Sức mạnh của âm nhạc

Sức mạnh của âm nhạc

Tiếng hát ru là liều thuốc ngủ đối với trẻ nhỏ, nghe bản nhạc êm đềm sau một ngày lao động vất vả, con người cảm thấy toàn thân thư thái, trái tim đập nhẹ nhàng và đầu óc trở nên thanh thản. Vì sao âm thanh có nhiều sức mạnh như vậy ?

Con người nguyên thuỷ ở đâu cũng nghe thấy âm thanh. Con người chìm đắm trong âm thanh tự nhiên. Tiếng gió thổi, tiếng lá cây xào xạc, tiếng gà gáy, tiếng chim hót… Rất lâu trước khi tự mình soạn nhạc, từ thuở khai thiên lập địa, con người đã là một phần của bản nhạc thiên nhiên.

Trở thành một bộ phận cấu thành của bản nhạc vĩ đại ấy, con người còn một lý do nữa: bản thân cũng là nguồn gốc sinh ra một loại âm thanh. Âm thanh nhiều tuổi nhất-được đánh giá chủ yếu bởi sức mạnh thông tin của nó-chính là tiếng khóc chào đời.

Cùng với sự phát triển của nền văn minh, tỷ lệ giữa các âm thanh tự nhiên và âm thanh do con người tạo ra cũng thay đổi. Càng gần thời hiện đại, càng ít tiếng vọng tự nhiên. Trong những nền văn hoá lạc hậu, âm thanh tự nhiên chiếm tới 69 phần trăm tất cả âm thanh đập vào tai con người.

Những tiếng động xuất phát từ máy móc và công cụ sản xuất thời đó chỉ chiếm khoảng trên dưới 5 phần trăm. Ngày nay mối tương quan ấy gần như quay ngược hẳn-chỉ có 6 phần trăm chảy từ các nguồn tự nhiên, và tới 68 phần trăm-là âm thanh do máy móc và công cụ tạo nên.

Mozart, hoàng đế

Âm nhạc cổ điển được sử dụng để loại bỏ stress, kích thích trí tuệ và làm dịu nỗi đau. Đó là công cụ cơ bản của những nhà liệu pháp âm nhạc, tức các chuyên gia chữa bệnh bằng âm thanh. Âm thanh có thể kích động hoặc an ủi. “Có tác dụng kích thích rõ rệt là giai điệu giải phóng ham muốn nhảy múa, vỗ tay hoặc ôm ấp nhau.

Khá nhiều trong những tác phẩm loại này có giai điệu gần với nhịp đập hàng ngày của trái tim hoặc nhanh hơn một chút. Như giải thích của chuyên gia âm nhạc trị liệu nổi tiếng Ba lan, TS. Vlađisoap Pitak, có tác dụng an thần là dòng nhạc êm dịu và giàu nhạc điệu, không có những âm hưởng mạnh mẽ, những thay đổi độ cao âm thanh đột ngột, còn nhịp độ và giai điệu làm chúng ta liên tưởng đến hoạt động của trái tim trong lúc ngủ.

Hoà nhạc thay vì cà phê

Ngay từ những năm 50, thế kỷ trước, chuyên gia Tai-Mũi-Họng và Thần kinh học Pháp, GS. Alfred Tomatis đã khẳng định, tai người không chỉ là cơ quan thính giác. Nó còn thực hiện nhiệm vụ tạo năng lượng cung cấp cho vỏ não.

Kết quả công trình nghiên cứu của GS. Tomatis đã chứng minh rằng, những âm thanh có tần số cao có tác dụng cải thiện tính tích cực của trí tuệ, còn những âm thanh tần số thấp-có tác dụng ngược lại, thường mang lại sự mệt mỏi. Theo GS. Tomatis, những âm thanh cao thường thấy trong những bản dân ca miền núi châu Âu hoặc một số tác phẩm của thiên tài âm nhạc Mozart .

Tác dụng tích cực của những tác phẩm âm nhạc Mozart đối với tình cảm con người đã biết từ lâu và đến cuối thế kỷ XX được giới chuyên gia đặt tên là “hiệu ứng Mozart”. Dù lập luận âm nhạc này là yếu tố kích thích sự gia tăng vận chuyển các xung điện thần kinh không thuyết phục được tất cả giới nghiên cứu, song mọi người đều thừa nhận rằng “quả thực những tác phẩm của Mozart có tác dụng nhất định”.

Nó tạo điều kiện thuận lợi cho lao động sáng tạo, làm hài hoà hoạt động của trái tim và loại bỏ stres. Thậm chí có một công trình nghiên cứu còn kết luận rằng, đến cây cỏ cũng phát triển nhanh hơn, một khi “được nghe” nhạc của thiên tài.

Nhạc sỹ nổi tiếng Ba lan, bà Barbara Romanowska, nghệ sỹ chuyên tuyển chọn các tác phẩm âm nhạc có tác dụng cải thiện sức khoẻ, tác giả cuốn sách viết về tác dụng chữa bệnh của âm nhạc khẳng định rằng, ngay việc chọn nhạc để nghe của mỗi người cũng không phải là việc làm tình cờ.

Hoàn toàn theo cảm tính, chúng ta thường chọn tác phẩm, trong đó bản thân tìm thấy tần số rung động của chính mình. Mỗi người có tần số âm thanh của riêng mình, làn sóng của riêng mình.

Các chuyên gia âm nhạc trị liệu nhất trí rằng, âm nhạc là ân nhân của chúng ta, một khi nó mang lại cảm giác thú vị cho lỗ tai. Những tác phẩm độc hại-trái lại, có thể làm chúng ta cáu giận, bởi chúng làm rối loạn nhịp điệu nội tâm. Điều quan trọng, là chỉ nên nghe những tác phẩm, mà bản thân thực sự yêu thích, bởi ai cũng có thể tự soạn cho mình những “đơn thuốc âm nhạc”: để có giấc ngủ ngon, để an thần hoặc gây không khí vui vẻ.

Tác dụng chuyên trị của một số “biệt dược âm thanh”

A-Cải thiện không khí:

  1. Beethoven-bản symfoni số một, chương III và IV
  2. Chopin-Polonez dành cho violông, Mazurki. chương VII, bản số IV
  3. Chaikôpski-vanxơ từ suit “Hồ thiên nga”

B-Thư giãn:

  1. 1-L.Beethoven-phần một Sonat ánh trăng
  2. 2-W.A. Mozart-hoà tấu clanet A-dur KV 622 adaggio
  3. 3-P. Chaikôpski-nokturn d-moll

