SCHUMANN FREQUENCY

SCHUMANN FREQUENCY

Cây cối cũng chính là những antena thu sóng vô tuyến. Chúng rất nhạy cảm với sóng vô tuyến tự nhiên, như tần số Schumann, nhưng cũng có thể là sóng nhân tạo. Nếu sóng nhân tạo quá nhiều hoặc quá độc hại, chúng làm cây bão hòa (NGÁO), làm suy yếu hoặc thậm chí khiến cây căng thẳng đến chết.Một thiết bị tạo ra sóng điện từ Schumann còn cải thiện phúc lợi của động vật trong các trang trại chăn nuôi.

Sóng Schumann là sóng điện từ trường của mặt đất trong tự nhiên. Nó có tầm quan trọng hàng đầu đối với đồng hồ sinh học của hầu hết mọi sinh vật. Những sóng này được tạo ra bởi nhiều tác động của sấm sét ở khắp mọi nơi trên trái đất vào bất kỳ lúc nào, không gian giữa tầng điện ly và bề mặt trái đất hoạt động như một buồng cộng hưởng tạo ra những sóng đặc trưng cho trái đất.Đây là những sóng vô tuyến tần số cực thấp. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều trạng thái hạnh phúc và sức mạnh siêu nhiên của con người là từ sự hòa hợp cộng hưởng của sóng não với tần số Schumann, sóng tự nhiên của trái đất.Nhiều bệnh nhân “cảm điện” cũng cải thiện tình trạng bệnh rất nhiều nhờ các thiết bị này. Ô nhiễm điện từ xung quanh ảnh hưởng đến khả năng hòa hợp cộng hưởng tự nhiên của chúng ta với các tần số này của trái đất, máy phát điện Schumann giúp các sinh vật sống tái điều chỉnh sự cộng hưởng trở lại, điều này rất thích hợp vì ô nhiễm điện từ gần như có mặt khắp nơi.

Máy tạo sóng Schumannvới tần số tối ưu là 7,83 Hz có dạng sóng hình Sin Bản thân sóng Schumann không trực tiếp tác động đến chất lượng các sản phẩm âm thanh hay video mà nó tác động đến môi trường không khí xung quanh, giúp thư giãn thể chất và tinh thần làm cho nâng cao nhận thức của chúng ta về âm thanh và hình ảnh thu được qua đó nâng cao sức khỏe, giảm stress và tăng thêm hiệu quả cuộc sống.

Hình 1: board mạch tạo sóng Schumann mình dùng 3 ngày nay để trong phòng ngủ thấy ngủ đã hơn, đang đặt thêm mấy bộ nguồn để chạy thêm 1 board nữa để tăng thêm giá trị cộng hưởng. Sắp tới mình sẽ lên kế hoạch lắp đặt vài bộ Kit trong farmCác hình còn lại nguồn từ các nhóm nghiên cứu Tartaria, ở trung tâm của các cái gọi là Nhà Thờ (xưa là trung tâm năng lượng) có một hình học thiêng liêng theo mình chất liệu của nó là bằng kim loại dùng để cộng hưởng với tần số Schumann.

Tất cả các hình học thiêng liêng (sacred geometry) trong nhà thờ là những cymatic được phổ lên cho ta thấy nhưng tác dụng chính của nó là tham gia vào sự cộng hưởng của tần số đang có mặt tại khu vực đó. Vd dễ hiểu: đánh đàn nốt La thì thùng đàn cộng hưởng và khuếch đại âm thanh lên lúc này lấy máy vẽ Cymatics phổ ra được hình ảnh của nốt La, sau đó thay thùng đàn bằng lon sữa bò thì sự cộng hưởng mất đi hoàn toàn do kiến trúc lon sữa bò không phải như thùng đàn được thiết kế để cộng hưởng nốt La, lúc này Cymatic của nốt La yếu hơn rất nhiều so với cái ban đầu. Như vậy trong nhà thờ có nhiều Cymatics thì tại chỗ đó chơi một tần số nào phù hợp nó sẽ cộng hưởng lên. Giá trị sự cộng hưởng nó làm khuyếch đại cường độ và nâng tần số lên quãng cao hơn.

Đức Trần

Bài dưỡng sinh ‘lục tự khí công’

Theo sách Nội Kinh, các bậc chân nhân thời thượng cổ sở dĩ sống lâu là do “thuận theo trời đất, nắm lấy âm dương, hô hấp tinh khí, độc lập thủ thần”. Đó cũng là nguyên tắc của khí công. Lục tự được coi là bài khí công duy nhất phối hợp kỹ thuật hô hấp và sự rung động của âm thanh.
Kỹ thuật dùng âm thanh hoặc âm nhạc để chữa bệnh hoặc để dẫn dắt con người nhập vào những trạng thái tâm lý hoặc tâm linh nhất định đã được biết đến từ xưa, ở nhiều dân tộc cũng như nhiều nền văn hóa khác nhau, trong tôn giáo cũng như trong y học. Theo quan niệm thiên nhân tương ứng của khí công cổ đại, mỗi âm thanh hoặc ý niệm đều tương ứng với một loại khí nhất định trong cơ thể cũng như ngoài vũ trụ. Do đó, ta có thể vận dụng âm hưởng với cường độ và trường độ thích hợp để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý hoặc nâng cao nội khí trong cơ thể.

Lục tự khí công (còn gọi là Lục tự quyết) là một phương pháp khí công đặc thù, đã ứng dụng nguyên tắc trên vào việc chữa bệnh dưỡng sinh. Bí quyết của phương pháp là hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Khi thở ra kết hợp với niệm tự quyết. Lời quyết không phát ra thành tiếng nhưng tâm vẫn ghi nhận được. Đây là một loại tĩnh công. Công pháp không cần bất cứ một động tác hoặc chiêu thức gì. Cách thở cũng đơn giản: thở 2 thì, không nín hơi. Tuy nhiên, sự kết hợp đặc biệt giữa hô hấp và tự quyết có thể tạo ra những xung lực có hiệu ứng khai mở và thanh tẩy rất kỳ diệu.

Tương truyền, Lục tự khí công do Xích Tùng Tử, một đạo trưởng tu luyện pháp trường sinh ở núi Hoa Sơn nghiên cứu, ứng dụng và truyền bá cho đời sau. Lục tự quyết gồm 6 chữ: Suy, Hô, Hư, Ha, Hí, Hu. Mỗi chữ ứng với một loại khí hoặc tạng, phủ nhất định trong cơ thể con người. Chữ Suy với thận, bàng quang thuộc Thủy khí.
Chữ Hô ứng với tỳ ị thuộc Thổ khí. Chữ Hư ứng với can đởm thuộc Mộc khí. Chữ Ha ứng với tâm tiểu trường thuộc Hỏa khí.
Chữ Hí ứng với phế, đại trường thuộc Kim khí. Chữ Hu ứng với tâm bào, tâm tiêu thuộc Hỏa khí.

