đủ, thức ăn sạch sẽ để giúp cơ thể dễ dàng hấp thu, giảm dần việc tiêu hao năng lượng cho cơ thể ==> Ăn ít mà khỏe thì mới gọi là khỏe.
Giấc ngủ: một giấc ngủ chất lượng sẽ sản sinh ra năng lượng (nạp pin), sắp sếp, bảo trì tế bào, thay tế bào già, chết, giảm stress, tăng sức mạnh thể chất và tinh thần. Nếu nằm ngủ mà không thực sự ngủ thì cơ thể sẽ không nghỉ ngơi mà tiếp tục tiêu hao năng lượng, những giấc ngủ kiểu này sẽ góp phần làm cho cơ thể thêm mệt mỏi => phải cải thiện phương pháp, chất lượng giấc ngủ. Không chống lại cơn buồn ngủ, ngủ đủ và đúng lúc. Ngủ sai cách cũng không mang lại nhiều hiệu quả. Người xưa khỏe hơn người hiện đại bởi họ ngủ nhiều và đúng cách. Mặt trời xuống thì đi ngủ, mặt trời lên thì thức dậy làm việc. Nhiều người hiện đại nên thích hại điện, mặt trời lên thì đi ngủ, mặt trời đi ngủ thì mình thức làm mặt zời :D, có nhiều lí do cuộc sống nhưng cố gắng điều chỉnh cho cuộc sống gần với tự nhiên, tự nhiên là tốt, không tự nhiên là không tốt, đừng điên khùng, trẻ trâu chống chọi lại tự nhiên. Tự nhiên khôn hơn loài người và loài người thì khôn hơn mỗi người.
Khí Huyết: Nguồn năng lượng vô cùng quan trọng, nơi nào không có nguồn năng lượng này lưu thông đến nơi đó sẽ sinh bệnh tật, máu không lên não -> não điên, máu không tươi tốt, không đi nhiều đến thận, thận yếu dần đi, hư dần đi, không bài tiết tốt -> máu bị Urê hóa. Để bồi bổ cho nguồn năng lượng khí huyết trong kiến thức hạn hẹp của mình tôi thấy phải đảm bảo chất lượng môi trường không khí tốt, thức ăn, nước uống tốt -> vận động thể thao để bài tiết mồ hôi loại bỏ bớt chất độc, cải thiện giấc ngủ sau vận động thể thao, thực hành thiền, khí công … Khí huyết tươi tốt thì cơ thể khỏe mạnh, tràn trề năng lượng.
Năng lượng tích tụ: một cục pin trong quá trình sử dụng sẽ luôn được nạp xả. Cơ thể cũng vậy nó tích tụ các nguồn năng lượng khác mà nó kiếm được lên trên cơ thể, dễ thấy nhất là ở vóc dáng, gân, xương thịt …. biểu tượng của sức mạnh … rồi đến mỡ thừa (đẹp thành xấu) nếu những thành phần thừa thải này không được xả mà càng tích thì việc sử dụng cục pin đương nhiên là có trở ngại (phần xấu chiếm chỗ phần đẹp)
Còn nữa mà chưa tìm hiểu ra hết 😀. Chỉ xin liệt kê những cái tôi cho là cơ bản sản sinh ra phần lớn năng lượng cho cơ thể hoạt động. Có nhiều cách hấp thụ năng lượng từ thiên nhiên, cơ thể lấy năng lượng từ thiên nhiên -> chuyển hóa -> sử dụng -> tái tạo và đào thải -> cơ thể hao mòn theo năm tháng -> vòng lặp lại bắt đầu -> chết: một sự Sáng tạo vĩ đại (theo Steve Jobs 😀 cũng đúng – già + sống lâu + bảo thủ (thủ cựu bài tân): ai mà chịu nổi ?_?)  

Nhịn ăn thanh lọc cơ thể là làm gì?

