Một người thầy giáo muốn dạy cho học sinh hiểu về đặc quyền và thái độ xã hội

Một người thầy giáo muốn dạy cho học sinh hiểu về đặc quyền và thái độ xã hội

Tại một trường trung học, một người thầy giáo muốn dạy cho học sinh hiểu về đặc quyền và thái độ xã hội, một khái niệm đôi khi còn khó hiểu với ngay cả người lớn. Ông tổ chức một trò chơi. Đầu tiên, ông đặt trước bục giảng một thùng rác. Sau đấy, ông yêu cầu tất cả học sinh vo tròn một tờ giấy và ném vào thùng rác ấy:

thaido
– Các bạn là đại diện cho các tầng lớp của xã hội. Mỗi người đều có một cơ hội để trở nên giàu có và bước chân vào tầng lớp cao tầng, bằng cách ném cục giấy các bạn có trên tay vào cho bằng được thùng rác này, với điều kiện là bạn phải ngồi yên ở vị trí mình.
Các học sinh bắt đầu ném. Một số sự phàn nàn nhanh chóng xuất hiện, khi họ nhận thấy điều không công bằng của trò chơi này.
Rất nhanh, các em biết rằng những người ngồi bàn đầu là người có kết quả tốt hơn.
– Đấy chính là đặc quyền. Có phải những lời phàn nàn hầu như đều xuất phát từ phía sau không? Và các em cũng có nhận thấy những người ngồi phía trước đều không cảm thấy bận tâm về đặc quyền họ được hưởng không? Họ chỉ quan tâm đến viên giấy mình đã nằm trong thùng rác hay chưa. Đó cũng chính là cách người giàu suy nghĩ, thầy giáo trả lời.
– Các em ngồi đây, nhận được sự giáo dục này cũng chính là một đặc quyền. Chỉ hy vọng, các em hãy sử dụng đặc quyền ấy để phấn đấu đạt được những gì mình thực sự mong muốn, cũng như có cái nhìn bao dung hơn, với những người không được may mắn bằng.
– Các em thấy đấy, một số bạn ngồi khu vực đầu ném ra ngoài, đồng thời một số bạn ở khu vực phía sau nhưng lại ném thắng. Đó có thể là sự may mắn, có thể là biệt tài, như các bạn đang chơi bóng rổ thì sẽ ném tốt hơn. Cuộc sống vốn dĩ cũng vậy, cũng có một số đặc quyền còn vượt trội hơn đặc quyền xuất thân, ví dụ như nhan sắc, trí tuệ hay tài năng chẳng hạn…
Như thế, các em cũng phải hiểu, nếu phải sinh ra ở xuất phát điểm thấp, ngồi ở phía xa hơn và không có một biệt tài gì cả, bắt buộc các em phải cố gắng nhiều hơn, hoặc may mắn nhiều hơn, mới có thể đạt được sự sung túc. Hãy suy nghĩ về xuất thân và giấc mơ của chính mình. Lưu ý, suy nghĩ để cố gắng hơn chứ không phải suy nghĩ để bóp méo giấc mơ lại. Còn riêng những em ngồi bàn đầu, có phải một số em ném không trúng không? Đúng vậy! Các em sinh ra trong môi trường tốt không có nghĩa là các em sẽ có kết thúc tốt. Các em chỉ có xác suất tốt hơn thôi. Mọi rủi ro trong cuộc sống đều có thể sẽ tước đi đặc quyền của em bất kỳ lúc nào… Nhưng, các em biết không, cái đánh mất đi, chắc chắn nhất, đó chính là thái độ của các em. Các em chểnh mảng các em sẽ phải trả giá. Cha mẹ các em có thể lo cho các em ngồi đây học, nhưng họ không thể nào học thay cho các em được. Cuộc đời các em là do các em tự quyết định, các em luôn phải “tự ném” trong tất cả các quyết định sau này, khi các em đã có thể tự lập.
Cả lớp im lặng.
Thầy hỏi tiếp:
– Có bạn nào ngồi ở sau lớp ném trúng vào rổ không?
– Dạ, không ạ!
