Bao Công

Bao Công

Bao Chửng (chữ Hán: 包拯; 9991062), tự Hy Nhân, là người tỉnh Lư Châu, Hợp Phì (nay là tỉnh An Huy), cha là Bao Nghi, từng giữ chức đại phu trong triều. Sau khi qua đời, Bao Nghi được phong Hình Bộ Thị Lang.

Cuộc đời

Lúc nhỏ, Bao Công đã nổi tiếng là đứa con hiếu thảo, tính tình đôn hậu, sống mực thước. Năm 1027, ông thi đậu tiến sĩ, được cử đến nhậm chức tri huyện Kiến Xương (nay thuộc tỉnh Giang Tây). Do cha mẹ tuổi già sức yếu, không thể đến sống ở Kiến Xương, nên Bao Công phải xin từ quan, ở lại quê nhà tận tình chăm sóc cha mẹ. Từ bỏ danh lợi để làm tròn chữ hiếu, tấm lòng hiếu thảo của Bao Công là tấm gương sáng cho người dân ở Lư Châu noi theo. Tuy nhiên, đa số những bộ phim dựng lại cuộc đời của Bao Công đều tập trung vào sự công chánh liêm minh của ông, bỏ quên câu chuyện về lòng hiếu thảo.

Sau khi cha mẹ qua đời, ông mới trở lại quan trường. Trước tiên, nhậm chức tri huyện Thiên Trường (nay thuộc tỉnh An Huy), sau đó là tri huyện Đoan Châu (nay thuộc tỉnh Quảng Đông). Từ khi làm quan, huyện nào có Bao Công ngồi ở công đường, nơi đó bọn tham quan không còn đất dung thân, khiến người dân kính phục. Sau khi ông mãn nhiệm ở Đoan Châu, tiếng thơm về lòng tận tụy và thanh liêm của ông lan truyền khắp nơi. Ông được triệu về kinh thành nhậm chức Trung thừa, rồi được thăng chức Giám Sát Ngự Sử, Tam Tư Hộ Bộ Phó Sử, đến Thiên Chương Các Thị Chế (người đời sau còn gọi ông là Bao Thị Chế).

Năm 1952(?), Bao Công vì giúp đỡ người thân là Trương Nghêu Tá là làm phật lòng vua Nhân Tông, bị thuyên chuyển đến Hà Bắc làm Nhậm đốc chuyển vận sử, một chức quan khá cao. Vua Nhân Tông chỉ định cho Bao Công rời khỏi kinh thành một thời gian. Bốn năm sau, ông mới được triệu về kinh nhậm chức tri phủ ở Khai Phong Phủ. Đây là chức vị rất quan trọng (tương đương thị trưởng Bắc Kinh ngày nay, lo về trị an của kinh thành, là chức quan nổi bật trong triều. Lúc ở Khai Phong Phủ, Bao Công thường ngồi hướng Nam để tỏ lòng tôn kính vua, nhưng khi thăng đường ông lại ngồi theo hướng Bắc, do vậy các từ trong phim có câu “Bao Công đồ đảo tọa Nam nha Khai Phong Phủ”. Chức vụ cao nhất là Bao Công đảm nhận ở cuối đời là Khuông Mật Phó Sử, tương đương với phó tể tướng.

Công nguyên 1062, ông lâm bệnh ở phủ nha, không lâu sau qua đời, hưởng thọ 64 tuổi. Triều đình phong Lễ Bộ Thượng Thư và truy tặng hiệu “Hiếu Túc”, có nghĩa là hiếu đạo và thiết diện vô tư. Vì Bao Công cả đời làm quan thanh liêm, người dân trăm họ gọi ông là Bao Thanh Thiên, các sĩ phu tôn xưng là Bao Công. Khi ông qua đời, vua Tống Nhân Tông đích thân là chủ lễ truy điệu, tang lễ được tổ chức long trọng, phái một đoàn ngự lâm quên hộ tống linh cửu Bao Công về mai táng ở quê nhà ông. Hiện nay đền thờ của ông có hai câu liễn: “Lý Oan Ngục, Quan Tiết Bất Thông, Tự Thị Diệm La Khí Tượng. Chẩn Tai Lê, Từ Thiện Vô Lương, Y Nhiên Bồ Tát Tâm Trường”. Đại ý nói về phẩm chất cao quý của ông..