Trước hết, cần tắm rửa sạch sẽ, quần áo nới lỏng, chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, không có ruồi muỗi. Ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già, hoặc ngồi trên ghế, hai chân chạm đất. Hai lòng bàn tay đặt trên hai đùi. Eo hơi thót lại. Vai buông lỏng. Cằm hơi thu vào. Lưng thẳng. Hai mắt khép hờ.

Hít vào bằng mũi. Hít vào xuống bụng dưới. Chỉ cần biết trong ý niệm rằng ta đang hít vào một luồng thiên khí từ đỉnh đầu đi thẳng xuống bụng dưới. Không cần quan tâm khí đi như thế nào, cũng không cần cố hít vào quá sâu.

Thở ra bằng miệng. Trong khi thở ra, liên tục phát ra một tự quyết. Ở mỗi hơi thở, tự quyết chỉ phát ra một lần và ngân vang cho đến cuối hơi. Thở ra chậm, nhẹ và đều đồng thời từ từ ép sát bụng vào. Thì thở ra dài hơn thì hít vào. Trong lúc thở ra, môi và lưỡi ở vị trí thích hợp để phát ra âm quyết đã chọn; nhưng chỉ phát bằng ý niệm mà không phát ra thành tiếng sao cho chỉ có sự rung động trong cổ họng và nghe được rõ ràng trong tâm mà vẫn không phát âm ra ngoài. Như vậy, sẽ chỉ có hơi thở thoát ra miệng. Âm quyết chỉ hiện diện trong tư tưởng của người tập, người ngoài không nghe thấy.

Đến cuối hơi thở, miệng lại ngậm lại, đầu lưỡi chạm nướu răng trên và tiếp tục hít xuống bụng dưới để bắt đầu chu kỳ thở tiếp theo. Hơi thở này kế tiếp hơi thở kia, khoan thai, không thô, không gấp.

Đối với người bình thường, có thể tập mỗi âm khoảng 24 hơi thở theo một thứ tự nhất định từ âm này đến âm kia. Mỗi ngày có thể tập 1 hoặc 2 lần lúc bụng trống. Trường hợp chữa bệnh có thể tập trung làm nhiều lần hơn khi đến những âm có liên quan đến những rối loạn bệnh lý trong cơ thể.

Tập trung sức chú ý vào âm quyết trong thời gian thở ra là khâu quan trọng nhất trong Lục tự quyết. Do đó, không nên nhẩm đếm hơi thở để khỏi phân tán tư tưởng. Có thể sử dụng cách lần chuỗi bằng tay với những chuỗi 24 hạt (hoặc hơn nữa) để kiểm soát được số hơi thở ở mỗi âm quyết.

Sự rung động của những âm tiết trong quá trình thực hành Lục tự quyết có công năng kích hoạt để khai mở một số đại huyệt dọc theo hai mạch Nhâm và Đốc, giúp tăng cường sự trao đổi khí giữa nội khí và thiên địa khí và gia tăng chân khí.

Lục tự khí công là một phương pháp hô hấp tích cực. Thở sâu xuống bụng dưới giúp phát sinh nội khí ở đan điền. Kéo dài hơi thở ra giúp gia tăng sự trao đổi chất ở các mô và các tế bào. Ép sát bụng dưới có thể tăng cường chức năng xoa bóp nội tạng của cơ hoành, kích thích tiêu hóa và sự lưu thông khí huyết.

Đối với hệ thần kinh, việc tập trung tư tưởng trong quá trình thực hành Lục tự quyết, đặc biệt thì thở ra chậm và dài, có tác dụng điều hòa thần kinh giao cảm, giúp giải tỏa những triệu chứng bệnh lý do căng thẳng tâm lý gây ra.

Do quá trình thở khí ra, Lục tự khí công được xem là một loại công phu thiên về tả thực và khử trọc. Trọc khí không chỉ thoát ra bên ngoài theo hơi thở ra ở miệng mà còn qua các huyệt vị và kinh lạc tương ứng với âm quyết và cả tay chân. Do đó, khi thực hành để chữa những bệnh như u, bướu, xơ hóa…, người tập không nên ngồi kiết già để trọc khí dễ dàng thông thoát ra 2 chân.

Tác dụng khử trọc hay thanh tẩy của Lục tự khí công không phải chỉ bắt đầu từ kinh lạc hoặc phủ, tạng mà phát triển ngay từ những trung tâm năng lượng ở cột sống nên còn gọi là tẩy tủy. Điểm đặc biệt của Lục tự khí công là hoạt hóa hai đường kinh, một lên một xuống ở hai bên của cột sống, qua đó gia tăng khả năng thanh hóa tủy sống.

Sau một thời gian thực hành, những người có khí cảm tốt có thể nhận biết được một luồng khí từ xương cùng đi lên dọc theo rãnh bên trái của cột sống. Khi đến đỉnh đầu, luồng khí này sẽ theo rãnh bên phải cột sống đi xuống xương cùng. Đến xương cùng, luồng khí này sẽ tự động kích hoạt chơn hỏa đi lên mạch Đốc. Hiện tượng này trùng khớp với mô tả của những đạo sư yoga về 3 nguồn năng lượng chính dọc theo cột sống: luồng Ida mang năng lượng âm ở rãnh bên trái, luồng Pingala mang năng lượng dương ở rãnh bên phải và luồng hỏa xà Kundalini theo đường Soushoumna ở giữa cột sống đi lên. Đối với Lục tự khí công, đây là một quá trình phát triển dần dà và tự nhiên, người tập không nên tùy tiện vận hành.

Khi thực hành Lục tự quyết, sau quá trình xả trọc khí sẽ là quá trình phản hồi tự nhiên, thu thanh khí thông qua chính những huyệt vị, kinh lạc mà trược khí đã được thải, ra. Do đó, Lục tự khí công nên phối hợp với tĩnh tọa để có thể tận dụng và phát huy quá trình phản hồi này trong việc thu thiên địa khí để tăng cường nội khí. Tĩnh tọa liền sau khi thực hành Lục tự quyết. Thời gian tĩnh tọa không giới hạn nhưng tối thiểu nên bằng với thời gian thực hành Lục tự quyết.

Tĩnh tọa được đề cập ở đây là phương pháp ngồi thiền tự nhiên, không cần vận khí, chỉ cần đạt đến tình trạng thư giãn và nhập tĩnh. Nhập tĩnh là tiến đến quá trình hòa hợp mà người xưa gọi là “thiên nhân hợp nhất” . Về mặt chữa bệnh, hòa hợp là sự cân bằng giữa âm và dương và sự hài hòa giữa ngũ tạng, lục phủ. Đây cũng là quá trình tự điều chỉnh, tự hồi phục của hệ thần kinh trung ương thông qua sự điều hòa của thần kinh giao cảm và cơ chế tương tác giữa thần kinh, thể dịch và nội tạng. Do đó nếu phối hợp với ngồi thiền, người tập sẽ không lo tập sai thứ tự hoặc sự sai biệt nhiều ít giữa các âm quyết.