C-Tập trung suy nghĩ

  1. Vivaldi-sáu hoà tấu flet chương VI
  2. Haendel-hoà tấu
  3. Bach-hoà tấu G-dur flet và dàn nhạc dây.

Nguồn tin: Tien_Phong

Cơ bản cho một quy trình hoàn thiện bề mặt gỗ – Tác giả Nghề Sơn

Cơ bản cho một quy trình hoàn thiện bề mặt gỗ – Tác giả Nghề Sơn

Các lớp cấu tạo hoàn thiện mặt gỗ
Các bước hoàn thiện chủ yếu sẽ bao gồm:
1. Sơn lót. Lớp sơn này tạo chân bám trên bề mặt vật liệu, lấp bớt khuyết tật của gỗ để tạo độ phẳng, nhẵn. Chống rút vào các khe gỗ cho các lớp phía trên để tạo bề mặt nhẵn mịn. Ngoài ra, kiểm soát tốt lớp sơn này cho ra các hiệu ứng bề mặt (lộ tom gỗ hay không, giả cổ, tạo vân ít hay nhiều…). Sơn lót thế nào phụ thuộc vào mục đích sơn màu. Thường sẽ là sơn lót trong, lót xám, lót trắng, lót màu da bò. Cũng có thể là lót màu khác nhưng hạn chế. Tuỳ vào yêu cầu mà có thể là lót gốc dầu, gốc nước ít chất cấm. Lót acrylic để giữ màu nguyên bản của gỗ. Lót epoxy cho việc ngăn hoá chất thoát từ trong ra hay ngoài thấm vào (dầu gỗ, nước…). Lót 1 thành phần, NC để giúp chuyển hoá màng sơn phía trên (in chuyển nước, stain màu…). Lót PU cho nội thất và thích hợp thi công nhanh… Về màu của lớp lót. Màu trắng cho các màu sáng và không xuyên sáng. Màu đen cho các màu tối và không xuyên sáng. Màu xám cho các màu xuyên sáng hoặc tinh màu cơ bản. Màu trong cho các bề mặt lộ vân gỗ hoặc có tinh màu. Màu PU trong hay Epoxy chỉ nên dùng với gỗ màu tối, acrylic trong nên dùng khi cần giữ màu gỗ hay màu sáng. Lót da bò làm đồng màu gỗ (hàng chợ).
2. Sơn màu Sơn màu có thể là màu xuyên sáng (lộ vân gỗ hay gọi nôm na là màu pu theo khái niệm làng nghề, màu đơn xuyên sáng, nhũ, kim sa), sơn màu đơn không xuyên sáng (sơn bệt) và sơn hiệu ứng. Trong một số trường hợp, sơn màu đồng thời là lớp sơn phủ luôn. Đại khái các hiệu ứng mang tính mỹ thuật được triển khai ở lớp này.
3. Sơn phủ Sơn phủ là lớp sơn bảo vệ ngoài cùng, tạo độ bóng, chống bám và làm tăng thẩm mỹ bề mặt gỗ. Có rất nhiều loại sơn phủ, thông thường sẽ là gốc dầu (dầu bóng), phủ PU hoặc epoxy cho nội thất, acrylic cho ngoại thất và giữ màu cũng như yêu cầu bề mặt bền bỉ… Khái niệm sơn mờ 100, 75, 50 hay bóng kính là mức độ phản xạ ánh sáng đo được khi chiếu tia sáng dưới góc 45• vào bề mặt. Độ bóng bề mặt thường được duy trì tốt với sơn acrylic, epoxy và thường xuống dần đối với các sơn khác. Độ cứng của bề mặt sơn 1H, 3H, 4H là độ cứng của đầu bút chì khi tác động lên bề mặt sơn với lực ấn tương đương 1kg mà không gây xước.
Chuông gió như một món quà

Chuông gió như một món quà

Bạn đang băn khoan, bạn đang trằn trọc suy nghĩ về một món quà giá trị để tặng cho người mà mình quý mến. Món quà giá trị không những về hình thức mà còn về tinh thần, nó có linh hồn trong đó, nó hiện thân của một thông điệp mà bạn muốn nhắn nhủ đến người được tặng hoặc nghe nhìn thấy.

Tôi gợi ý cho bạn một phong linh hay một chuông gió, vậy nên tặng chuông cho ai và nên tặng khi nào?

Một cô pé gọi điện cho tôi và nói rằng em muốn tặng một món quà cho người chị mà mình quý mến nhân ngày hôn lễ của chị. Em nghĩ ngay tới chuông gió và muốn làm sao cho nó thật đặc biệt, em muốn khắc tên của vợ chồng chị lên cánh bắt gió, để mỗi lần chuông reo trong gió là hai vợ chồng lại nhớ lấy nhau, mỗi khi có chuyện buồn cãi cọ thì nhìn lấy nó mà giãn hòa vui vẻ trở lại hay người nào đi vắng thì tiếng chuông nhắc nhở người ở nhà cứ nhớ đến nhau. Ôi cô pé à! Đó là một thông điệp rất quý báu và cũng là một bài học cho tôi, một ý tưởng thật tuyệt vời.

Trong mỗi người có thứ năng lượng gọi là Tâm năng, một thứ năng lượng mạnh mẽ vô cùng nhưng lại vô hình mà chúng ta thường không nhìn thấy, nhưng vài lần cảm thấy hoặc nghe thấy,  ông bà có khi chúc tụng lẫn nhau “chúc cho Tâm tưởng sự thành”. Đúng vậy tâm tưởng thì sự thành, cái tâm thiện thật làm cho ý chí và sức chịu đựng của con người ta trở nên mạnh mẽ  kì tích cũng từ đó mà sinh ra, nhiều khi thắc mắc nguyên nhân thì cũng ko biết tại sao chỉ biết lí do là vì mình đã rất rất tận Tâm. Nếu sự không thành thì cũng chả hề chi vì “Tận nhân lực, tri thiên mạng” làm hết sức mình rồi mới tính đến số trời, trời chưa cho vì muốn thử thách thiện tâm mình có bền gan vững chí hay không. Cứ cố thôi 😀

Con người ta cứ khi mà để tâm lẫn nhau thấy thật vui vẻ ấm áp phải không? Vì cái tâm nó giao thao và cộng hưởng với nhau sức lan tỏa của nó càng ngày càng lớn lên và thế là nó hấp dẫn lẫn nhau mãnh liệt hơn. Bạn đặt cái tâm của mình trong chiếc phong linh, mỗi khi chuông reo cái tâm của bạn từ đó cũng réo rắc mà nhắc nhở người mình quý mến, một khúc nhạc trời thật dễ thương và vi diệu!

Bạn nên tặng chuông khi nào:

Sinh nhật: Bạn có thể khắc tên ngày sinh hay một lời nhắn nhủ trên cánh bắt gió của chuông, nó sẽ là một món quà vô cùng ý nghĩa và rất bất ngờ.

Ngày hôn lễ: tiếng chuông sẽ mang đến phúc lành cho đôi vợ chồng, xoa dịu những căng thẳng đẩy lùi những bỡ ngỡ, những năng lượng xấu sắp và có thể sẽ phát sinh. Chuông reo lúc bình mình, lúc hoàng hôn, lúc đêm về đem đến nguồn năng lượng vỗ về và hạnh phúc an lành.

Người đã khuất: một số khách hàng của tôi treo chuông ở mộ, ở nhà người thân mình đã khuất vì lí do người đó khi còn sống rất thích tiếng chuông và mục đích mỗi khi người ở lại nhìn thấy chuông mà quyến luyến người thân thương của mình, nhắc nhở mình phải tích cực hướng đến tương lai.

Ngày khai trương, ngày mở cửa: các thầy phong thủy khi khai trương một cơ sở thường dùng tiếng chuông để đánh đuổi tà ma và sau đó đặt chuông ở những chỗ khí không tốt, năng lượng của phong linh vô cùng mạnh mẽ sẽ đẩy lùi năng lượng tiêu cực đi chỗ khác, cũ ra thì mới mới vào. Tiếng chuông nhạc réo rắt cũng góp phần mời gọi khách và quý nhân đến.

Ngày nhập học, ngày tốt nghiệp: chúc phúc cho những hành trình mới sắp được bắt đầu. Hãy bền bĩ và mạnh mẽ như những cơn gió.

Gió không có hình dạng,
Gió sống mãi theo thời gian,
Không có cơn gió nào giống cơn gió nào,
Gió cũng có tình cảm,
Gió mang mây cõng nước,
Gió hiền lành gió dịu mát,
Gió giận dữ gió hóa cơn giông.
Gió cũng có ngôn ngữ
Gió đẩy chuông reo
Heo may bay mất
Hạnh phúc bay vào.

Đức Trần,

Sài Gòn 17/07/2017

Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần ‘khắc cốt ghi tâm’ những điều này

Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần ‘khắc cốt ghi tâm’ những điều này

Cơ thể khỏe hay không nhờ vào ngũ tạng. Giáo sư Lý Tế Nhân chia sẻ phương pháp chăm sóc tim, gan, phổi, lá lách, thận đơn giản, hãy biến chúng thành thói quen tốt mỗi ngày của bạn.