Phim về Bao Công

Một trong những loạt phim nổi tiếng về Bao Công là Bao Công Kỳ Án, được quay tại Đài Loanvới sự tham gia của Kim Siêu QuầnHà Gia Kính. Bộ phim sớm trở nên nổi tiếng ở Hồng Kông, Trung QuốcViệt Nam.

Thói quen bầy đàn làm cho ta nghèo đi

Con người thường suy nghĩ và hành động theo số đông. Đó là tâm lý chung. Ở Việt Nam tâm lý hành động theo số đông càng có vẻ nổi trội hơn so với các nước khác. Chúng ta khó có thể hành động khác người và thường khuyên bảo nhau là không nên đi đầu mà cũng đừng tụt hậu, cứ giữa giữa mà đi là an toàn nhất.

Một học giả nào đấy đã lý giải cái tâm lý hành động theo đám đông ở Việt Nam ta có lẽ do chiến tranh chống ngoại xâm kéo dài liên miên hàng thế kỷ nên người Việt chúng ta có thói quen tìm kiếm sự an toàn bằng cách ẩn tránh mình trong giữa một đám đông nào đó, lâu dần thành quen.

Nhớ lại, chúng ta đã từng một thời chỉ thích mua xe Dream màu mận chín, mặc dù ngoài Dream màu mận chín (giá đắt hơn) còn có biết bao lọai Dream khác với màu sắc đẹp và rực rỡ không kém. Có một thời, phụ nữ trong các cơ quan, công xưởng có cùng một kiểu tóc, một kiểu áo, một kiểu quần không phân biệt dáng người cao,thấp, béo gầy, không cần biết ai có khuôn mặt trái xoan, ai mặt vuông chữ điền, ai má bầu bầu bánh đúc… Có một thời Hà Nội tràn ngập áo lông Đức, áo da Nga, thuốc lá được ưa chuộng là More cán dài, Malboro trắng …

Những năm gần đây lại có các trào lưu học vi tính, học quản trị kinh doanh, học thêm bằng 2, bằng 3. Trong học ngoại ngữ thì bỏ tiếng Nga, tiếng Trung chạy sang học tiếng Anh, tiếng Pháp. Những gia đình khấm khá một chút đua nhau tìm trường tốt hoặc gửi con đi nước ngoài mong cho con được tiếp cận một nền giáo dục “xịn” chẳng cần biết con mình thực sự tư chất đến đâu. Trong sinh hoạt hàng ngày thì quần áo, giày tất … phải là đồ hiệu, điện thoại di động được thay đổi khi có model mới ra, mỹ phẩm phải là De Bon, Dove hay là hàng xách tay từ Paris gửi về … Rồi mốt lên đời xe máy, xe hơi, trang thiết bị nội thất. Trong giáo dục thì học sinh cứ học hết lớp 12 là phải lao đầu thi vào đại học dù biết rằng thi rất khó đỗ và có đỗ cũng chưa chắc đã theo nổi bốn năm năm do tiền ăn học quá tốn kém và dù biết rằng có tốt nghiệp đại học chắc gì đã kiếm được việc làm. Trong xây dựng thì có mốt nhà nóc củ hành, mặt tiền ốp đá granito, tum thì được trang trí hoa văn cầu kỳ theo kiểu cung điện của chuyện cổ tích ngàn lẻ một đêm ở xứ Ba Tư xa lắc… Còn có thể kể ra biết bao cách ứng xử bày đàn khác theo kiểu này.