-Vậy tại sao mỗi lần vào lớp, các em đều cố ngồi thụt về phía sau, đùn đẩy nhau lên bàn đầu? Các cơ hội trong cuộc sống không phải lúc nào cũng đến. Nếu giả sử, hôm nay chiếc rổ này đúng là cơ hội đổi đời thật sự, việc các em cứ rúm ró đằng sau lớp học thế kia, có phải là đã chối bỏ đặc quyền của mình hay không? Mà nếu đúng cái rổ này là cơ hội thật sự, thì nó sẽ không bự như vậy đâu. Cơ hội thật sự trong cuộc sống rất khó tìm. Chúng ta có gần 30 học sinh, cái gọi là vị trí trung tầng của xã hội này cũng có thể chỉ dành cho một vài người trong đây thôi. Hãy luôn mang tâm thế sẵn sàng trong bất kì cơ hội được học hỏi nào!
Nào, thôi, bây giờ chúng ta sẽ qua tình huống tiếp theo. Thầy sẽ mang cái rổ này từ phía đầu lớp đi đến giữa lớp. Xong! Các em ngồi bàn đầu có ý kiến gì không?
– Kỳ quá thầy ơi!
– Thế còn các em, thầy mang đến sát bên em thế này, em có cảm giác như thế nào?
– OK! Thầy!
– Đúng đó! Thật ra, bất cứ hình thái xã hội nào cũng đều muốn hướng tới sự phát triển toàn diện hơn. Nhưng muốn và được cần rất nhiều thứ. Họ sẽ dịch chuyển các chính sách để mang lại tổng lợi ích nhiều hơn, theo – cách – họ – nghĩ. Tất nhiên điều đó sẽ tước đi đặc quyền của các tầng lớp khác. Có hai điều cần lưu ý. Điều đầu tiên, khi gặp bất kỳ sự kiện nào sau này, các em hãy cẩn thận với động cơ của họ. Khi một tầng lớp mất đi quyền lợi, hay cảm thấy không xứng với thứ mình nhận, cách nhìn nhận của họ sẽ rất tiêu cực. Đừng để sự tiêu cực ấy cuốn mất bản thân mình đi. Bài học thứ hai, là chính thầy. Thầy chỉ dạy các em Toán, thầy không phải là nhà tâm lý học, nhân chủng học, phân loại học, địa hình học gì gì đó. Thầy mang rổ thầy đến đây là bởi vì thầy chỉ thấy đây là nơi phù hợp nhất. Có thể là do thầy thấy anh này đẹp trai, cô này đẹp gái, con bé này đi học đầy đủ, hay thằng này hay lau bảng cho thầy. Thầy cư xử hoàn toàn cá nhân. Thầy bước đến đây là do suy nghĩ và nhận thức thầy là đến đây. Sự phản đối của mấy đứa trên kia, thấy vốn không quan tâm. Thế, các em có nên dựa vào thầy không?
-Thật ra, “Ai từ bỏ tự do để đổi lấy an toàn là người không xứng đáng được tự do và cũng không xứng đáng được an toàn.”(Benjamin Franklin). Đã là giai cấp thống trị thì ở đâu cũng là giai cấp thống trị, đừng mơ mộng giai cấp này sẽ tốt hơn giai cấp khác. Có thể vẻ ngoài nó sẽ tốt hơn đấy, nhưng chỉ trong chăn mới biết chăn có rận. Chính người Mỹ vẫn tồn tại thuyết âm mưu, Chính phủ Mỹ bắn chết Tổng Thống Mỹ, Kennedy vì ông muốn phá bỏ Fed, mang lại dân chủ thực sự cho người dân. Tự cường bản thân vẫn chính là phương pháp đúng đắn nhất. Đúng, quyết định của thầy vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến các em! Nhưng không có nghĩa là các em hoàn toàn bị động với thầy. Các em có thể xun xoe nịnh nọt thầy, các em cũng có thể luyện kỹ năng “bắn rổ ba điểm”. Các em có thể ở lại. Các em có thể rời đi. Làm rắn, làm đại bàng, hay làm bọ chét trên thân đại bàng cũng được, thì các em cũng đã có cơ hội leo lên đỉnh. Chứ nếu mãi mãi bị động, mãi mãi phụ thuộc, e rằng rất khó! Vẫn là lưu ý, đã là tự chủ thì phải tự chủ trong tâm trí, tự chủ bằng tri thức của chính mình. Đừng vì một ý kiến phiến diện cá nhân mà quyết định, kể cả đó là ý kiến của thầy.