Một trong những thứ tự để thực hành Lục tự quyết là thực hành theo thứ tự tương sinh. Mộc sinh Hỏa. Hỏa sinh Thổ. Thổ sinh Kim. Kim sinh Thủy. Thứ tự đó là Hư, Ha, Ho, Hí, Suy, Hu.

(Theo Sức Khỏe & Đời Sống)

Phát hiện đáng kinh ngạc của Mỹ: Tế bào ung thư sợ nhất là Tình yêu

Phát hiện đáng kinh ngạc của Mỹ: Tế bào ung thư sợ nhất là Tình yêu

Tiến sĩ David Hawkins là một bác sĩ giỏi nổi tiếng ở Mỹ, bệnh nhân của ông đến từ mọi nơi trên thế giới. Ông cho rằng, chỉ cần nhìn thấy bệnh nhân là ông biết người đó vì sao bị bệnh. Bởi vì nhìn người bệnh ông không bao giờ tìm thấy chữ ‘yêu’, chỉ thấy chữ ‘khổ, hận, phiền muộn’ bao bọc toàn cơ thể họ.

“Rất nhiều người bị bệnh vì không được yêu, ở họ chỉ thấy nỗi khổ và phiền muộn, tần số rung động thấp hơn 200 sẽ dễ bị bệnh”, ông cho hay. Tần số rung động chính là từ trường mà mọi người thường hay nói.

Ông cũng phát hiện ra rằng, những bệnh nhân thường có lối suy nghĩ tiêu cực. Tần số rung động của người trên 200 sẽ không bị bệnh. Ở người bệnh, tần số này thường thấp hơn 200. Tần số rung động của những người như thế nào là thấp hơn 200? Đó là những người hay oán giận, chỉ trích, hận thù người khác, tần số của họ chỉ là 30, 40. Trong lúc trách móc người khác thì người này sẽ tiêu hao rất nhiều năng lượng, vì thế tần số rung động sẽ giảm thấp hơn 200, những người này có nguy cơ bị mắc rất nhiều loại bệnh.

Chỉ số rung động cao nhất là 1000, thấp nhất là 1. Ông nói, trong cuộc đời ông từng gặp người có tần số rung động cao nhất là 700, năng lượng trong cơ thể anh ta rất dồi dào. Khi những người này xuất hiện, họ sẽ làm lan tỏa đến từ trường của cả khu vực xung quanh. Lấy ví dụ, như khi bà tu sĩ Trisara lên nhận giải thưởng Nobel Hòa bình, không khí cả hội trường rất tốt, tần số rung động rất cao, từ trường của bà làm cho cả hội trường đều cảm nhận được năng lượng tràn ngập sự tốt đẹp và ấm áp từ bà.

Khi người có năng lượng cao xuất hiện, từ trường của họ sẽ làm ảnh hưởng cho vạn vật trở lên tốt đẹp hơn. Còn với người có suy nghĩ tiêu cực, họ vừa làm tổn hại chính họ mà còn làm cho từ trường xung quanh cũng bị xấu đi, khiến mọi người cũng tiêu cực như họ.

TS Hawkins nói, ông đã từng làm bệnh án cho hàng triệu người, các chủng loại người khác nhau trên toàn thế giới, tất cả đều cho một đáp án giống nhau. Chỉ cần tần số rung động thấp hơn 200 là người đó sẽ bị bệnh. Trên 200 sẽ không bị bệnh, những suy nghĩ có tần số rung động trên 200 gồm có: quan tâm đến người khác, giàu lòng từ bi, nhân ái, hướng thiện, bao dung, độ lượng, v.v. Đây đều là những đức tính có tần số rung động rất cao, đạt đến mức 400 – 500.

Ngược lại, người có tính thù hằn, phẫn nộ, hay chỉ trích, trách móc, đố kị, đòi hỏi người khác, luôn tư lợi cá nhân, ích kỷ, không màng đến cảm nhận của người khác sẽ có tần số rung động rất thấp. Tần số rung động thấp là nguyên nhân dẫn đến các bệnh như ung thư, tim v.v.

Từ góc độ y học ông cho rằng, ý niệm có ảnh hưởng cực kì lớn đến sức khỏe con người.

Sau khi nghệ sỹ chơi đàn Violoncelle Sean của Nhật Bản bị bệnh ung thư, ông đã không ngừng chiến đấu với bệnh tật nhưng xem ra tình trạng ngày một nặng hơn. Ông quyết định thay đổi tâm trạng, chuyển sang yêu từng tế bào ung thư trong cơ thể mình. Ông lạc quan với cuộc sống, mọi việc ông đều luôn thấy vui vẻ và biết ơn các tế bào ung thư. Ông thấy cảm giác này rất tuyệt. Sau đó, ông đã quyết định yêu mọi thứ trong cuộc sống, bao gồm cả mỗi con người và mỗi sự việc.

Sau một thời gian, toàn bộ các tế bào ung thư đã không còn nữa, đây là kết quả nằm ngoài sức tưởng tượng của con người. Sau này, ông trở thành bác sĩ trị liệu nổi tiếng tại Nhật Bản. Đây chính là bản chất của cuộc sống: Tình Yêu.

Căn nguyên của tất cả bệnh tật là do trong cơ thể người bệnh thiếu tình yêu thương. Bệnh tật bị đẩy lùi một cách vô điều kiện là nhờ ‘yêu và được yêu’.

Sau khi đọc bài ở: http://chuyengiadinhduong.info/suc-khoe-gia-dinh/phat-hien-dang-kinh-ngac-cua-my-te-bao-ung-thu-so-nhat-la-tinh-yeu-95.html  (bài ở trên) mình quyết định tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này và tìm dịch được một bài ngắn gọn. Bản sách tiếng Anh đầy đủ chắc chờ ai rảnh thì phụ mới dịch nổi.

Bài báo tóm tắt ở trên cho ta biết tình yêu có thể chữa lành, nhưng tình yêu được nói đến ở đây là gì? Vui lòng đọc hết cái bài dịch dài ngoằng này để rõ hơn nhé.

Chúc các bạn có một buổi thưởng thức năng lượng tuyệt vời!