Tuy nhiên, bạn khó có thể cưỡng lại cái tâm lý đám đông này lắm. Hãy thử làm khác đi xem, người đầu tiên thuyết phục bạn phải tuân theo quy luật bầy đàn này sẽ chẳng phải ai khác mà chính là những người thân nhất của bạn đấy. Vợ (hay chồng) bạn sẽ thuyết phục bạn tìm lớp cho con học thêm vì con nhà bên cạnh đã tìm được thày giỏi; thuyết phục bạn mua chiếc Way &, chiếc @ vì cô hàng xóm có chồng buôn bán lặt vặt mà cũng tậu được những thứ đó rồi, chẳng lẽ nhà mình thua bạn kém bè…

Tại sao lại như vậy? Lý do là họ không muốn bạn và họ khác người khác, không muốn bị “nổi” lên một cách không an toàn. Bạn cứ thử vào một quán bia hơi mà xem. Bàn này “dô” thì bàn bên cạnh cũng không thể không “dô” được và tiếng reo hò sẽ lan truyền từ bàn này sang bàn khác. Nếu bạn không làm thế bạn sẽ trở thành lạc lõng, bạn sẽ không phải là người “sành điệu” (Are you stylish?). Trong tất cả mọi chuyện đều như vậy đấy, bạn muốn tin hay không tuỳ bạn.

Bạn có thể hỏi nếu không như vậy làm sao kích cầu được sản xuất? Làm sao xã hội phát triển? Quá đúng! Chỉ có điều bạn kích cầu để những người giàu sản xuất tăng thu nhập còn bạn thì chả được gì và đây chính là lý do mà 95 % nhân loại của thế giới thuộc loại nghèo hoặc trung lưu. Những người giàu đáng trúng vào tâm lý hành động theo đám đông bằng những chiêu quảng cáo tuyệt hảo cho sản phẩm của họ như “ăn côca, uống côca, ngủ coca”… “thức uống của thế hệ mới” …”của những người sành điệu”, “Suzuki Smash – Hãy loan tin”, ” … đã tốt nay còn tốt hơn”…

Tại sao bạn bị chi phối bởi đám đông? Câu trả lời rất đơn giản: Vì bạn không làm chủ được bản thân, bạn không quen phải tự quyết định tương lai của mình. Khi còn bé thì đi nhà trẻ, lớn lên vào học phổ thông rồi thi đại học. Khi có được tấm bằng thì nhờ các mối quan hệ của bố mẹ hay người thân quen tìm một chỗ làm trong cơ quan nhà nước để sớm cắp ô đi tối cắp ô về, sống lắt lay với đồng lương ba cọc ba đồng … giòng đời của bạn và các thế hệ tiếp theo của bạn chắc chắn sẽ tiếp nối như vậy. Bạn không biết bạn cần gì và sẽ tiến tới đâu trong cuộc đời này. Bạn có thể có ước mơ đấy nhưng bạn không có một kế hoạch cụ thể nào để thực hiện ước mơ của bạn, không có kế hoạch dài hạn cũng chẳng có kế hoạch ngắn hạn. Bạn sống và làm việc theo bản năng giống như đói thì ăn, khát thì uống và bạn để cho người khác quá nhiều quyền quyết định tương lai của bạn. Trong khi đó xã hội đang thay đổi từng ngày mà bạn thì không nhận thấy sự thay đổi đó để thích ứng.

Thói quen bầy đàn tai hại sẽ tiêu tốn thời gian và tiền bạc của bạn. Và cùng với thói quen này việc bạn không phân biệt được đâu là Tài sản, đâu là Tiêu sản sẽ làm cho tình hình tài chính của bạn ngày càng trở nên tồi tệ hơn

Nguồn: Sưu tầm

Xin thầy hãy dạy cho con tôi

(Trích thư tổng thống Mỹ Abraham Lincoln gửi thầy hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học)

Con tôi sẽ phải học tất cả những điều này, rằng không phải tất cả mọi người đều công bằng, tất cả mọi người đều chân thật. Nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biét cứ mỗi một kẻ vô lại ta gặp trên đường phố thì ở đâu đó sẽ có một con người chính trực; cứ mỗi một chính trị gia ích kỷ, ta sẽ có một nhà lãnh đạo tận tâm. Bài học này sẽ mất nhiều thời gian, tôi biết; nhưng xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn nhiều so với năm đôla nhặt được trên hè phố…