Việc đầu tiên là phải biết cách nhịn ăn :D. Năng lượng đến từ việc chuyển hóa thức ăn sẽ tạm mất đi. Thay vào đó để cơ thể vận động bằng các nguồn năng lượng khác bù đắp vào từ nước uống, khí huyết, năng lượng tích tụ… nói như bác sĩ Đỗ Đức Ngọc là cơ thể tự ăn dần chính nó. Nó ăn mỡ, thịt, xương, da, mọi cái nó có thể ăn được để tạo ra năng lượng duy trì cuộc sống. Đừng lầm tưởng! Việc nhịn ăn không làm cho bộ tiêu hóa ngưng hoạt động, nó vẫn hoạt động theo chức năng của nó nhưng tải trọng ít hơn thường ngày, đói cũng chỉ là một phản ứng của cơ thể, tôi nhớ đến việc hồi cấp 2 mỗi ngày đi học, mẹ cho 5 ngàn, một ngày đẹp trời mẹ cho 2 ngàn mặt mày nhăn nhó, một ngày đẹp trời hơn mẹ không cho ngàn nào, tôi quyết định tuyệt thực mấy bữa để phản đối và đương nhiên là tôi thua 😀 haha. Như vậy đói là phản ứng bình thường của cơ thể khi mỗi ngày chúng ta cho nó ăn 3 bữa (không biết vì sao người Việt cứ một ngày ăn 3 bữa? Tôi làm với nước ngoài thấy họ ăn 2 bữa, thậm chí 1 bữa) nay đột nhiên không thèm cho nó ăn bữa nào, như một đứa trẻ, nó làm mình làm mẩy -> làm bạn thấy đói, đau bụng, choáng đầu hoa mắt … đủ thứ triệu chứng, mỗi người mỗi cảnh. Lúc này tinh thần của mình mới xuống làm việc với cơ thể (như người lớn nói chuyện với con nít) “bình tĩnh đi, không sao đâu, không ra bên ngoài ăn thì tự mình mở tủ lạnh lấy thức ăn dự trữ mà ăn đi” lúc này cơ thể sẽ quen dần với việc tự ăn chính bản thân nó, nó tiêu dần các nguồn năng lượng dự trữ khác rồi mỡ, thịt, …. cho đến da, người chết đói họ chỉ còn da bọc xương là vậy => Đói là phản ứng bình thường, phải vượt qua được và đặt ra cho mình một giới hạn số ngày nhịn ăn phù hợp, không làm việc gì quá sức mình. Có nhiều người thân hình hộ pháp chỉ cần nhịn 2 bữa là tay chân run lẩy bẩy, sức lực đi đâu mất hết, tôi cho rằng họ chỉ khỏe mạnh về thể xác mà không mạnh về tinh thần. Thực ra khi tôi nhịn ăn vượt qua được khoảng 2 3 cơn đói là cơ thể tôi nó bắt đầu chấp nhận ngoan ngoãn mở tủ lạnh, cảm giác của tôi lúc này không thấy đói mà cảm thấy tinh thần của mình vô cùng minh mẫn vì lúc này năng lượng tập trung cho việc tiêu hóa hằng ngày nay đột nhiên được ngừng lại và nó chuyển hướng đem qua cho bộ phận khác sử dụng, cơ thể cảm thấy nhẹ nhàng, bộ tiêu hóa vẫn tiếp tục tiêu hóa những gì còn sót lại nhưng với tải trọng nhẹ hơn bình thường mỗi ngày ăn 2 3 tô cơm, uống 2 3 chai bia. Vấn đề nằm ở thời gian cứ dần dần vài ngày bộ tiêu hóa sẽ tống hết ra ngoài những thứ cứng đầu còn tích tụ trong bao tử, gan, mật, thận lần lượt thải ra những đám rối, sạn … cho đến khi không còn gì hết. Hãy tưởng tượng bộ tiêu hóa như một miếng bông gòn lọc hồ cá, bình thường ăn uống chất cặn sẽ đóng trên miếng bông gòn, nay đem miếng bông gòn ra giặt xả để loại bỏ sạn đi.

Làm thế nào để thanh lọc cơ thể?