Giáo sư Lý Tế Nhân năm nay đã 80 tuổi, nhưng ông vẫn tiếp tục thực hiện nghĩa vụ của một “quốc y đại sư” Trung Quốc là khám chữa bệnh khi vẫn còn có thể làm việc. Cống hiến những kiến thức và kinh nghiệm quý báu của mình cho cộng đồng.

Trong khuôn khổ bài viết này, giáo sư Nhân tiết lộ “nguyên tắc vàng” quan trọng nhất trong việc nuôi dưỡng và chăm sóc 5 cơ quan nội tạng. Chỉ khi bạn đảm bảo rằng tim, gan, phổi, lá lách, thận khỏe thì mới có thể sống thọ.

Việc tập thể dục dưỡng sinh trên thực tế không có gì khó, nhưng nhiều người đã quan trọng hóa vấn đề, cho rằng bản thân không có đủ điều kiện để thực hiện. Điều đơn giản bạn cần đó là sự kiên trì, chỉ vậy thôi.

Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần khắc cốt ghi tâm những điều này - Ảnh 1.

Giáo sư Lý Tế Nhân có một sức khỏe tốt hơn người thường, nhờ cách chăm sóc ngũ tạng mà chính bạn cũng có thể thực hiện dễ dàng.

Theo chia sẻ của giáo sư Nhân, ông khỏe mạnh không chỉ dựa vào tập thể dục, mà ông còn quan tâm đến sức khỏe tâm sinh lý, ăn uống, công việc, ngủ nghỉ. Trong đó, việc chăm sóc ngũ tạngđược xem là nhiệm vụ hàng đầu, đặc biệt quan trọng đối với ông. Phương pháp cụ thể như sau.

1. Cách dưỡng tim

Mỗi đêm trước khi đi ngủ nên dành ít phút bấm huyệt Lao cung trên bàn tay và huyệt Dũng tuyền ở lòng bàn chân. Việc này làm cho tim và thận có thể kết nối với nhau, có tác dụng cải thiện chất lượng giấc ngủ, rất cần thiết cho việc dưỡng tim.

Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần khắc cốt ghi tâm những điều này - Ảnh 2.

Huyệt Lao cung

Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần khắc cốt ghi tâm những điều này - Ảnh 3.

Huyệt Dũng tuyền

Bên cạnh đó, cách dưỡng tim tốt nhất chính là dưỡng thần, thần kinh có cân bằng hay không quyết định việc bạn có giữ được hòa khí thanh thản hay không. Đừng quá vui cũng đừng làm cho mình rơi vào trạng thái quá buồn. Thường xuyên giữ trạng thái lạc quan, đừng hơn thua quá lâu sẽ gây hại cho tim.

Hãy nhớ và coi trọng giấc ngủ trưa. Tim là cơ quan nội tạng hoạt động mạnh nhất vào buổi trưa. Đây cũng là thời khắc giao hòa giữa âm và dương, nếu nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giữ nguyên được tâm khí, điều hòa tim mạch tốt nhất.

Nên bổ sung những loại đồ uống tốt cho tim như các loại sâm, thảo mộc pha trà uống, ăn thêm các món như nhãn, hạt sen, hoa bách hợp, mộc nhĩ… có tác dụng tốt cho tim và nuôi dưỡng tim khỏe mạnh mỗi ngày.

2. Cách dưỡng gan

Làm việc quá sức, mệt mỏi lao lực chính là cách làm cho gan tổn hại nhiều nhất. Vì vậy, hãy nhớ lên lịch làm việc vừa phải, trong sức của mình, kể cả việc rèn luyện thể lực cũng không nên quá sức. Cần lắng nghe cơ thể để điều chỉnh kịp thời.

Cổ nhân có câu nói nổi tiếng, con người ta khi nằm thì máu mới về với gan. Điều này đơn giản là khuyên bạn hãy đi ngủ đúng giờ, chỉ khi bạn có một giấc ngủ tốt và đều đặn thì gan mới được chăm sóc đúng cách.

Chế độ ăn uống tốt nhất để chăm sóc gan chính là ăn thanh nhạt, hạn chế hoặc không ăn thực phẩm cay, nhiều mỡ. Những loại thực phẩm này nếu ăn quá độ sẽ làm gan mất khí, tổn thương ngày càng trầm trọng.

Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần khắc cốt ghi tâm những điều này - Ảnh 4.

3. Cách dưỡng phổi

Mỗi buổi sáng thức dậy, hãy dành ít phút để tập hít thở thật sâu, hơi thở càng sâu càng chậm càng hiệu quả. Mỗi một hơi thở ra hít vào tối thiểu kéo dài khoảng 6 giây. Cách thở này rất tốt cho việc dưỡng phổi, và nên làm đều đặn, đúng cách.

Hãy học cách nín thở để làm tăng công năng của phổi, mỗi ngày đều nên tranh thủ làm việc này. Đầu tiên là bạn hít thở, sau đó nín thở, rồi giữ nguyên hiện trạng (gần như không thở), càng giữ lâu càng tốt, cho đến mức không chịu đựng được thì thở nhẹ ra. Nên lặp lại động tác thở này 18 lần.

Nên ăn thêm các loại rau củ trái cây tốt cho phổi, ví dụ như ngô, các loại dưa trái, cà chua, lê…

Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần khắc cốt ghi tâm những điều này - Ảnh 5.

4. Cách dưỡng lá lách

Bạn nên tập một số bài tập hàng ngày hoặc mát xa bấm huyệt để điều hòa “khí”, tăng cường khả năng hoạt động của lá lách.

Ví dụ, trước khi đi ngủ hoặc sau khi ngủ dậy nên xoa bụng khoảng 36 lần bằng cách nằm ngửa, lấy rốn làm trung tâm, dùng bàn tay xoa đều theo kim đồng hồ 36 vòng, làm ngược lại 36 vòng nữa.

Dùng tay vỗ hoặc mát xa huyệt chiên trung 120 lần và huyệt đan điền dưới vùng rốn 100 cái.

Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần khắc cốt ghi tâm những điều này - Ảnh 6.
Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần khắc cốt ghi tâm những điều này - Ảnh 7.
Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần khắc cốt ghi tâm những điều này - Ảnh 8.

Tì vị chính là nguồn gốc của khí huyết sản sinh và di chuyển, cũng là gốc của sự sống, vì vậy việc chăm sóc lá lách thì cần kết hợp với chăm sóc dạ dày.

Trong chế độ ăn uống nên chú ý một nguyên tắc là chỉ nên ăn no khoảng 70% nhu cầu. Cố gắng giảm ăn một chút, hơi đói một chút sẽ có lợi cho tì vị, giúp dạ dày dễ dàng tiêu hóa thức ăn.

Ngoài ra, một số thực phẩm đơn giản tốt cho tì vị như táo, khoai lang thì nên ăn nhiều hơn một chút. Ngoài ra, nên tăng cường ăn rau thơm, rong biển, bí các loại để củng cố tốt hơn các thành phần có lợi cho tì vị.

5. Cách dưỡng thận

Thường xuyên mát xa huyệt đan điền, huyệt quan nguyên, đồng thời bấm thêm huyệt mệnh môn, huyệt yếu dương quan có tác dụng dưỡng thận vô cùng hiệu quả.

Nên ăn bổ sung quả óc chó, kỷ tử, đậu đen, hạt vừng, các loại thực phẩm màu đen có thể bảo vệ thận một cách tối ưu.

Giáo sư Nhân cho biết, điều quan trọng nhất của việc dưỡng sinh chính là sự kiên trì, tạo cho mình thói quen, lâu dần bạn sẽ thực hiện nó một cách vô thức, không vất vả hay khó khăn gì nữa.

Điều tiếp theo là nên tìm hiểu thể trạng của bản thân, từ đó làm theo khả năng của mình, lựa chọn phương pháp phù hợp. Ngày này qua ngày khác bạn đều thực hiện công thức dưỡng sinh này, nó sẽ trở thành bình thường như chính hơi thở của bạn vậy.

Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần khắc cốt ghi tâm những điều này - Ảnh 9.