Xin thầy dạy cho cháu biết cách chấp nhận thất bại và cách tận hưởng niềm vui chiến thắng. Xin hãy dạy cháu tránh xa sự đố kỵ. Xin dạy cháu biết được bí quyết của niềm vui chiến thắng thầm lặng. Dạy cho cháu biết được rằng những kẻ hay bắt nạt người khác nhất lại là những kẻ dễ bị đánh bại nhất…

Xin hãy giúp cháu nhìn thấy thế giới kỳ diệu của sách… nhưng cũng cho cháu có đủ thời gian để lặng lẽ suy tư về sự bí ẩn muôn thuở của cuộc sống: đàn chim tung cánh trên bầu trời, đàn ong bay lượn trong ánh nắng và những bông hoa nở ngát bên đồi xanh.Xin giúp cháu có niềm tin vào ý kiến riêng của bản thân, dù tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng ý kiến đó hoàn toàn sai lầm…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách đối xử dịu dàng với những người hoà nhã và cứng rắn với những kẻ thô bạo. Xin tạo cho cháu sức mạnh để không chạy theo đám đông khi tất cả mọi người đều chỉ biết chạy theo thời thế.

Xin hãy dạy cho cháu biết phải lắng nghe tất cả mọi người những cũng xin thầy dạy cho cháu biết cần phải sàng lọc những gì nghe được qua một tấm lưới chân lý để cháu chỉ đón nhận những gì tốt đẹp…

Xin hãy dạy cho cháu biết cách mỉm cười khi buồn bã, xin hãy dạy cháy biết rằng không có sự xấu hổ trong những giọt nước mắt.

Xin hãy dạy cho cháu biết chế giễu những kẻ yểm thế và cẩn trọng trước sự ngọt ngào đầy cạm bẫy.

Xin hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người ra giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình…

Xin hãy dạy cho cháu ngoảnh tải làm ngơ trước một đám đông đang gào thét… và đứng thẳng người để bảo vệ những gì cháu cho là đúng…

Xin hãy đối xử dịu dàng với cháu nhưng đừng vuốt ve nuông chiều cháu bởi vì chỉ có sự thử thách của lửa mới tôi luyện nên được những thanh sắt cứng rắn.

Xin hãy dạy cho cháu biết rằng cháu phải luôn có niềm tin tuyệt đối vào bản thân, bởi vì khi đó cháu sẽ luôn có niềm tin tuyệt đối vào nhận loại.

Đây quả là một yêu cầu quá lớn, tôi biết, thưa thầy. Nhưng xin thầy cố gắng hết sức mình, nếu được vậy, con trai tôi quả thật là một cậu bé hạnh phúc và may mắn.

Ba người thầy vĩ đại



Khi Hasan, một nhà hiền triết Hồi giáo sắp qua đời, có người hỏi ông: “Thưa Hasan, ai là thầy của ngài?”

Hasan đáp: “Những người thầy của ta nhiều vô kể. Nếu điểm lại tên tuổi của các vị ấy hẳn sẽ mất hàng tháng, hàng năm, và như thế lại quá trễ vì thời gian của ta còn rất ít. Nhưng ta có thể kể về ba người thầy sau của ta.

Người đầu tiên là một tên trộm. Có một lần ta đi lạc trong sa mạc, khi ta tìm đến được một khu làng thì trời đã rất khuya, mọi nhà đều đi ngủ cả. Nhưng cuối cùng ta cũng tìm thấy một người, ông ta đang khoét vách một căn nhà trong làng. Ta hỏi ông ta xem có thể tá túc ở đâu, ông ta trả lời: “Khuya khoắt thế này thật khó tìm chỗ nghỉ chân, ông có thể đến ở chỗ tôi nếu ông không ngại ở chung với một tên trộm.”

Người đàn ông ấy thật tuyệt vời. Ta đã nán lại đấy hẳn một tháng! Cứ mỗi đêm ông ta lại bảo: “Tôi đi làm đây. Ông ở nhà và cầu nguyện cho tôi nhé!” Mỗi khi ông ta trở về ta đều hỏi: “Có trộm được gì không?” và ông ta đều đáp: “Hôm nay thì chưa, nhưng ngày mai tôi sẽ cố, có thể lắm chứ”. Ta chưa bao giờ thấy ông ta trong tình trạng tuyệt vọng, ông ta luôn hạnh phúc.