CÁC MỨC ĐỘ CỦA Ý THỨC VÀ Ý NGHĨA CỦA CHÚNG

  1. Xấu hổ (20) – Cảm thấy tủi nhục – Khốn khổ: Mức độ xấu hổ rất nguy hiểm vì nó gần với cái chết. Chúng ta trốn tránh và ước rằng mình “vô hình” với mọi người. Xấu hổ phá hoại tình cảm và sức khỏe tâm lý, làm cho chúng ta dễ dẫn đến những bệnh về thể lý.
  2. Tội lỗi (30) – Đổ lỗi – Xấu xa: Tội lỗi biểu hiện trong hàng loạt các hình thức hối hận vì những gì mình đã hoặc không làm, tự buộc tội mình, khổ dâm. Trong vô thức, cảm thấy tội lỗi có thể là kết quả của một bệnh tâm thần nào đó. Có xu hướng dễ gặp tai nạn và mong muốn tự tử. Tội lỗi kích động sự giận dữ và biểu hiện của nó thường là sự giết hại.
  3. Thờ ơ/hờ hững (50) – Tuyệt vọng – Không còn gì để cứu chữa: Mức này có đặc trưng là sự đói nghèo, thất vọng, tuyệt vọng. Thế giới và tương lai trông thật ảm đạm. Sự thờ ơ là một trạng thái bất lực, nạn nhân của nó thiếu thốn về mọi mặt. Có thể dẫn đến cái chết thông qua tự tử thụ động.
  4. Đau buồn (75) – Hối tiếc – Bi thảm: Đây là mức độ của nỗi buồn, mất mát và phụ thuộc. Những người ở cấp độ này sống một cuộc đời tiếc nuối lâu dài và trầm cảm. Đây cũng là mức độ của tang tóc, sự mất mát người thân, hối hận về quá khứ. Khi đau buồn, người ta thấy đâu đâu cũng sầu thảm.
  5. Sợ hãi (100) – Sự lo ngại – Ghê sợ: Từ quan điểm của cấp độ này, thế giới sẽ nguy hiểm, đầy dẫy các cạm bẫy và các mối đe dọa. Khi sợ hãi là trung tâm, những sự kiện đáng lo ngại vô tận của thế giới nuốt chửng nó. Sợ hãi có thể ám ảnh và níu kéo ta dưới bất cứ hình thức nào. Sợ hạn chế sự phát triển của cá nhân và có thể dẫn đến ức chế.
  6. Dục vọng (125) – Thèm muốn – Thất vọng: Dục vọng hướng ta đến nỗ lực đạt được mục tiêu hoặc có được phần thưởng. Dục vọng cũng là mức độ của nghiện ngập, nó trở thành sự thèm muốn hơn cả cuộc sống của chính mình. Dục vọng làm cho ta tích lũy và tham lam. Dục vọng đưa bạn trên con đường thành tích.
  7. Giận dữ (150) – Ghét – Đối đầu: Khi một người bước ra khỏi sự thờ ơ và đau buồn, vượt qua sợ hãi như một cách của cuộc sống, họ bắt đầu ham muốn. Dục vọng dẫn đến thất vọng, do đó dẫn đến giận dữ. Giận dữ thể hiện bản thân rõ nhất ở sự oán hận và sự trả thù, do đó không kiên định và nguy hiểm. Giận dữ xuất phát từ sự thất vọng bởi ham muốn. Kết quả thất vọng thổi phồng tầm quan trọng của những ham muốn. Giận dữ dễ dàng dẫn đến hận thù, tác động “xói mòn” lên mọi lĩnh vực của cuộc sống con người.
  8. Kiêu ngạo (175) – Khinh bỉ – Đòi hỏi: Ngược lại ở các mức dưới, đa số cảm thấy tích cực (tốt) khi họ đạt đến mức độ này. Kiêu ngạo là phòng thủ và dễ bị tổn thương bởi vì nó phụ thuộc vào điều kiện bên ngoài. Kiêu ngạo được thúc đẩy bởi sự ngã mạn tăng cao, rất dễ bị tấn công từ bên ngoài. Do đó nhược điểm của kiêu ngạo là sự ngông cuồng và sự từ chối. Những đặc tính ngăn chặn sự phát triển.
  9. Can đảm (200) – Quả quyết – Có thể làm được: Ở cấp độ 200 này năng lượng đầu tiên xuất hiện. Can đảm là vùng thăm dò, thành tựu, dũng cảm và quyết tâm. Ở các cấp độ thấp hơn thế giới được xem như vô vọng, buồn bã, sợ hãi hay bực bội. Nhưng ở cấp độ của cam đảm, cuộc sống được coi là đầy thú vị, thách thức và kích thích. Ở cấp độ này người ta có khả năng ứng phó và xử lý hiệu quả những cơ hội của cuộc đời đến với họ. Những trở ngại ở những cấp độ phía dưới giống như chất kích thích cho những người phát triển ở cấp độ năng lượng đầu tiên này. Ở các cấp thấp hơn, người ta lấy đi năng lượng nơi mà họ sống; còn ở cấp độ này người ta lấy đi và cho trở lại năng lượng đồng đều như nhau.

(Mức độ ý thức tập thể của nhân loại vẫn ở mức 190 trong nhiều thế kỷ qua, nhưng thật kỳ lạ nó tăng lên mức hiện tại là 207 trong một thập kỷ gần đây.)