Huyệt mệnh môn và yêu dương quan nằm ở sống lưng dưới, đây là 2 điểm quan trọng nhất để chăm sóc thận.

Giáo sư Lý Tế Nhân: Muốn dưỡng ngũ tạng khỏe, cần khắc cốt ghi tâm những điều này - Ảnh 10.

Giáo sư Lý Tế Nhân dù ở ngưỡng 80 tuổi nhưng ông vẫn liên tục làm việc ổn định nhờ cách chăm sóc ngũ tạng hiệu quả mỗi ngày.

*Theo Trung y Trung Hoa/Zhzyw

Danh y chia sẻ cách “rửa sạch” nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay!

Danh y chia sẻ cách “rửa sạch” nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay!

Nội tạng bẩn là nguyên nhân chính gây ra nhiều loại bệnh, giảm chất lượng sống và tuổi thọ. Danh y sẽ giúp bạn rửa sạch ngũ tạng bằng những bí quyết đơn giản mà hiệu quả sau đây.

Đồ vật dùng xong phải rửa mới sạch, tại sao không rửa nội tạng?

Nội tạng liệu có thật sự bẩn không? Điều này có thể sẽ khiến rất nhiều người khó tin vì chúng ta không hề nhìn thấy, nhưng nếu bạn có dịp vào bệnh viện ở những khoa chữa các bệnh nội tạng sẽ biết rằng không có gì quá bất ngờ.

Các cơ quan nội tạng của chúng ta thực tế rất bẩn. Bản thân chữ “nội tạng” trong tiếng Hán có nghĩa là “có rác bẩn ở bên trong”. Các cơ quan nội tạng thường xuyên biến đổi kể cả về chất lẫn màu sắc. Ví dụ như phổi rất dễ bị xơ hóa, biến thành màu đen.

Còn thận thì bị kết sỏi và có xu hướng cứng lại, gan thì bị nhiễm mỡ, tích mỡ nên có xu hướng nhầy nhụa. Còn não mệt mỏi, nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra mọc mụn, nổi tàn nhang trên khuôn mặt.

Tất cả những thay đổi bên trong cơ thể, phần lớn đều xuất phát từ thói quen sinh hoạt hàng ngày. Hãy thử nghĩ xem, cùng là người sinh ra có xuất phát điểm giống nhau, nhưng nếu lối sống khác nhau thì sức khỏe và tuổi thọ sẽ hoàn toàn khác nhau.

Trong cuộc sống, các vật dụng mà bạn nhìn thấy, sử dụng theo thời gian sẽ bị bẩn, và chúng ta đều phải rửa mới có thể tái sử dụng. Ví dụ như bát đũa cốc chén, bình đun nước hay bất kỳ vật gì. Tất cả đều phải vệ sinh, và đều có hạn sử dụng.

Nếu các cơ quan trong cơ thể của chúng ta theo thời gian, tích tụ lại rất nhiều độc tố, thì việc tẩy rửa như bát đĩa quả thật không thể, và vì thế mọi thứ trở nên không hề dễ dàng.

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 1.

Nội tạng khỏe mới đảm bảo sức khỏe tốt, nội tạng yếu là cơ thể sẽ sinh bệnh (Ảnh minh họa)

Một khi các cơ quan nội tạng bị “bẩn”, sẽ dẫn đến một loạt các bệnh, bao gồm thiếu hụt khí huyết, đây là điều nghiêm trọng nhất với sức khỏe. 

Theo Giáo sư Bác sĩ Chi Tu Ích, Giám đốc Đại học Y khoa Thủ đô (TQ) và đồng sự của ông, hãy “rửa” sạch nội tạng một cách khoa học và đều đặn. Không chỉ tôi, mà tất cả chúng ta đều nên áp dụng ngay từ hôm nay trước khi quá muộn.

1. Phổi là chiếc máy hút bụi của cơ thể

Trong tất cả các bộ phận cơ thể, phổi là cơ quan có khả năng tự vệ và đề kháng kém nhất, chính vì thế, phổi cũng là bộ phận dễ bị tổn thương nhất.

Theo giáo sư Chi Tu Ích, vì phổi “yếu ớt” như vậy nên việc hít thở trong môi trường ô nhiễm và hút thuốc hay hít khói thuốc chính là nguyên nhân chính khiến phổi bị tổn thương và bẩn nghiêm trọng.

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 2.

Phổi là cơ quan nội tạng dễ bị tổn thương nhất (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu phổi đã bị tấn công

Da tối màu hơn, sắc mặt xấu

Hay bị táo bón

Tâm trạng hay buồn bã, dễ xúc động, mệt mỏi

Nguyên nhân gây bẩn phổi

Hút thuốc: Đây chính là nguyên nhân đầu tiên và chủ yếu dẫn đến ô nhiễm phổi. Các chất độc trong thuốc lá như nicotine, sulfur dioxide và các chất có hại khác sẽ theo đường hô hấp vào phổi, điều này khiến cho phổi trở thành cơ quan bẩn nhất trong nội tạng.

Ô nhiễm không khí: Mỗi một hơi thở mà chúng ta hít vào đều kèm theo những hạt bụi, chất độc trong không khí, kim loại nặng, vi khuẩn, mầm bệnh… đi thẳng vào phổi. Đây cũng là nguyên nhân gây viêm phế quản, hen, lao phổi, nghiêm trọng có thể dẫn đến ung thư.

Giải pháp làm sạch phổi

Ăn nhiều táo: Viện nghiên cứu vệ sinh Mỹ thực hiện nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên ăn táo giảm tới 33% nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như ho, đờm so với những người không thường xuyên ăn. Điều này là do chất pectin có trong táo và chất chống oxy hóa có thể làm giảm tình trạng viêm phổi.

Hạn chế ra ngoài khi thời tiết xấu: Khi trời nhiều mây âm u, hoặc các hiện tượng thời tiết xấu thì nên hạn chế ra ngoài, tiếp xúc trực tiếp với môi trường thay đổi. Nếu phải đi thì nên đeo khẩu trang để đi ra ngoài, nếu là buổi sáng xấu trời thì càng không nên ra ngoài.

Uống nhiều nước, không hút thuốc: Nếu bạn thường xuyên ở trong môi trường có người hút thuốc hoặc bản thân hút thuốc, hãy nên uống nhiều nước, nhờ nước thúc đẩy việc xả chất độc hại. Thống kê cho thấy, 80% người bị ung thư phổi có liên quan đến nguyên nhân thuốc lá, vì vậy khuyến khích mọi người không nên hút thuốc lá.

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 3.

Khói thuốc là nguyên nhân đầu tiên gây bệnh phổi (Ảnh minh họa)

2. Đường ruột là nhà vệ sinh của cơ thể

Ruột tự nó đã là một bộ phận bẩn, hãy hình dung quá trình tiêu hóa diễn ra trong đường ruột và những gì thải ra ngoài thông qua đại tiểu tiện, bạn đủ thấy ruột bẩn đến mức nào.

Tất cả thực phẩm ăn vào cơ thể đều ít nhiều có chứa chất độc, hoặc chất không dễ chuyển hóa. Chúng sẽ tích tụ trong cơ thể theo quy trình tiêu hóa. Nếu quá trình vận hành của đường ruột không thông, chất độc sẽ nằm lâu hơn trong cơ thể, đặc biệt là táo bón khiến phân tích lũy.

Dấu hiệu cảnh báo ruột bẩn

Sắc mặt tối, da thô ráp, lỗ chân lông to, nhiều mụn trứng cá.

Phần cằm xuất hiện nhiều mụn, thường xuyên táo bón.

Hay ợ hơi, đầy hơi, mùi rắm thối khó chịu hơn và những triệu chứng tiêu hóa khác.

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 4.

Đường ruột luôn bẩn, vì vậy cần phải “rửa” hàng ngày (Ảnh minh họa)

Nguyên nhân khiến đường ruột bẩn

Nguy cơ gây ra nhiễm độc đường ruột chính là những vi khuẩn trốn trong đó mang theo các mầm bệnh.