Có lần ta đã suy ngẫm và suy ngẫm trong nhiều năm ròng để rồi không ngộ ra được một chân lý nào. Ta đã rơi vào tình trạng tuyệt vọng, tuyệt vọng đến nỗi ta nghĩ mình phải chấm dứt tất cả những điều vô nghĩa này. Ngay sau đấy ta chợt nhớ đến tên trộm, kẻ hằng đêm vẫn quả quyết: “Ngày mai tôi sẽ làm được, có thể lắm chứ!”

Người thầy thứ hai là một con chó. Khi ta ra bờ sông uống nước, có một con chó xuất hiện. Nó cũng khát nước. Nhưng khi nhìn xuống dòng sông, nó thấy cái bóng của mình nhưng lại tưởng đó là một con chó khác. Hoảng sợ, nó tru lên và bỏ chạy. Nhưng rồi khát quá nó bèn quay trở lại. Cuối cùng, mặc nỗi sợ hãi trong lòng, nó nhảy xuống sông và cái bóng biến mất. Ta hiểu đây là một thông điệp đã được gửi đến cho ta: con người phải biết chiến thắng nỗi sợ trong lòng bằng hành động.

Người thầy cuối cùng là một đứa bé. Ta đến một thành phố nọ và thấy một đứa bé trên tay cầm một cây nến dã thắp sáng để đặt trong đền thờ. Ta hỏi đứa bé: “Con tự thắp cây nến này phải không?” Đứa bé đáp: “Thưa phải.” Đoạn ta hỏi: “Lúc nãy nến chưa thắp sáng, nhưng chỉ một thoáng sau đã cháy sáng. Vậy con có biết ánh sáng từ đâu đến không?”

Đứa bé cười to, thổi phụt ngọn nến và nói: “Ngài thấy ánh sáng đã biến mất, vậy ngài bảo ánh sáng đã đi đâu?”

Cái tôi ngạo nghễ của ta hoàn toàn sụp đổ, pho kiến thức kim cổ của ta cũng sụp đổ theo. Lúc ấy ta nghiệm ra sự dốt nát của bản thân. Và từ đó ta vất đi tất cả những tự hào về kiến thức của mình.

Đúng là có thể nói ta không có một ai là thầy, nhưng điều này không có nghĩa ta không phải là một học trò. Ta xem vạn vật là thầy. Tinh thần học hỏi của ta luôn rộng mở hơn tất cả các người. Ta học hỏi từ tất cả mọi vật, từ cành cây ngọn cỏ đến đám mây trên trời kia. Ta không có một người thầy vì ta có hàng triệu triệu người thầy mà ta đã học được mỗi khi có thể. Điều thiết yếu trong cuộc sống là luôn làm một học trò. Điều này có nghĩa là gì? Nghĩa là có khả năng học hỏi, luôn sẵn sàng học để biết chấp nhận ý nghĩa của vạn vật.

Nghe Phật dạy về tình yêu

Trước khi bắt đầu bài thuyết pháp của mình tại Tổ Đình Trung Hậu – Vĩnh Phúc, Thiền sư Nhất Hạnh đã mời các bạn trẻ ngồi lên trên, để có thể nghe thật rõ. Ông muốn nói về tình yêu, bản chất tình yêu nhìn từ góc độ Phật giáo.

Miệng mỉm cười, ông đã kể một câu chuyện tình yêu, giản dị thôi nhưng hàm ý sâu sắc: Có một chàng trai ở vùng California – Mỹ, rất đẹp trai, học giỏi, tốt nghiệp một trường đại học nổi tiếng, có nhiều bạn gái xinh đẹp. Chàng trai sống với mẹ, người mẹ biết trong các cô gái ngưỡng mộ con mình, có một cô gái không xinh nhất, cô không trắng, không cao lắm nhưng được chàng trai đặc biệt chú ý. Ngạc nhiên, người mẹ hỏi con trai: Vì sao con lại thích cô gái ấy, cô ta đâu có gì nổi bật?Cô ấy hiểu con – chàng trai trả lời đơn giản.