  1. Trung lập/trung đạo (250) – Tin cậy – Đạt yêu cầu: Năng lượng rất tích cực khi chúng ta đến mức độ này. Dưới 250, ý thức có cái nhìn phân đôi (nhị nguyên, hai mặt) và cứng nhắc. Cái nhìn trung lập cho chúng ta sự trung tính và không phán xét, thẩm định thực tế vấn đề. Đây là mức độ an toàn. Mọi người ở cấp độ này dễ dàng sống chung an lạc với những người khác vì họ không quan tâm đến xung đột, cạnh tranh hay tội lỗi. Họ cảm thấy thoải mái và tương đối ổn định về cảm xúc. Thái độ của họ thường là không phán xét và không có mong muốn kiểm soát hành vi của người khác.
  2. Sẵn sàng (310) – Lạc quan – Đầy hy vọng: Đây là cấp độ ý thức được xem như cửa ngõ để đến với những cấp độ cao hơn. Ở cấp độ trung lập, công việc được thực hiện đầy đủ; nhưng ở mức độ sẵn sàng công việc được thực hiện tốt và thành công trong đa số. Trưởng thành rất nhanh chóng ở đây. Đây là những người được chọn vì sự tiến bộ. Bên dưới 200, người ta có xu hướng khép chặt mình lại, còn ở 310 này người ta mở rộng lòng mình ra. Ở mức độ này con người rất thân thiện, vì cộng đồng và sự thành công về kinh tế là điều tự nhiên được kéo theo. Những người ở mức độ này đóng góp cho người khác và cho xã hội rất nhiều, họ thật sự hữu ích. Họ sẵn sàng đối mặt với những vấn đề bên trong mình. Họ có năng lực phục hồi từ những khó khăn, nghịch cảnh và học hỏi những kinh nghiệm từ đó, họ cũng biết tự mình sửa sai. Họ buông bỏ được sự kiêu ngạo (175) sẵn sàng nhìn vào khuyết điểm của mình và học hỏi từ những người khác.
  3. Chấp nhận (350) – Tha thứ – Hài hòa: Ở mức độ này một sự biến đổi lớn diễn ra, với sự hiểu biết rằng chính mình là nguyên nhân và tác giả tất cả những trải nghiệm của cuộc đời mình. Những người dưới 200 có xu hướng bất lực và nhìn thấy mình là nạn nhân với lòng thương xót của cuộc đời. Điều này bắt nguồn từ niềm tin rằng hạnh phúc hoặc nguyên nhân của những vấn đề trong cuộc sống là “ở đâu đó ngoài kia”. Ở mức độ chấp nhận, không có gì là ở “ngoài” có khả năng làm cho người ta hạnh phúc, và tình yêu không phải là cái gì được cho hay lấy từ người khác; tất cả được tạo ra từ bên trong. Chấp nhận cho phép chúng ta tham gia cuộc sống theo cách của nó mà không cố gắng làm cho nó phù hợp với một chương trình nào đó. Các các nhân ở cấp độ này không quan tâm đến việc đúng hay sai mà thay vào đó là tìm ra những giải pháp để giải quyết những vấn đề. Mục tiêu lâu dài được ưu tiên hơn mục tiêu ngắn hạn. Tự giác và làm chủ nổi bật ở mức độ này.
  4. Lẽ phải (400) – Hiểu biết – Đầy ý nghĩa: Thông minh và lý trí được đặt lên hàng đầu. Đây là cấp độ của khoa học, y học; cũng là mức độ phổ biến của việc tăng năng lực tiếp thu, hiểu các khái niệm và sự lĩnh hội tri thức. Kiến thức và giáo dục làm chủ ở đây. Đây là mức độ của những người đoạt giải Nobel, chính khách lớn, thẩm phán tòa án tối cao. Einstein, Freud, và rất nhiều các nhà tư tưởng vĩ đại khác của lịch sử được “định chuẩn” ở đây. Những thiếu sót của mức độ này liên quan đến việc không phân biệt giữa những “biểu tượng” và những gì mà “chúng” đại diện. Lẽ phải tự nó không cung cấp những hướng dẫn đến sự thật. Nó tạo ra một lượng lớn thông tin và tài liệu hướng dẫn nhưng lại thiếu khả năng giải quyết mâu thuẫn trong dữ kiện và kết luận. Chính lẽ phải là một chướng ngại lớn để đạt được mức độ ý thức cao hơn. Vượt qua mức này không phổ biến lắm trong xã hội của chúng ta!
  5. Tình yêu (500) – Lòng tôn kính – Bắt đầu: Tình yêu mà phương tiện truyền thông đại chúng nói đến không phải là tình yêu ở mức độ này. Tình yêu mà xã hội nói đến khi bị thất vọng, nó thường cho thấy sự tức giận và sự phụ thuộc mà nó che đây. Tình yêu đó có thể chuyển sang oán ghét. Tình yêu thật sự không có tồn tại oán ghét. Sự oán ghét chỉ xuất phát từ sự kiêu ngạo (175). Tình yêu ở 500 này là tình yêu vô điều kiện, không thay đổi và vĩnh viễn. Nó không biến động và không ảnh hưởng vào các yếu tố bên ngoài. Yêu là một trạng thái của sự sống. Nó là sự nuôi dưỡng, ủng hộ và tha thứ. Tình yêu không phải là trí tuệ và không xuất phát từ tâm trí. Nó đến từ trái tim. Tình yêu tập trung vào sự tốt đẹp của cuộc sống trong tất cả những biểu hiện của nó và tăng cường điều này bằng sự tích cực. Chỉ có 0,4% dân số thế giới đạt đến mức này của sự tiến hóa ý thức.
  6. Vui sướng/hạnh phúc (540) – Yên lặng/Bình tĩnh – Hoàn thành: Khi tình yêu trở nên nhiều hơn và vô điều kiện hơn, nó bắt đầu sự trải nghiệm như sự vui sướng từ nội tâm. Niềm vui xuất phát từ mỗi khoảnh khắc của sự tồn tại chứ không phải từ nguồn nào khác. 540 là mức độ của sự chữa lành và căn bản của sự tự giúp đỡ tinh thần. Trên 540 là mức độ của các bậc Thánh nhân, và trên nữa là những “thầy chữa”. Một khả năng kiên nhẫn rất lớn và sự bền bỉ của một tinh thần tích cực khi đối diện với nghịch cảnh lâu dài là đặc trưng của mức độ này. Các dấu hiệu của mức độ này là tấm lòng từ bi. Những người ở mức độ này có ảnh hưởng (thu hút) tích cực đối với người khác. Họ có thể nhìn chăm chú rất lâu, và qua ánh nhìn đó trạng thái của tình yêu và hòa bình được lan tỏa. Ở mức độ trên 500 này, người ta thấy thế giới được chiếu sáng bởi vẻ đẹp tinh tế và hoàn hảo của sự sáng tạo. Tất cả mọi thứ diễn ra dễ dàng và đồng bộ.
  7. Hòa bình (600) – Cực lạc (niềm vui viên mãn) – Hoàn hảo: Đây là trạng thái cực kì hiếm, đạt được 1/10.000.000 (mười triệu) người. Khi trạng thái này đạt tới, sự phân biệt giữa chủ thể và đối tượng biến mất và không có điểm nhấn cụ thể của nhận thức. Nhận thức ở mức độ 600 và trên 600 đôi khi được báo cáo là xảy ra trong một chuyển động chậm bị đình chỉ trong không gian và thời gian – không có gì cố định, tất cả vẫn rất sống động và rực rỡ. Mặc dù thế giới này người ta nhìn thấy nó liên tục chảy, phát triển trong một điệu nhảy tiến hóa tinh xảo. Những tác phẩm nghệ thuật, âm nhạc, kiến trúc được hiệu chỉnh ở giữa 600 và 700 có thể đưa chúng ta tạm thời đến các cấp độ cao hơn của ý thức và được công nhận là một nguồn truyền cảm hứng vô tận.
  8. Giác ngộ (700 – 1000) – Không thể dạy thêm được nữa – Là chính nó: Đây là mức độ của các bậc thầy vĩ đại trong lịch sử, là mẫu mực của tinh thần mà vô số người theo đuổi ở bất kì tuổi nào. Đây là mức độ của nguồn cảm hứng mạnh mẽ. Thu hút và ảnh hưởng đến nhân loại. Đây là đỉnh cao ý thức tiến hóa trong cõi người. Ở cấp độ này không còn sự gắn buộc vào cơ thể vật lý là “tôi” này, và do đó sự sống chết, số mạng của nó cũng không đáng quan tâm. Cơ thể là công cụ của ý thức thông qua sự can thiệp của tâm trí. Giá trị chính của nó là giao tiếp. Đây là mức độ “bất nhị” (không hai/không phân biệt ta người), hoặc sự hợp nhất đã hoàn tất. Mức độ này đại diện của nó là những bậc thầy vĩ đại mà chúng ta công nhận: Krishna, Buddha và Jesus Christ,..