Trong môi trường đường ruột có hàng trăm triệu vi khuẩn sinh sống, trong đó có cả vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu (lợi và hại). Nếu ăn uống không khoa học và đúng giờ, hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của cơ thể sẽ bị giảm, suy yếu dần theo thời gian, vi khuẩn lợi sẽ biến thành vi khuẩn hại, gây ra tiêu chảy, loét dạ dày và các bệnh khác.

Giải pháp rửa sạch đường ruột

Chú ý bổ sung thực phẩm nhuận tràng: Ví dụ, ăn thêm táo, chuối và các loại trái cây dễ tiêu hóa khác. Các món ăn chính không nên quá tinh mịn, nên bổ sung nhiều chất xơ thô, nếu bị táo bón khi không ở nhà thì có thể ăn thêm một chút mật ong.

Tập thể dụng buổi sáng: Bằng động tác xoay eo, lắc mông: Bài thể dục lắc mông xoay tròn vào buổi sáng có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng táo bón. Người bị táo bón nên dậy sớm, tập thể dục và đi đại tiện trước 7 giờ. Đây là khung giờ đường ruột hoạt động mạnh mẽ nhất để đào thải phân.

Nên duy trì tập bài tập này bằng cách đứng mở rộng chân bằng vai, xoay mông theo chiều kim đồng hồ từ 30-50 cái, sau đó xoay vòng ngược lại với số lượng trên. Thực hiện hàng ngày cho đến khi đại tiện thuận lợi.

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 5.

Tập thể dục sẽ giảm táo bón (Ảnh minh họa)

3. Thận là nhà máy xử lý nước thải

Các chức năng chính của thận là đảm nhận vai trò điều chỉnh nội tiết và bài tiết. Thận được ví như nhà máy xử lý nước thải của cơ thể. Để bạn dễ hình dung chức năng của thận trong việc lọc máu và các thành phần thủy phân trong cơ thể.

Một khi thận có vấn đề trục trặc, là hệ thống xử lý nước thải này bị tắc nghẽn, ngưng trệ, chất độc không thể đào thải và thoát ra ngoài, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, tạo ra các triệu chứng gây hại ngay tức thì.

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 6.

Thận rất dễ bị kết sỏi nếu không chăm sóc đúng cách (Ảnh minh họa)

Dấu hiệu thận bị bẩn

Kinh nguyệt ra ít hơn bình thường, thời gian ngắn hoặc màu máu sẫm tối

Phù nề

Hàm dưới mọc nhiều mụn

Dễ dàng mệt mỏi

Nhiễm độc niệu, buồn nôn và ói mửa, tim đập hồi hộp, nghẹt thở, thậm chí đe dọa tính mạng.

Giải pháp làm sạch thận

Ăn ít muối, uống nhiều nước: Có khoảng 95% muối có trong chế độ ăn uống đều phải nhờ đến thận xử lý. Nếu ăn uống quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng trong việc trao đổi chất của thận, khiến thận làm việc quá sức.

Vì vậy cần duy trì thói quen ăn nhạt dần, giảm lượng muối không cần thiết, uống nhiều nước để làm loãng nước tiểu, ngăn ngừa sỏi thận, bảo vệ thận khỏi những rắc rối.

Uống 1 cốc nước cam mỗi ngày: Có thể nâng cao nồng độ citrate trong nước tiểu, làm giảm nguy cơ sỏi thận.

Tuyệt đối không nên uống thuốc tùy tiện: Nghiên cứu cho thấy, có 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiễm độc niệu là viêm thận, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận đa nang và uống thuốc tùy tiện không theo đơn của bác sĩ.

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 7.

Không nên ăn nhiều muối, tối đa mỗi ngày chỉ nên từ 5-6g/người (Ảnh minh họa)

4. Gan là nhà máy sản xuất hóa chất

Gan giống như một nhà máy chuyên sản xuất và bào chế hóa chất, ngoài việc đào thải và chuyển hóa rượu khi bạn uống vào, còn có tới hơn 250 chức năng nặng nề khác. Trong gan có một mạch máu quan trọng dẫn đến ruột, từ đây, các chất khó chuyển hóa trong đường ruột sẽ được đưa trở về gan để gan tái thực hiện chức năng giải độc.

Dấu hiệu khi gan bị nhiễm độc

Thường xuyên có tâm trạng xấu, hay thở dài.

Luôn cảm thấy đầy hơi, đau bụng.

Thiếu tập trung, mệt mỏi.

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 8.

Gan bẩn thì người bệnh (Ảnh minh họa)

Sát thủ âm thầm làm hại gan

Rượu: Thói quen uống nhiều rượu, uống thường xuyên khiến tốc độ phân giải trong cơ thể không đáp ứng được số rượu uống vào, có thể dẫn đến ngộ độc rượu.

Ăn uống: Thói quen ăn quá nhiều (gọi nôm na là phàm ăn tục uống), sở thích ăn món béo ngậy, nhiều dầu mỡ sẽ khiến gan bị bẩn nhanh chóng. Gan nhiễm mỡ hay men gan cao là căn bệnh điển hình nhất khi bạn quan tâm gan sai cách.

Giải pháp làm sạch gan

Tập thể dục tối thiểu 10 phút mỗi ngày: Một nghiên cứu được công bố từ năm 2009 trên Tạp chí Bệnh gan của Trung Quốc chỉ ra rằng, 10 phút tập thể dục mỗi ngày có thể đảm bảo cho gan làm việc trong điều kiện tốt nhất.

Đi ngủ trước 11h đêm: 11h đêm là thời điểm gan làm việc nhiều nhất. Là mốc thời gian quan trọng nhất trong ngày để gan khắc phục những mệt mỏi và rủi ro đã gặp trong ngày. Nếu thức khuya quá mức sẽ đi ngược lại quy luật làm việc của gan, gây ra mệt mỏi và bệnh tật.

Duy trì tâm trạng vui vẻ, hạnh phúc: Đông y cho rằng, gan rất thích vui vẻ và dị ứng với cảm giác tiêu cực. Nếu muốn gan khỏe, trước hết phải điều chỉnh thái độ sống, tâm trạng cần lạc quan vui vẻ, luôn trong trạng thái an bình hạnh phúc. Người có cuộc sống bất ổn, căng thẳng rất dễ mắc bệnh về gan.

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 9.

Tập thể dục là giải pháp tốt hàng đầu cho sức khỏe (Ảnh minh họa)

5. Mật là kho lưu trữ dịch mật, cửa hàng gia vị

Mật có tác dụng như một cửa hàng lưu trữ và bán các dịch mật, giúp tiêu hóa chất béo, có thể hấp thụ độ ẩm, có vai trò lớn trong việc giúp các chất phát huy hết các tác dụng tốt nhất của nó khi vào trong cơ thể.

Dấu hiệu mật bị bẩn

Mệt mỏi, buồn ngủ

Mất cảm giác ngon miệng, không thích các món ăn chứa dầu mỡ,

Buồn nôn, táo bón

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 10.

Mật bẩn sẽ bị sỏi (Ảnh minh họa)

Những sát thủ gây hại cho mật

Những người ăn nhiều thịt, thích ăn thịt hơn các món khác, ngồi nhiều ít vận động đều là những thói quen dễ dàng gây hại cho mật, dẫn đến sỏi mật. Tình trạng phổ biến nhất là sỏi mật do dư thừa cholesterol và bilirubin.

Sỏi do cholesterol thường rất cứng, như đá. Còn sỏi do bilirubin thường nhỏ mịn như cát, bùn. Điều này có thể dẫn đến hiện tượng vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào ống dẫn mật, gây ra tắc nghẽn hoặc tích tụ chất độc nhiều hơn.

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 11.