Chàng trai học ngành công nghệ thông tin nhưng rất hay làm thơ. Mỗi lần chàng đọc thơ, cô gái nọ lắng nghe rất chăm chú và có những nhận xét sâu sắc, trong khi những cô gái xinh đẹp kia không để ý gì đến. Chàng trai đã chọn người yêu không vì vẻ đẹp bề ngoài, mà bởi sự lắng nghe và thấu hiểu.

“Đạo Phật cũng dạy như vậy, có hiểu mới có thương, tình yêu phải làm bằng sự hiểu biết”, Thiền sư kết luận.

Muốn thương phải hiểu

Trong đạo Phật, từ bi gắn liền với trí tuệ. Không hiểu, không thể thương yêu sâu sắc. Không hiểu, không thể thương yêu đích thực. Hiểu chính là nền tảng của tình thương yêu.

Mỗi người có những nỗi niềm, những khổ đau, bức xúc riêng, nếu không hiểu, sẽ không thương mà giận hờn, trách móc. Không hiểu, tình thương của mình sẽ làm người khác ngột ngạt, khổ đau. Không hiểu, sẽ làm người mình thương đau khổ suốt đời.

Nhân danh tình thương, người ta làm khổ nhau. Chuyện đó vẫn thưòng xảy ra.

Được hiểu và được thương vốn là một nhu cầu muôn đời của con người. Nhiều người thường cảm thấy không ai hiểu mình. Họ “đói” thương, “đói” hiểu. Họ thơ thẩn, lang thang trong cuộc đời tìm người hiểu mình, thương mình. Gặp được người hiểu mình, thương mình là may mắn lớn của cuộc đời. Tình yêu nảy nở, lớn lên từ đó.

Vậy nên, “có hiểu mới có thương” là nguyên tắc chọn người yêu, chọn chồng/vợ theo quan điểm Phật giáo. Dù người ta có đẹp, có giàu đến đâu nhưng không hiểu mình sẽ làm mình khổ suốt đời. Hôn nhân có thể mở ra những con đường hoa hồng, có thể mở ra cánh cửa tù ngục. Chọn vợ, chọn chồng là một sự mạo hiểm lớn. Hãy cẩn thận, nếu không muốn chọn án tù chung thân cho cuộc đời mình.

Chọn người hiểu và thương mình – hãy nhớ – đó là nguyên tắc tìm người tri kỷ trong cuộc đời.

Bốn yếu tố của tình yêu: Từ bi hỉ xả

Phật dạy về tình yêu rất sâu sắc. Tình yêu phải hội tụ đủ bốn yếu tố: từ, bi, hỉ, xả.

“Từ” là khả năng hiến tặng hạnh phúc cho người mình yêu. Yêu thương không phải là vấn đề hưởng thụ, yêu thương là hiến tặng. Tình thương mà không đem đến hạnh phúc cho người yêu không phải là tình thương đích thực. Yêu mà làm khổ nhau không phải tình yêu. Có những người yêu nhau, ngày nào cũng khổ, đó là tình yêu hệ luỵ, chỉ mang tới sự khổ đau. Yêu thương ai đó thực sự, nghĩa là làm cho người ta hạnh phúc, mỗi ngày.

“Bi” là khả năng người ta lấy cái khổ ra khỏi mình. Mình đã khổ, người ta làm cho thêm khổ, đó không thể là tình yêu đích thực. Còn gì cho nhau nếu chỉ có khổ đau tuyệt vọng. Người yêu mình phải là người biết sẻ chia, biết xoa dịu, làm vơi bớt nỗi khổ của mình trong cuộc đời.

Như vậy, “từ bi” theo Phật dạy là khả năng đem lại hạnh phúc cho nhau. Yêu thương ai là phải làm cho người ta bớt khổ. Nếu không, chỉ là đam mê, say đắm nhất thời, không phải là tình yêu thương đích thực. “Từ bi” trong tình yêu không phải tự dưng mà có. Phải học, phải “tu tập”. Cần nhiều thời gian, để quan sát, để lắng nghe, để thấu hiểu những nỗi khổ niềm đau của người yêu, để giúp người ta vượt qua, tháo gỡ, bớt khổ đau, thêm hạnh phúc.