The last of the Mohicans The Best Ever by Alexandro Querevalú

Những người nghệ sĩ thường truyền cho tôi những loại cảm xúc đặc biệt rất đẹp và vô cùng mạnh mẽ.
“Cho dù bên ngoài có như thế nào thì khi lao động họ mới thực sự sống, đứng trước anh có lẽ dường như tôi chỉ đang tồn tại.”

How to Fix the “Wi-Fi: No Hardware Installed” Error on Mac OS X

What is the System Management Controller?

The SMC is a subsystem in Mac computers that helps control power management, battery charging, video switching, sleep and wake mode, LED indicators, keyboard backlighting, and a bunch of other stuff.

When your computer goes in and out of sleep mode, the SMC will control what devices are powered down to save battery. And this is where the problem lies. The SMC gets the wrong signal and thinks the Wi-Fi adapter should stay powered off even when the computer comes back to life.

Resetting the System Management Controller (to Fix Your Wi-Fi Problem)

If you’re using a device that doesn’t have a removable battery, which is pretty much all devices that Apple has made for a very long time, you’ll need to close down your apps and then use a simple key combination.

Newer MacBook without a Removable Battery

  1. Plug the laptop into a power source
  2. Press and hold all of these keys at the same time: Control + Shift + Option + Power
  3. Release the keys
  4. Press the Power button to turn it back on

This should fix the problem

Original Article: http://www.howtogeek.com/227662/how-to-fix-the-wi-fi-no-hardware-installed-error-on-os-x/

Giới thiệu chung về giấc ngủ và các giai đoạn của giấc ngủ

Giới thiệu chung về giấc ngủ và các giai đoạn của giấc ngủ

Giả sử bạn vừa mới mua một chiếc radio mới. Sau khi bật nó suốt 4 tiếng, bỗng nhiên nó ngừng phát. Bạn tự hỏi rằng liệu chiếc radio này bị hết pin hay nó cần được mang đi sửa chữa. Một lát sau, bạn phát hiện ra rằng, chiếc radio này luôn dừng hoạt động sau 4 giờ mở liên tục. Bạn chẳng cần phải mang đi sửa chữa hay thay pin gì cả vì nó sẽ hoạt động lại sau vài giờ. Bạn bắt đầu nghi các nhà chế tạo thiết kế cách hoạt động của radio như vậy có lẽ là để phòng ngừa việc chúng ta nghe nó cả ngày. Bạn muốn tìm một thiết bị tự động tắt sau khi chơi trong vòng 4 giờ? Bạn đang hỏi một câu hỏi mới . Khi bạn nghĩ rằng radio dừng lại bởi vì nó cần được sửa chữa hay cần thay pin mới, bạn sẽ không đòi hỏi có những thiết bị tự động tắt.

Cũng tương tự như vậy, nếu chúng ta cho rằng ngủ như là một cái gì đó hư hỏng như máy móc, chúng ta sẽ không đòi não sản xuất ra nó. Nhưng nếu chúng ta nghĩ, giấc ngủ như là một trạng thái đặc biệt để phục vụ những chức năng riêng biệt, chúng ta sẽ tìm kiếm những cơ chế để điều khiển nó.

Giấc ngủ và những gián đoạn khác của ý thức

Hãy bắt đầu với một vài sự phân biệt. Giấc ngủ là một trang thái não bộ chủ động sản xuất, đặc trưng bởi việc giảm phản ứng với các kích thích. Ngược lại, trạng thái hôn mê là một khoảng thời gian dài vô thức được gây ra bởi các chấn thương đầu, đột quỵ hay bệnh tật. Chúng ta có thể đánh thức một người đang ngủ nhưng không thể đánh thức một người đang trong trạng thái hôn mê. Một người trong trạng thái hôn mê có sự hoạt động não suốt cả ngày rất thấp, ít hoặc không có phản ứng với kích thích, bao gồm cả kích thích gây đau đớn. Và bất kì những cử động xảy ra thì thường không có mục đích và không trực tiếp hướng về bất cứ cái gì. Thông thường, một người đang trong trạng thái hôn mê, hoặc là họ sẽ chết hoặc là họ sẽ hồi phục trong một vài tuần.

Riverside in B&W by K.

Riverside in B&W by K.

Một người trong trạng thái sống thực vật có sự luân phiên giữa trạng thái ngủ và có kích thích vừa phải; thậm chí trạng thái kích thích nhiều, người đó càng cho thấy sự mất ý thức về môi trường xung quanh. Họ hít thở thì thường xuyên hơn, và khi cơ thể chịu đau đớn sẽ gây ra những phản ứng, ít nhất là những phản ứng tự trị như tăng nhịp tim, hít thở và ra mồ hôi . Họ không thể nói cũng không thể phản ứng với lời nói, hay thể hiện bất kì hoạt động có mục đích nào. Tuy nhiên, người trong trạng thái này có thể có một vài hoạt động nhận thức (Gúerit, 2005). Trang thái ý thức tối thiểu (minimally conscious state) là trạng thái cao hơn trạng thái sống thực vật; thỉnh thoảng, họ sẽ xuất hiện hành động có mục đích trong thời gian ngắn và hiểu được lời nói với số lượng giới hạn. Trạng thái sống thực vật hoặc trạng thái ý thức tối thiểu có thể kéo dài vài tháng hoặc vài năm.