* Những sự thật thú vị:

– Các khái niệm và lý thuyết đằng sau những thí nghiệm được tiến hành trong khoảng thời gian 20 năm sử dụng một loạt các thử nghiệm Kinesiology (thử nghiệm đo năng lượng – vui lòng tìm hiểu thêm để rõ hơn) và các bài kiểm tra.

– Kinesiology cho kết quả chính xác 100% ở mọi lúc. Nó sẽ luôn cho thấy câu trả lời có, không, đúng, sai.

– Những sai lầm dẫn đến những phản ứng yếu ớt.

– Thông qua thử nghiệm người ta biết ai đó có đang nói thật hay không.

– Một mẫu hình mạnh mẽ được kết hợp với sức khỏe tốt, mẫu hình yếu đuối kết hợp với bệnh tật. Từng suy nghĩ, lời nói, hành động, cảm xúc sẽ là mô hình này hay mô hình kia. Mọi khoảnh khắc trong ngày của mình, chúng ta chọn một trong hai hướng: sức khỏe hoặc bệnh tật.

– Ý thức tập thể: Những thí nghiệm tiết lộ cho chúng ta biết rằng có một sức mạnh rất cao kết nối mọi thứ và tất cả mọi người. Nó cho thấy rằng sự thật luôn được biểu hiện dù tâm trí ta không có ý thức về nó. Thông qua các bài kiểm tra mọi người nhận ra được sự thật về những điều thậm chí họ không nhận thức được nó tồn tại.

– Mọi hiệu chỉnh ở mức độ từ thấp đến cao bao gồm sách, thực phẩm, nước uống, quần áo, người, động vật, các tòa nhà, xe hơi, phim ảnh, thể thao, âm nhạc,…

– Rất nhiều âm nhạc ngày nay có mức hiệu chỉnh dưới 200. Do đó dẫn đến những hành vi liên quan với mức năng lượng thấp hơn của ý thức.

– Hầu hết bộ phim sẽ làm suy yếu người xem chúng bằng cách đưa các mức năng lượng của mình xuống dưới 200 của ý thức.

– 85% nhân loại hiệu chỉnh dưới mức 200.

– Trung bình chung của ý thức nhân loại ở mức 207.

– Ý thức của con người được treo lủng lẳng dưới mức 200 (190) từ nhiều thế kỷ trước và đột nhiên nó tăng đến mức hiện tại (207) vào giữa năm 1980. Đối với thế giới, duy trì ở mức dưới 200 trong một thời gian dài sẽ gây ra sự mất cân bằng lớn và dẫn đến sự hủy diệt của toàn nhân loại.

– Sức mạnh của vài cá nhân ở đầu đối trọng với sự yếu kém của quần chúng:

  • 1 cá nhân ở mức 300 (ba trăm) đối trọng với 90.000 (chín mươi ngàn) cá nhân dưới mức 200.
  • 1 cá nhân ở mức 400 (bốn trăm) đối trọng với 400.000 (bốn trăm ngàn) cá nhân dưới mức 200.
  • 1 cá nhân ở mức 500 (năm trăm) đối trọng với 750.000 (bảy trăm năm mươi ngàn) cá nhân dưới mức 200.
  • 1 cá nhân ở mức 600 (sáu trăm) đối trọng với 10.000.000 (mười triệu) cá nhân dưới mức 200.
  • 1 cá nhân ở mức 700 (bảy trăm) đối trọng với 70.000.000 (bảy mươi triệu) cá nhân dưới mức 200.
  • 12 cá nhân ở mức 700 sẽ bằng 1 cá nhân như Krishna, Buddha hay Jesus Christ,..

– Khi ý thức của một cá nhân nào giảm xuống 200 tại bất kì thời điểm nào, họ sẽ mất đi sức mạnh và do đó phát triển yếu ớt và dễ bị môi trường sống xung quanh thao túng/ảnh hưởng xấu.

Super Black Cat dịch

14/04/2016

Tham khảo bảng tiếng Anh ở đây: http://sttpml.org/wp-content/uploads/2014/06/David-Hawkins-Power-Vs-Force.pdf

 

 

 

 

 

Đây mới là cảnh giới cao nhất của thông minh

Đây mới là cảnh giới cao nhất của thông minh

Đài Bắc có một người kinh doanh bất động sản, thời trai trẻ nhờ sự khôn khéo nổi tiếng trong nghề. Ông lúc đó, tuy rất có đầu óc mua bán, làm việc cũng thành thục giỏi giang, nhưng đã lăn lộn nhiều năm, sự nghiệp không những không có khởi sắc, sau cùng còn bị tuyên bố phá sản.

Trong khoảng thời gian đau buồn đó, ông không ngừng phản tỉnh nguyên nhân thất bại của mình, nhưng dù có nghĩ đến nát óc cũng không tìm được câu trả lời.

Luận về tài trí, luận về chuyên cần, luận về mưu kế, ông vốn không hề thua kém ai, tại sao người khác lại thành công, còn ông thì cách thành công mỗi lúc một xa? Trong lúc tâm trạng chán nản, ông đi ra đường phố lang thang vô định, đi ngang qua một quầy bán báo, liền mua lấy một tờ báo tùy tiện lật xem.

Đang đọc đang đọc, trước mắt ông bỗng sáng rực lên, một đoạn thoại trên trang báo như ánh chớp vụ sáng trong trí óc ông. Về sau, ông đã lấy 10 nghìn tệ làm tiền vốn bước vào thương trường lần nữa.

Ảnh minh họa: shutterstock
Ảnh minh họa: shutterstock

Lần này, việc làm ăn của ông giống như được thi triển ma thuật, từ cửa hàng tạp nhạp đến hãng xi măng, từ người chủ thầu đến người chủ kinh doanh bất động sản, trong suốt chặng đường đều thuận buồm xuôi gió, người ở chốn thương trường lần lượt tìm đến làm ăn hợp tác với ông. Chỉ trong mấy năm ngắn ngủi, tài sản của ông đã lên tới mức khổng lồ, trở thành kỳ tích trong giới thương nghiệp.

Có rất nhiều kí giả hỏi ông bí quyết ông chỉ tiết lộ 4 chữ: “chỉ lấy 6 phần”.

Lại thêm mấy năm, tài sản của ông như cục tuyết lăn xuống dốc, càng lăn càng phình to ra.

Một lần, ông đến diễn thuyết ở một trường đại học, lúc này không ngừng có sinh viên đưa ra câu hỏi, hỏi ông từ mười nghìn biến thành chục tỷ rốt cuộc có bí quyết gì. Ông cười trả lời rằng, bởi vì tôi mãi kiên trì lấy bớt hai phần. Đám sinh viên nghe xong như rơi vào trong đám mây mù.