“Hỉ” là niềm vui, tình yêu chân thật phải làm cho cả hai đều vui. Dấu ấn của tình yêu đích thực là niềm vui. Càng yêu, càng vui, niềm vui lớn, cả gia đình cùng hạnh phúc. Cuộc nhân duyên như thế là thành công.

“Xả” là không phân biệt, kì thị trong tình yêu. Mình yêu ai, hạnh phúc của người ta là của mình, khó khăn của người ta là của mình, khổ đau của người ta là của mình. Không thể nói đây là vấn đề của em/ anh, em/ anh ráng chịu. Khi yêu, hai người không phải là hai thực thể riêng biệt nữa, hạnh phúc khổ đau không còn là vấn đề cá nhân. Tất cả những gì mình phải làm coi đó là vấn đề của hai người, chuyển hoá nỗi khổ đau, làm lớn thêm hạnh phúc.

Này người trẻ, bạn nghĩ về tình yêu của mình đi, có “từ bi hỉ xả không”? Bạn hãy can đảm tự hỏi mình rằng “Người yêu ta có hiểu niềm vui nỗi khổ của ta không? Có quan tâm đến an vui hàng ngày của ta không? Người ấy có nâng đỡ ta trên con đường sự nghiệp không?…” Và tự hỏi lại mình, liệu bạn có đang thành thực với tình yêu của mình?! 

Liệu tình yêu của bạn đã đủ “từ bi hỉ xả”?!
Để một dân tộc không trở thành đám đông

Để một dân tộc không trở thành đám đông

Không phải chỉ ở Việt Nam có ít người đọc sách. Một thăm dò của “Quỹ ý kiến xã hội” Nga năm 2013 cho hay gần một nửa người Nga cả năm không mở một quyển sách nào!

Nhà văn Zakhar Pripelin – Ảnh: Russialook

Z. Pripelin: Một nửa (người Nga) không đọc, vậy một nửa còn lại đọc à? Tôi nghĩ chúng ta đang dối mình. Hiện chỉ có từ 7-10% dân Nga đọc thôi, 40% còn lại tự lừa phỉnh để giữ thể diện. Nhưng nếu thật sự một nửa người Nga đọc thì đa số là họ đọc mạng xã hội…

Và dự báo của tôi nhìn chung không phức tạp cũng chẳng rắc rối: chúng ta sẽ thấy một kiểu đơn giản hóa mô hình nhận thức. Đôi khi người ta gọi nó là pha loãng não. Con người sẽ lâm vào tình trạng tự tin thầm lặng rằng họ đang sống trong “kỷ nguyên thông tin”, rằng “mỗi ngày đều nhận được gì đó mới”, thế nhưng số người hiểu biết sẽ giảm đáng kể.

Khả năng mỗi giây có thể nhận được những thông tin ngắn từ Wikipedia không làm chúng ta trở thành người trí thức. Không ai trong chúng ta có thể trở thành người khác nhờ bỏ ra 40.000 giờ trên Facebook. Thế nhưng bất kỳ ai đọc 20 tập các tác phẩm kinh điển Nga, hoặc 20 tập (các tác phẩm) Pháp thì đã là khác. Người khác!

* A&F: Mà có thể đạo diễn Karen Shakhanazarov đã đúng khi nói chúng ta đang ở buổi hoàng hôn của nền văn minh đọc?


– Thế thì cái gì sẽ xuất hiện tiếp đó? Nền văn minh của khán giả à? Nhưng để khán giả có gì đó xem, phải có ai đó chịu đọc làm việc chứ. Một nền điện ảnh tốt luôn do những người có kiến thức xã hội phong phú làm ra.