Chết não là một tình trạng không có dấu hiệu của sự hoạt động não và không có bất kỳ đáp ứng của kích thích nào. Các bác sĩ thường chờ đợi họ có dấu hiệu của sự hoạt động não trong vòng 24 giờ trước khi thông báo là chết não, thời điểm hầu hết mọi người cho rằng việc từ bỏ hỗ trợ về mặt vật chất là phù hợp với đạo đức.

Các giai đoạn của giấc ngủ

Gần như mọi sự tiến bộ khoa học đều đến từ các sự đo lường mới hoặc được cải thiện. Các nhà nghiên cứu thậm chí không hề nghi ngờ những giấc ngủ có các giai đoạn khác nhau cho đến khi họ tình cờ đo chúng. Điện não đồ (EEG) như được mô tả ở chương 4 (một phần khác trong cuốn sách này), ghi nhận trung bình điện thế của các tế bào và các sợi trong vùng não gần điện cực trên da đầu (Hình 9.10 ở dưới). Nếu một nửa các tế bào trong một vài khu vực điện thế tăng trong khi một nửa còn lại giảm, chúng sẽ triệt tiêu nhau. Điện não đồ ghi nhận sự dao động lên hoặc xuống của hầu hết tế bào tương tự nhau cùng lúc. Bạn có thể so sánh điện não đồ với tiếng ồn trong một sân vận động thể thao đông đúc: Nó thể hiện có sự biến động nhẹ cho đến khi một vài sự kiện xảy ra khiến mọi người la hét một lúc. EEG giúp các nhà nghiên cứu não so sánh hoạt động của não ở thời điểm khác nhau trong khi ngủ.

20150513-2015_0513_20512900BW1

Hình 9.11 ở dưới thì thể hiện dữ liệu polysomnograph [phương pháp đo giấc ngủ], sự kết hợp của EEG và sự ghi nhận chuyển động của mắt của một sinh viên đại học trong các giai đoạn khác nhau của giấc ngủ. Hình 9.11 thể hiện khoảng thời gian thư giãn trong lúc tỉnh táo để so sánh. Lưu ý loạt sóng alpha đều đều tại tần số 8 đến 12 mỗi giây. Sóng Alpha biểu diễn đặc trưng của sự thư giãn, không phải biểu hiện toàn bộ sự tỉnh táo

20150513-2015_0513_20511900 copyBW1

Hình 9.11b – giấc ngủ vừa bắt đầu. Trong suốt giai đoạn này, được gọi là giai đoạn 1 của giấc ngủ, điện não đồ bị chi phối bởi các bước sóng không đều, lởm chởm và có sóng điện áp thấp. Hoạt động não bộ thấp hơn giai đoạn thư giãn khi tỉnh táo nhưng cao hơn giai đoạn ngủ khác. Như hình 9.11c thể hiện, những đặc điểm nổi bật nhất của giai đoạn 2 là thoi ngủ và phức bộ K (K-complex) . Thoi ngủ gồm 12-14 Hz xuất hiện một đợt bột phát kéo dài ít nhất là nửa giây. Thoi ngủ tạo ra bởi dao động tương tác giữa các tế bào trong đồi thị và vỏ não. K-complex là một làn sóng mạnh kết hợp với sự ức chế tạm thời việc truyền tín hiệu của nơ-ron thần kinh (Cash et al., 2009).

Trong các giai đoạn tiếp theo của giấc ngủ, nhịp tim, nhịp thở, và hoạt động của não giảm xuống, trong khi đó biên độ sóng chậm và lớn trở nên phổ biến hơn (Hình 9.11d và e). Đến giai đoạn 4, hơn một nửa các ghi nhận các bược sóng lớn của ít nhất một thời gian nửa giây. Giai đoạn 3 và 4 cùng tạo thành sóng ngắn trong khi ngủ (SWS).

Bước sóng chậm cho thấy hoạt động của các tế bào thần kinh đồng bộ hóa cao. Trong giai đoạn 1 và trong lúc tỉnh táo, vỏ não nhận được rất nhiều thông tin và hầu hết phần lớn ở tần số cao. Gần như tất cả các tế bào thần kinh hoạt động tại thời điểm khác nhau; Do đó, điện não đồ có những bước sóng ngắn, nhanh và hay thay đổi. Tuy nhiên, đến giai đoạn 4, cảm giác tiếp nhận thông tin tới vỏ não sẽ giảm đáng kể, và vài nguồn thông tin còn lại có thể đồng bộ hoá nhiều tế bào.

Nguồn: Stages of Sleep and Brain Mechanisms, Chapter 9: Sleeping and Waking, Biological Psychology, 11th Edition by James W. Kalat, 2013

Người dịch: Zoey, Vù Vù

Nguồn: http://beautifulmindvn.com/2015/05/13/gioi-thieu-chung-ve-giac-ngu-va-cac-giai-doan-cua-giac-ngu/