Nhìn thấy ánh mắt khát mong được thành công của đám sinh viên, cuối cùng ông đã kể ra câu chuyện trước đây. Ông nói, năm đó ở ngoài đường ông đọc được bài viết phỏng vấn một doanh nhân thành đạt trong giới thương nghiệp, sau khi đọc xong ông vô cùng chấn động.

Ký giả hỏi vị doanh nhân thành đạt đó: “Bố ông rốt cuộc đã dạy ông bí quyết kiếm tiền thế nào vậy?”. Ông trả lời rằng: “Bố tôi vốn chưa từng dạy tôi cách kiếm tiền, mà chỉ dạy tôi một vài đạo lý đối nhân xử thế”.Vị ký giả không tin.

Vị doanh nhân thành đạt lại nói: “Bố tôi từng căn dặn, con hợp tác với người khác, nếu như con lấy bảy phần hợp lý, tám phần cũng được, thế thì nhà chúng ta chỉ lấy sáu phần là được rồi”.

"...hợp tác với người khác, nếu như con lấy bảy phần hợp lý, tám phần cũng được, thế thì nhà chúng ta chỉ lấy sáu phần là được rồi" (Ảnh minh họa: Hanoilaw.vn)
“…hợp tác với người khác, nếu như con lấy bảy phần hợp lý, tám phần cũng được, thế thì nhà chúng ta chỉ lấy sáu phần là được rồi” (Ảnh minh họa: Hanoilaw.vn)

Nói đến đây, ông xúc động nói, đoạn phỏng vấn này tôi đã xem không dưới một trăm lần, sau cùng đã hiểu được một đạo lý:

Cảnh giới làm người cao nhất là phúc hậu, vậy nên cảnh giới cao nhất của thông minh cũng là phúc hậu.

Nghĩ kỹ một chút thì biết được ngay, nếu như luôn để người khác kiếm được nhiều hơn hai phần, mỗi người đều biết hợp tác với anh ta sẽ có được lợi thế, vậy nên sẽ có càng nhiều người nguyện ý hợp tác với anh ta.

Như vậy thứ nhất, tuy anh ta chỉ có thể lấy 6 phần, nhưng lại có nhiều hơn trăm mối làm ăn, còn nếu như lấy 8 phần, trăm mối làm ăn sẽ chỉ còn lại năm. Rốt cuộc bên nào lời hơn đây? Bí quyết chính là ở chỗ đó.

Nhiều mối làm ăn hơn đến với bạn nếu như bạn hiểu được và biết cách chia sẻ lợi nhuận (Ảnh minh họa: saga.vn)
Nhiều mối làm ăn hơn đến với bạn nếu như bạn hiểu được và biết cách chia sẻ lợi nhuận (Ảnh minh họa: saga.vn)

Sai lầm lớn nhất mà tôi phạm phải lúc đầu chính là quá tinh ranh, luôn nghĩ đủ cách để kiếm thêm tiền trên người đối phương, cho rằng kiếm được càng nhiều, thì càng thành công, kết quả là, trước mắt thì kiếm được nhiều, nhưng lại thua mất tương lai.

Sau khi buổi diễn giảng kết thúc, ông từ trong ví lấy ra một tờ báo đã ngả vàng, chính là tờ báo đưa tin về vị doanh nhân thành đạt đó, nhiều năm nay, ông luôn cất giữ cẩn thận. Ở khoảng trắng của tờ báo, có một hàng chữ  viết bằng bút lông: 7 phần hợp lý, 8 phần cũng được, thế thì tôi chỉ lấy 6 phần.

Thắng nhỏ nhờ vào trí tuệ, thắng lớn nhờ vào phúc đức, chỉ cần tích lũy đều đặn, khí thế sẽ tựa cầu vồng. Chỉ lo chạy theo lợi nhuận, đó là hành vi của kẻ tầm thường; hiểu được chia sẻ lợi nhuận, ấy là nghĩa lớn của người siêu thường.

Đời người trăm năm, vốn không thể hưởng trọn hết thảy vinh hoa của thế gian; ban ơn cho người khác, có thể nhận được càng nhiều tình cảm chân thành của nhân gian.

Khi ta mang đến phúc lành cho người khác, trên thực tế là đang trải rộng con đường cho chính bản thân mình! Người mà phúc hậu, con đường nhân sinh khi nào cũng rất rộng rất dài ….

Ref: http://www.daikynguyenvn.com/van-hoa/day-moi-la-canh-gioi-cao-nhat-cua-thong-minh.html

Đôi khi loại người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân, cũng không phải là người xấu

Đôi khi loại người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân, cũng không phải là người xấu

Đôi khi loại người đáng sợ nhất trên thế gian, không phải là tiểu nhân, cũng không phải là người xấu mà là người mù quáng.

Cái gọi là mù quáng là khi người đó không biết bản thân mình vô tri, thậm chí còn tin rằng mình đúng. Họ không chịu nghe lời khuyên của người khác, và còn làm theo những mơ mộng hão huyền của bản thân, hại người hại mình.

Đôi khi loại người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân, cũng không phải là người xấu
Người mù quáng cứ như kẻ lạc lối trong sa mạc… (Ảnh minh họa: Internet)

Dưới đây xin kể ba câu chuyện “mù quáng” mà có thể bạn đã từng gặp trong cuộc sống:

1. Có một người đàn ông hiền lành, nhưng từ khi bị công ty cho thôi việc thất nghiệp thì luôn chán nản trốn ở nhà. Chi tiêu của gia đình anh ta hàng tháng, bao gồm tiền nhà, học phí của con nhỏ, đều do vợ của anh này kiếm được từ việc làm kế toán ở nhà hàng.

Tuy mọi người đều rất nhiệt tình giúp đỡ người này tìm công việc, nhưng anh ta cứ chưa làm được vài ngày thì không muốn đi làm nữa. Sau đó, anh ta bắt đầu đi cờ bạc, ban đầu kiếm được chút tiền, sau thì thua rồi lại thua, đến học phí của con và sinh hoạt phí đều cầm đi đánh bạc.

Nửa đêm hàng xóm thường nghe thấy vợ chồng anh này cãi nhau. Sau, hai người cãi ra đến bên ngoài, muốn người ngoài phân xử. Anh ta cho rằng mình chỉ muốn gỡ vốn lại chứ không phải là do anh ta thích bài bạc. Anh ta đã biết được bí quyết thắng tiền rồi, chỉ cần cho anh ta chút vốn nữa thôi, anh ta sẽ thắng rất nhiều tiền mang về nuôi gia đình. Vợ của anh ta thì vừa khóc vừa nói, tiền trong nhà đã bị mang đi sạch từ lâu rồi, bây giờ trong túi chỉ còn chút tiền cũng là mượn ở nhà mẹ đẻ, nếu lại mang đi thì con nhỏ biết lấy gì mà ăn? Người ta nói anh ta sai rồi. Anh ta bẽ mặt bỏ nhà đi.