Có rất nhiều phương pháp để loại bỏ chất độc, sau đây là những nguyên lý chung

Trước khi thanh lọc: phải tống khứ những vị khách không mời mà tới: giun sáng lãi. Cạo vôi răng hoặc chữa các bệnh răng miệng tốt nhất vào thời gian này vì nhịn ăn sẽ không ảnh hưởng đến răng, miệng. Tự kỷ ám thị với bản thân rằng đói chỉ là phản ứng của cơ thể. Không nhịn đói quá lâu nếu như chưa nhịn lần nào.
Trong khi thanh lọc: tiết chế sử dụng năng lượng cơ thể bừa bãi, tịnh tâm, tịnh khẩu, tịnh thần … không tham sân si. Thực hành tĩnh thiền hoặc động thiền. Ngủ nghỉ càng nhiều càng tốt. Trong giai đoạn nhịn ăn sau 2 3 ngày trí tuệ sẽ vô cùng minh mẫn vì cơ thể lúc này ko tiêu hao năng lượng vào việc tiêu hóa nhiều.
Sau khi thanh lọc: ăn nhẹ từ từ, thực phẩm tự nhiên -> chế biến, từ nhẹ -> nặng. Không sử dụng những chất kích thích: chua, cay, rượu, bia, cà phê…chiên xào, nhiều mỡ, nhiều đường. Lần đầu tôi thanh lọc cơ thể xong, uống 1 chai bia không hề có cảm giác say xỉn thành ra khoai khoái nên uống quá trời cũng không xỉn vì cơ thể đang rất sạch, sau này nghĩ kĩ lại đúng là tuổi trẻ dại dột :D. Cơ thể nghỉ ngơi một thời gian dài bây giờ đang tập vật lí trị liệu để hòa nhập lại cuộc sống bình thường thì lại dồn ép nó phải chạy.

Tổng hợp các phương pháp thanh lọc cơ thể

Phương pháp trên chia làm 2 loại: loại ngắn ngày sử dụng nhiều chất xúc tác, loại dài ngày ít dùng chất xúc tác. Mỗi loại có ưu nhược điểm riêng, tùy vào thời gian làm việc, thể lực, kinh nghiệm thực hành, không nên bắt chước một cách hoàn toàn máy móc mà không hiểu rõ việc mình sắp làm. Không phải ai cũng nhịn được 12 ngày như phương pháp của bác sĩ Đỗ Đức Ngọc, có thể nhịn ngắn ngày hơn sử dụng hoặc không sử dụng chất xúc tác, nếu mình cảm thấy mình có kinh nghiệm, khỏe thì nhịn dài ngày hơn. Quan trọng của việc nhịn ăn thanh lọc là theo dõi diễn biến của cơ thể, trước khi trong khi và sau khi nhịn ăn không bị cơ thể ăn hết mình dẫn đến kiệt sức mà vẫn đạt được mục đích đẩy sạn ra ngoài. Sau khi nhịn xong thì việc ăn uống trở lại bình thường cũng rất quan trọng, nhiều người chỉ quan trọng đoạn đầu mà không quan tâm đoạn sau. Đường dài mới biết ngựa hay! Đích đến là sự sinh hoạt bình thường khỏe mạnh trở lại.

Các bài viết và tài liệu liên quan tôi sẽ để ở phần cuối của những bài viết về phương pháp mà mình thực nghiệm.

Thiết nghĩ việc chia sẽ kiến thức là cần thiết và quan trọng để mọi người có thêm hiểu biết để bảo vệ gia đình và người thân cũng đồng thời giúp bản thân tôi tổng kết, học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích trong cuộc sống (nhận là cho mà cho cũng là nhận :D) Kiến thức của tôi cũng chỉ là hạt cát cũng chỉ là góp nhặt từ mọi người. Loài người khôn hơn mỗi người mà. Tôi nghĩ tôi có bổn phận phải chia sẽ những gì cần chia sẽ để mọi người dễ tiếp cận hơn làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn, bớt đi nhiều bệnh tật và thêm nhiều niềm vui hơn.

Chúc mọi người luôn an lành, khỏe mạnh.

Đức Trần @Sài Gòn,