Giáo sư Bác sĩ Chi Tu Ích, Giám đốc Đại học Y khoa Thủ đô (TQ)

Giải pháp làm sạch mật

Ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm nhiều chất xơ như cần tây, ngô, khoai lang và các loại rau củ quả khác. Hạn chế ăn các thực phẩm như nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol, lòng đỏ trứng.

Hạn chế ngồi nhiều, tăng cường vận động: Người ngồi nhiều rất dễ bị mỡ tích tụ nhiều ở vùng bụng, giãn thành bụng, nội tạng bị xệ xuống, trong thời gian dài sẽ đè nén lên cuống mật, khiến cho dịch mật khó lưu thông. Dịch mật khi bị dồn ứ và tắc nghẽn sẽ dễ gây ra sỏi.

Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh: Khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, một số vi khuẩn ở đường ruột có khả năng gửi ký sinh trùng lên ống mật và túi mật. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến sỏi mật nếu bạn không biết vệ sinh tay chân đúng cách và sạch sẽ.

Danh y chia sẻ cách rửa sạch nội tạng: Không chỉ tôi, tất cả chúng ta đều nên làm ngay! - Ảnh 12.

Ăn nhiều thực phẩm chất xơ có thể làm sạch mật (Ảnh minh họa)

*Theo Health/Sohu

TÂM CAO KHÍ NGẠO , BÁC HỌC VÔ ÍCH

Mời đọc một bài hay, thuộc loại Cổ Học Tinh Hoa !”

Ở đời, mọi chuyện nhiều lúc sẽ không diễn ra theo đúng ý nguyện của con người. Việc tưởng rằng có lợi có khi lại thành vô ích. Đọc 10 điều vô ích” dưới đây, chúng ta sẽ rõ nguyên do.

Lâm Tắc Từ (1785 1850) là một trọng thần của triều Thanh. Ông nổi tiếng là người liêm khiết, có dũng khí. Lúc 54 tuổi, Tắc Từ viết ra 10 câu cách ngôn, sau hàng trăm năm vẫn khiến người đời tấm tắc khen ngợi.

Lâm Tắc Từ đã lấy những điều mà con người thường cho là hữu ích, lần lượt xem xét, phân định để chỉ ra vì sao chúng lại trở nên vô nghĩa. 10 vô ích” này vừa là tiêu chuẩn tu dưỡng của Lâm Tắc Từ, và cũng là nguyên tắc giáo dục con cái của ông.

1. Tâm còn bất thiện, phong thủy vô ích

“Tồn tâm bất thiện, phong thủy vô ích”.

Sách Đại học” có viết: Cái đạo của việc học làm những việc quốc gia đại sự là làm rạng rỡ cái đức sáng của mình, là làm cho dân thay đổi tốt lên, là đạt đến và dừng ở nơi chí thiện”.

Nếu trong lòng còn có điều bất thiện, làm trái với thiên đạo, rõ ràng là tự chuốc lấy diệt vong. Phong thủy vô ích” là nói nếu là người bất thiện, làm nhiều việc bất nghĩa, thì người đó không những mắc tội làm hổ thẹn tổ tông mà còn làm tổn hại đến con cháu.

Người ta cũng thường cho rằng chọn được phong thuỷ tốt, mảnh đất đẹp là có thể dưỡng được phúc khí, tài lộc cho con cháu đời đời. Thế nhưng, cái gốc của phong thuỷ không phải ở long mạch hay huyệt mộ mà chính ở lòng người. Tâm tốt thì dẫu ở vào nơi hiểm địa cũng gặp dữ hoá lành, chuyển hoạ thành phúc.

 

2. Bất hiếu cha mẹ, thờ Thần vô ích

“Bất hiếu phụ mẫu, phụng thần vô ích”.

Sách Luận ngữ” có viết: Hiếu đễ là cái gốc làm người”. Trăm đức hạnh thì hiếu đứng đầu. Một người dù có được thành tựu vĩ đại như thế nào, trên đầu đội bao nhiêu vòng nguyệt quế đi nữa, nếu bất hiếu với cha mẹ, thì tất cả vinh quang kia đều trở nên vô nghĩa. Nếu bất hiếu với cha mẹ, cho dù có thành kính, kính cẩn với Thần như thế nào chăng nữa, tất cả đều là giả dối cả.

 

3. Anh em bất hòa, bạn bè vô ích

“Huynh đệ bất hòa, giao hữu vô ích”.

“Kinh Thi” có viết: Người khắp thiên hạ không bằng tình anh em”. Trong gia đình, cha mẹ là gốc rễ, anh em là cành lá. Chỉ có anh chị em dìu dắt giúp đỡ nhau, thì gia nghiệp mới hưng thịnh. Anh chị em mà còn không thể hòa thuận với nhau thì nói gì đến kết giao bạn bè, bằng hữu.

Rất nhiều người ra ngoài tiếp đãi bạn bè, rất mực lịch sự lễ độ, chân thành thẳng thắn, nhưng đối với anh chị em trong nhà thì khó mà thổ lộ hết lòng, thậm chí còn lời qua tiếng lại với nhau, thật đúng là hành vi đảo lộn, đạo nghĩa xa rời cả.

 

4. Hành vi bất chính, đọc sách vô ích

“Hành chỉ bất đoan, độc thư vô ích”.

Khổng Tử nói: Người xưa học vì mình, người nay học vì người”. Ý nói người xưa đi học là vì chính bản thân mình, ngày nay người ta lại đi học là vì người khác.

Học vì người khác tức là muốn được người khác ghi nhận, đánh giá, hành vi nông nổi, thiển cận, a dua. Còn học vì mình thì học tập, tu dưỡng, tích lũy năng lực, trong thì tu nhân đức, ngoài thì tu lễ nghĩa.

Nói một cách đơn giản, học là tu thân, làm điều chân chính. Nếu học cả bồ sách Thánh hiền, mà chỉ là để khoe khoang bản thân, hành vi bất chính, có thể nói là đọc sách vô ích.

 

5. Làm việc ngang bướng, thông minh vô ích

“Tác sự quai trương, thông minh vô ích”.

Khổng Tử dạy học trò chuẩn mực hành xử chính đáng là: Học trò ở nhà thì hiếu đễ, ra ngoài thì cung kính, cẩn thận, gần gũi với những người nhân đức, yêu thương tất cả mọi người, làm được như vậy mà còn dư sức thì lúc đó mới bắt đầu học văn hóa”.

“Làm việc ngang bướng” là nói người hành xử bất chấp tình lý, cố chấp, làm gì cũng tỏ ra hơn người. Người thích mị dân lấy lòng người khác, rắp tâm bất lương, thì cái thông minh tài hoa của họ cũng bị người khác lợi dụng, trở thành công cụ làm việc ác.

 

6. Lòng dạ cao ngạo, học rộng vô ích

“Tâm cao khí ngạo, bác học vô ích”.

Tự mãn chuốc lấy tổn hại, khiêm tốn được nhiều lợi ích. Cái đạo người quân tử khiêm nhu, xưa nay vẫn được người đời tán thưởng.

Đọc sách học rộng để làm gì? Để thông hiểu cổ kim, để tung hoành ngang dọc, biết đóng biết mở, có đầu có đuôi, là để tu thân dưỡng tính mà thôi. Người càng có học thức thâm sâu, càng là người khiêm tốn.

Nếu lấy học rộng để khoe khoang, tự cao tự đại, hùng hổ ép người, thì chỉ có thể nói là vẫn chưa lĩnh hội được cảnh giới cao nhất của việc học của cổ nhân. 

 

 

7. Thời vận không còn, cố cầu vô ích

“Thời vận bất tế, vọng cầu vô ích”.

“Vào bước đường cùng thì tự mình làm tốt thân mình, khi hiển đạt thì giúp cho cả thiên hạ được tốt”. Đường cùng tức là thời vận không còn. Thời vận cũng là một sức mạnh, khi hết thời vận thì chú ý tăng cường tu dưỡng tâm tính bản thân, nâng cao sức mạnh bản thân, thì thời cơ sẽ tự đến.