…Cái gì tiêu biểu cho những cuộc mittinh ở Nga hiện nay? Đó là nó được điều khiển bởi những người đọc. Đa số họ là các nhà văn và những nhà chính luận. Các nhà văn như Bykov và Akunin, các nhà chính luận Parfenov và Kashin, họ điều hành các cuộc biểu tình “chống”. Còn nhà chính luận Kurginian và nhà văn Prokhanov thì dẫn đầu các cuộc mittinh “ủng hộ”. Hay như nhà văn Limonov có cuộc mittinh riêng của mình…

Tôi muốn rút ra điều gì? Rất đơn giản: tương lai sẽ được quyết định bởi những người tự mình viết ra phát biểu của mình. Khi mà chính khách và người viết diễn văn là một thì chúng ta có thể hi vọng người đối thoại với chúng ta có trách nhiệm với lời nói của ông ta, đau khổ vì chúng, tư duy ra chúng. Ông ta là một đơn vị tri thức.

Chúng ta có thể nói mình đang sống trong nền văn minh tiền bạc, nhưng hãy nhìn xem – người chiến thắng ở vòng xoắn tiếp theo sẽ không phải là người sở hữu hàng tấn giấy bạc, mà là một nhà nhân đạo có tư tưởng, người trước đó đã “nướng” hàng tấn sách. Còn tất cả những nhà triệu phú, toàn bộ cảnh vệ và tất cả những mối quan hệ của ông ta rồi sẽ trở thành tro bụi.

Bởi khởi đầu là lời, chứ không phải là đồng rúp.


* Người không đọc sách thì có gì trong anh ta sẽ chết?

– Có thể những vùng nào đó của não sẽ chết. Anh không nhận thấy là người đọc (tức người tư duy phức tạp và phản ứng cũng phức tạp) thật sự đẹp sao? Một cậu bé ở bất kỳ lứa tuổi nào đều sẽ đẹp hơn nếu não cậu ta tư duy. Và các cô gái nữa…

Ngoài ra, còn một chi tiết quan trọng nữa. Người đọc sách có thể trò chuyện với ai cũng được, trong khi người không đọc chỉ có thể nói chuyện với ai giống mình.

Có nghĩa những gì đang diễn ra hiện nay là một sự chọn lựa tiêu cực. Bạn có đọc gì đó ở tuổi thơ, còn con bạn không đọc gì. Con bạn sẽ ngu hơn bạn, còn cháu bạn sẽ ngu hơn con bạn. Và như vậy cả dân tộc mất quyền lãnh thổ và thậm chí cả quyền ngôn ngữ.

Bởi ngôn ngữ không phải là tập hợp hàng chục nghìn từ chúng ta nhớ được, mà là một không gian thần thoại của dân tộc, thơ ca, văn hóa của dân tộc. Một dân tộc mất thói quen đọc, quên đi huyền thoại của mình, thơ ca của mình… sẽ biến thành một đám đông, túm tụm trên mảnh đất của mình mà không để ý chu đáo lân bang.


* Thế còn hệ thống giáo dục hiện nay đang nuôi dưỡng ai: những người “bị giam cầm” cho việc xây dựng đất nước vĩ đại, hay những người tiêu dùng có thông tin?

– Vấn đề không phải ở hệ thống giáo dục, mà là ở sự xung đột hoang dã giữa một bên là thực tế vật chất, đặt cược vào thành công, với bên kia là khát khao có được một tư tưởng dân tộc. Nhưng với chuyện tư tưởng ta gặp phải một vấn đề kinh khủng: chúng ta không đọc bởi chúng ta thực dụng. Cứ hỏi bất cứ ai vì sao họ không đọc đi. Họ sẽ bảo không có thời gian.

Tôi mới từ Nizhni trở về Matxcơva. Chẳng có gì để làm. Trên xe lửa có đại diện của hai trong số các đô thị lớn nhất thế giới. Trong toa của tôi là 40 người với thu nhập cao hơn mức trung. Và họ đã ngồi suốt năm giờ nhìn ra cửa sổ. Hỏi sao họ không đọc, họ bảo: Nhiều việc quá, không có thời gian. Nhưng có thời gian để xem phim bộ 172 tập, và dĩ nhiên cả những trận bóng đá.

Xin hiểu cho, tôi không muốn làm ai tổn thương, nhưng nếu người ta hỏi sao tôi không xem bộ phim thời thượng mới nhất của Mỹ, tôi sẽ không nói dối là do không có thời gian. Tôi sẽ nói là tôi tiếc thời gian.

Minh Nhiên (dịch)
Theo Tuổi Trẻ