Sau này, nghe nói anh ta vay xã hội đen rất nhiều và không còn quay về nữa…

2. Ở địa phương nọ có một nhà khá giả, có ba người con gái. Ba chị em này rất yêu thương nhau, dù đi học hay về nhà đọc sách hoặc đi ngủ thì họ đều làm cùng nhau, không muốn tách rời. Thời đó, họ đã trở thành giai thoại ở địa phương.

Đôi khi loại người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân, cũng không phải là người xấu
(Ảnh minh họa qua Wisegeek)

Sau này, khi lớn lên đi lấy chồng, cô cả và cô hai vẫn sống gần nhà bố mẹ, tình cảm vẫn tốt như xưa. Chỉ có cô em út gả đi xa, cho một doanh nhân nọ.

Chẳng được vài năm, chồng của cô em út hình như làm ăn không thuận lợi, nợ nần chồng chất. Một ngày nọ, cô em về nhà, yêu cầu cha mẹ chia tài sản, họ nghe thế thì suýt chút nữa bị ngất. Hai cô chị cũng mắng cô em bất hiếu, nhưng cô em vừa khóc vừa la hét rằng cô ấy rồi cũng sẽ lấy phần tài sản đó, bây giờ cô ta thiếu tiền nên muốn lấy trước thì có gì sai.

Cha mẹ không nói được gì, cuối cùng họ đồng ý chia tài sản nhà cửa thành ba phần. Cô em lại khóc om sòm lên, nói là phải chia làm bốn phần, cô ta lấy hai phần, bởi vì chị cả và chị hai không nợ nần gì, chồng họ lại kiếm được tiền, còn chồng cô ta nợ nần chồng chất. Cô em nói rằng chẳng lẽ cả nhà đều nhẫn tâm nhìn cô ta chết không cứu hay sao? Không sợ cô ta về già không có chỗ dựa hay sao?

Chị cả và chị hai nghe xong thì rất buồn. Thực ra, họ hoàn toàn không để ý gì đến số gia sản đó, mà họ chỉ băn khoăn không biết từ khi nào mà em gái lại trở nên thực dụng ích kỷ, không nói lí lẽ như vậy. Cô em biết cha mẹ chiều mình, nên cứ gào khóc, còn giả vờ tuyệt thực. Cuối cùng, cả nhà chỉ còn cách làm theo lời cô ta. Chị cả và chị hai bắt đầu xa cách với cô em, và dần dần họ gần như trở thành người xa lạ.

Chỉ vì gia sản mà cắt đứt cả duyên phận với gia đình… Có đáng không?

3. Có một người phụ nữ vừa mới kết hôn mấy tháng mà đã ly hôn, nguyên nhân là cô ấy không muốn “sống mà phải nhìn sắc mặt người khác”. Cô ấy nói rằng sau khi kết hôn với người chồng làm quản lý cao, thu nhập khá, cô ấy không làm việc ở nhà rảnh rỗi. Chính vì thế, lâu lâu cô lại đi mua sắm quẹt thẻ, nhiều lắm thì cũng chừng “chục triệu”.

Đôi khi loại người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân, cũng không phải là người xấu
(Ảnh minh họa: Internet)

Chồng cô ấy nhiều lần nhìn hóa đơn quẹt thẻ, sau rồi cuối cùng không nhịn được nói là muốn hạn chế mức tiêu của cô ấy. Cô ấy tức lắm nên ném thẻ vào mặt chồng và bảo mình muốn đi làm kiếm tiền. Sau đó cô ấy tự mình đi làm thuê, tích góp được bao nhiêu thì lại đi mua sắm, sống cuộc sống của riêng mình, không muốn nhìn sắc mặt người khác nữa.

Sau này có người quan tâm, mới hỏi cô ấy rằng chồng cũ của cô kiếm được bao nhiêu một tháng? Cô ấy lúc đó vẫn rất đắc ý khoe là “không nhiều, chỉ khoảng vài ba chục triệu thôi”, vậy mà ki bo không cho cô ấy đi mua sắm. Người ta nghe xong, trong lòng bắt đầu cảm thấy tiếc cho cuộc đời của cô ấy…

Nhìn từ góc độ khách quan, chồng cũ của cô ấy không phải là kẻ nhỏ nhen, và cũng là một người bao dung. Nhưng chính sự kích động của cô ấy lại là điểm mấu chốt kết thúc duyên nhận của hai người họ. Dù một người đàn ông làm đến chức quản lý có thu nhập cao đi nữa, áp lực công việc cũng rất lớn. Hẳn là anh ấy cũng sợ bà xã lo lắng nên mới không để cô ấy biết mình làm việc vất vả thế nào. Kết quả là cô ấy chẳng những không biết hạnh phúc mà còn cảm thấy thật bất công.

Duyên giữa người với người sâu hay nhạt, dài hay ngắn, liệu sẽ trở thành thiện duyên hay nghiệt duyên, rất nhiều khi là do sự mù quáng quyết định. Đã có duyên quen biết nhau trong cõi đời này, thì nên giữ cho bản thân tỉnh táo, biết lắng nghe, biết suy nghĩ về bản thân mình, đừng làm người mù quáng.

Đôi khi loại người đáng sợ nhất không phải là kẻ tiểu nhân, cũng không phải là người xấu
(Ảnh minh họa: Internet)

Vậy làm thế nào để không mù quáng? Người xưa nói: “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”, ấy là có ý rằng, nhiều khi sự việc mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ thấy lại chưa hẳn đã là việc chân thật. Người ta thường hay bị tâm lý bất bình, tham lam, ghen tức, sợ này sợ kia, tranh tranh đấu đấu mà khiến cho sự việc trở nên nặng nề. Nếu khi có mâu thuẫn, người ta có thể nhìn xem trong nội tâm mình đang còn vướng bận điều gì, còn gì chưa tốt, thì cách người ta nhìn sự việc sẽ khác đi, môi trường cũng từ sự thay đổi tư duy và hành động mà chuyển biến. Còn nếu khi gặp mâu thuẫn mà cứ nhìn vào lỗi lầm của người khác, yêu cầu người khác thế này, thế kia, thì người ta sẽ luôn ở trong mâu thuẫn, sẽ luôn “mù quáng”. Mâu thuẫn có được “làm lành”, nhưng nội tâm chưa được rộng mở, thì mâu thuẫn rồi sẽ lại đến mà thôi…

Người ta không thể “quản” được người khác.
Người ta chỉ có thể thay đổi chính mình.
Làm được vậy thì mới “không mù quáng”.

Thanh Trúc