“Cố cầu” là truy cầu bừa bãi, cố gắng truy cầu thời cơ vốn không thuộc về bản thân mình, trái lại, nên tự truy cầu bản thân, vì lúc này dù cho có được cơ hội thì cũng sẽ mất đi rất nhanh.

 

8. Lấy bừa của người, bố thí vô ích

“Vọng thủ nhân tài, bố thí vô ích”.

Khổng Tử nói: Bất nghĩa mà giàu và sang, đối với ta như phù vân. Người quân tử quý của cải, để có được của cải phải thuận theo đạo”. Lấy bừa của cải của người khác là bất nghĩa. Không có công lao mà nhận lộc, vơ đầy túi tham, tiện tay dắt dê, đều là hành vi bất nghĩa.

Lấy bừa của người, rồi đi bố thí, nói theo cách mĩ miều là mượn hoa dâng Phật, thì thực ra chỉ là giả thiện. Chi bằng dựa vào sức của đôi bàn tay, cần cù, ra sức lao động, bố thí bởi thiện tâm, như thế mới có thể yên lòng, đạt lý.

 

9. Không giữ nguyên khí, thuốc men vô ích

“Bất tích nguyên khí, y dược vô ích”.

Mạnh Tử nói: Ta giỏi dưỡng cái khí lớn lao của ta”. Nguyên khí là trạng thái nội tâm tinh thần phong phú, chính khí tràn trề, là cội nguồn hăng hái vươn lên, tích cực tiến thủ của con người.

Người không giữ gìn nguyên khí, thì hành động là cái vũ dũng của kẻ thất phu, cho rằng mình sức mạnh vô tận, nhưng lại luôn bị những ngoại lực làm cho nguyên khí tổn thương lớn.

Khi nguyên khí bị tổn thương nhiều, thì gửi gắm hy vọng vào thuốc thần tiên cứu chữa. Chữa được ngọn chứ không chữa được gốc, chữa được nhất thời chứ không chữa được cả đời. 

 

 

10. Dâm ác phóng túng, âm đức vô ích

“Dâm ác tứ dục, âm đức vô ích”.

“Âm đức”, ý là tích âm đức, tích việc thiện nhỏ mà trở thành công đức lớn, phòng tránh việc ác nhỏ để tránh tổn hao công đức.

Nếu cuộc sống phóng túng xa xỉ, hoang dâm vô độ, tuy làm nhiều việc thiện, tích nhiều âm đức, thì cũng uổng công vô ích. Muốn độ cho người khác thì trước tiên phải tự độ cho mình, lấy mình làm gương, nghiêm khắc giữ mình theo giới luật, bắt đầu từ gian khổ, chất phác.

Vậy nên, chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm, chớ thấy việc ác nhỏ mà cứ làm”.

Kĩ năng chụp ảnh

Kĩ năng chụp ảnh

Kĩ năng chụp ảnh

Kĩ năng chụp ảnh

Luyện cho mình kĩ năng chụp ảnh trong 3 tuần

Lần lượt trả lời những câu hỏi?

Chụp ảnh như thế nào?

Học chụp ảnh dễ hay khó

Điều gì quan trọng nhất khi chụp ảnh?

Ảnh như thế nào là "đẹp"

Ảnh đẹp, ảnh xấu là như thế nào? Làm sao để có ảnh đẹp?

Đầu tư bao nhiêu tiền để chụp ảnh?

Có nên đầu tư máy ảnh, ống kính mắc tiền không?

Giới thiệu

Hiểu và tự luyện kĩ năng cho mình.

Từ không biết gì đến làm chủ các thiết bị chụp ảnh để tạo ra những tấm ảnh chất lượng.

Quảng Bình – Việt Nam
Canon IXUS

 

Chương trình học sẽ lần lượt sẽ trả lời các câu hỏi:

  • Chụp ảnh là gì? Học chụp ảnh dễ hay khó?
  • Điều gì quan trọng nhất khi chụp ảnh?
  • Ảnh nào là ảnh đẹp, ảnh nào là ảnh xấu? Làm như thế nào để ảnh đẹp?
  • Cần gì để có thể chụp ảnh? Cần phải đầu tư bao nhiêu để chụp ảnh?
  • Chụp ảnh có cần phải sử dụng máy ảnh xịn? Ống kính xịn?

Thành phần cơ bản của máy ảnh DSLR

Body, Sensor, Function, Settings
Bài tập thực hành 1: làm chủ máy ảnh

Thông số nhiếp ảnh

Độ phơi sáng (Exposure): Độ nhạy sáng (ISO), Tốc độ màn trập (Shutter Speed), khẩu độ (Apeture)
Bài tập thực hành 2: làm chủ thông số

Ống kính (lens)

Khẩu độ (Apeture), độ sâu trường ảnh (Depth of Field – DOF), kính lọc (filter)
Bài tập thực hành 3: làm chủ ống kính, xóa phông và DOF

Cân bằng trắng (White Balance)

Bài tập thực hành 4: làm chủ môi trường

Bài tập thực hành 5: ra đường và mô tả cuộc sống thôi

Bài tập thực hành n: Your passion

Các chủ đề ảnh? (từ ý tưởng đến hiện thực)

Chủ đề khác: Metering Modes, Resolution, Image file formats, giữ gìn máy ảnh, ống kính.

Người học cần chuẩn bị

Máy ảnh: DSLR, compact, điện thoại (có khả năng chụp hình) … ống kính nào cũng được (có súng nào dùng súng đó…không dùng súng nước =))
Kỷ luật: khổ luyện mới nên người
Một chút đam mê

Hướng dẫn:
Đức Trần

Học cách ‘tôn trọng tế bào’, đảo ngược bệnh nan y

Học cách ‘tôn trọng tế bào’, đảo ngược bệnh nan y

Các bệnh viện hiện nay đều quá tải, các loại bệnh xem ra vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, chỉ cần bạn thay đổi một chút quan niệm, sống theo cách ‘tôn trọng tế bào’, sức khỏe sẽ có chuyển biến kỳ diệu, thậm chí đảo ngược lại những căn bệnh nan y.

(ảnh: Shutterstock)

Là bác sĩ khoa bệnh lý học Đại học Quốc gia Đài Loan, bà Lý Phong từng bị ung thư bạch cầu. Những người cùng bị ung thư bạch cầu hoặc đau đớn trên giường bệnh, hoặc đã qua đời, còn bà lại có thể sống khỏe mạnh. Bí quyết của bà chính là: không ỷ lại vào việc chữa trị mà mỗi ngày phải chăm sóc tốt nội tạng, đặc biệt là phải tôn trọng tế bào. Vậy phải vui vẻ, ăn uống thanh đạm, sống có quy củ, ngủ sớm dậy sớm và thiền cũng như vận động đúng giờ đúng mức.

Hơn 30 năm qua, công việc mỗi ngày của bà Lý Phong là quan sát các tế bào của con người qua các chu kỳ sinh lão bệnh tử bằng kính hiển vi. Bà cho biết, khi con người vui vẻ, tế bào rất tròn, giống như các thanh niên 18 tuổi; khi con người tức giận, tế bào giống như những người già 80 tuổi, nhăn nheo méo mó. Và tế bào tốt hoàn toàn không giống với tế bào bị bệnh, “tế bào ung thư có hình dạng méo mó, lộn xộn.” Bà nói rằng càng hiểu tế bào thì sẽ càng cảm thấy xấu hổ với những tế bào từng bị mình lãng phí, đến khi học được cách “tôn trọng tế bào” thì cơ thể mới bắt đầu có chuyển biến tốt.

Việc “tạo môi trường cho tế bào” mà bà Lý Phong nói thật ra là những điều rất quen thuộc: làm việc nghỉ ngơi có quy củ, ăn uống thanh đạm và tập thể thao.

Lấy ví dụ như gan, mỗi tối vì sao nên lên giường đi ngủ lúc 11 giờ? Bởi vì từ 11 giờ đến sáng sớm 3 giờ là thời gian hệ thống gan mật bổ sung máu, hoạt động, thải độc, đi ngủ vào lúc này thì gan có thể được nằm yên, được cấp đủ máu. Lúc này gan sẽ to gấp 2 đến 3 lần bình thường, nếu sau 11 giờ mà còn ngồi hoặc đứng thì bà cho biết: “giống như gan treo ở chợ vậy, không có bao nhiêu máu cả.

Lại nói đến phổi, phổi có thể chứa đến 6L không khí, thế nhưng khi chúng ta ngồi trên ghế, mỗi lần hít thở không khí chỉ có nửa lít, chỉ dùng 1/12. Trong cuộc sống hiện nay, mỗi ngày người ta đều ngồi trong văn phòng, ra ngoài thì bắt xe, đi thang máy, mỗi lần hít thở cũng chỉ trong khoảng 1/6 dung tích của phổi, những không gian còn lại trong phổi không được dùng đến. Bà Lý Phong cho biết: “giống như một người có một căn nhà 20 phòng nhưng mỗi ngày bận rộn ra ngoài làm việc, về đến nhà thì chỉ dùng một phòng ngủ.

Muốn dùng đến mọi phần trong phổi thì cách duy nhất chính là chăm chỉ vận động nhiều hơn. Bởi vì khi vận động mạnh, tốc độ tiêu thụ oxy của cơ bắp sẽ nhanh hơn tốc tộ tim phổi cung cấp oxy, tốc độ hít thở mỗi phút tăng lên gấp đôi, không khí hít vào phổi mỗi lần cũng có thể tăng hơn 5 lần. Ngoài ra, hít thở sâu có thể làm đầy không khí trong phổi.

Mỗi sáng sớm vào 4 giờ, khi các cú đêm trong thành phố vừa đi ngủ thì bà Lý Phong thức dậy, trước tiên uống một ly nước, bắt đầu ngồi thiền, tập thể thao, ăn sáng bằng một chén cháo ngũ cốc, sau đó 7 giờ ra ngoài. Mỗi buổi tối lúc 8 giờ, những người đi làm vẫn còn đang tăng ca trong văn phòng thì bà Lý Phong đã bắt đầu ngồi thiền, chuẩn bị 9 giờ đi ngủ. bà ăn uống thanh đạm, bữa trưa tự nấu cơm gạo nâu và rau, bữa tối chỉ ăn một lượng bằng một nửa hoặc 1/3 bữa trưa, cả ngày chỉ ăn ngũ cốc và rau củ.

Rất có để tưởng tượng ra rằng bà Lý Phong từng bị ung thư bạch cầu 30 năm trước, bác sĩ chữa ung thư cho bà khi đó có người đã qua đời rồi, còn bà Lý Phong thì lại sống rất khỏe mạnh. Nếu hỏi vì sao? Câu trả lời đó là mỗi ngày đều rất “tôn trọng tế bào”. Học cách ‘sử dụng’ cơ thể của chính bản thân mình cho đúng với quy luật vận hành tự nhiên, đó cũng chính là cách đầu tư tốt nhất cho sức khỏe, cho tương lai.

Thành Kiên

Học cách ‘tôn trọng tế bào’, đảo ngược bệnh nan y

Học cách 'tôn trọng tế bào', đảo ngược bệnh nan y

Các bệnh viện hiện nay đều quá tải, các loại bệnh xem ra vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, chỉ cần bạn thay đổi một chút quan niệm, sống theo cách 'tôn trọng tế bào', sức khỏe sẽ có chuyển biến kỳ diệu, thậm chí đảo ngược lại những căn bệnh nan y.

(Ảnh: Shutterstock)

Là bác người khoa bệnh lý học Đại học Quốc gia Đài vay, bà Lý Phong phần bị ung thư bạch cầu. Những người cùng bị ung thư bạch cầu hoặc đau đớn trên giường bệnh, hoặc đã qua đời, còn bà lại có Bulgaria sống khỏe mạnh. Bí quyết của bà chính là: không ỷ lại vào việc chữa trị mà mỗi ngày phải chăm sóc tốt nội tạng, đặc biệt là phải tôn trọng tế bào. Vậy phải vui vẻ, ăn uống thanh đạm, sống có quy củ, ngủ sớm dậy sớm và thiền cũng như vận động đúng giờ đúng mức.

Hơn 30 năm qua, công việc mỗi ngày của bà Lý Phong là quan sát các tế bào của con người qua các chu kỳ sinh lão bệnh khó bằng phủ hiển vi. Bà cho biết, khi con người vui vẻ, tế bào rất tròn, giống như các thanh niên 18 tuổi; Khi con người tức giận, tế bào giống như những người già 80 tuổi, nhăn nheo méo mó. Và tế bào tốt hoàn toàn không giống với tế bào bị bệnh, "tế bào ung thư có chuyển dạng méo mó, lộn xộn." Bà đảm rằng càng hiểu tế bào thì sẽ càng cảm thấy xấu hổ với những tế bào phần bị mình lãng phí, đến khi học được cách "tôn trọng tế bào" thì cơ Bulgaria mới bắt đầu có chuyển biến tốt.

Việc "chức môi trường cho tế bào" mà bà Lý Phong đảm thật ra là những ban rất quen thuộc: làm việc nghỉ ngơi có quy củ, ăn uống thanh đạm và tổ Bulgaria thảo.

Lấy ví dụ như gan, mỗi lồng vì sao nên lên giường đi ngủ lúc 11 giờ? Bởi vì từ 11 giờ đến dự sớm 3 giờ là thời gian hay thống gan mật bổ sung máu, hoạt động, thải độc, đi ngủ vào lúc này thì gan có Bulgaria được nằm yên, được cấp đủ máu. Lúc này gan sẽ phải gấp 2 đến 3 lần bình thường, nếu sau 11 giờ mà còn ngồi hoặc đứng thì bà cho biết: "giống như gan treo ở chợ vậy, không có bao nhiêu máu đoàn."

Lại đảm đến phổi, phổi có mùa chứa đến 6L không Phật, thế nhưng khi chúng ta ngồi trên ghế, mỗi lần hít thở không Phật chỉ có nửa lít, chỉ dùng 1/12. Trong cuộc sống hiện nay, mỗi ngày người ta đều ngồi trong văn phòng, ra ngoài thì bắt xe, đi thang máy, mỗi lần hít thở cũng chỉ trong khoảng 1/6 dung tích của phổi, những không gian còn lại trong phổi không được dùng đến. Bà Lý Phong cho biết: "giống như một người có một căn nhà 20 phòng nhưng mỗi ngày bận rộn ra ngoài làm việc, về đến nhà thì chỉ dùng một phòng ngủ."

Muốn dùng đến mọi phần trong phổi thì cách duy nhất chính là chăm chỉ vận động nhiều hơn. Bởi vì khi vận động mạnh, thứ độ tiêu thụ oxy của cơ bắp sẽ nhanh hơn thứ tộ tim phổi cung cấp oxy, thứ độ hít thở mỗi phút tăng lên gấp đôi, không Phật hít vào phổi mỗi lần cũng có mùa tăng hơn 5 lần. Ngoài ra, hít thở sâu có mùa làm đầy không Phật trong phổi.

Mỗi dự sớm vào 4 giờ, khi các cư đêm trong thành phố vừa đi ngủ thì bà Lý Phong ngữ dậy, trước tiên uống một ly nước, bắt đầu ngồi thiền, tổ Bulgaria thảo, ăn dự bằng một chén năm thếp cốc, sau đó 7 giờ ra ngoài. Mỗi buổi lồng lúc 8 giờ, những người đi làm vẫn còn đang tăng ca trong văn phòng thì bà Lý Phong đã bắt đầu ngồi thiền, chuẩn bị 9 giờ đi ngủ. bà ăn uống thanh đạm, bữa trưa tự nấu cơm gạo nâu và rau, bữa lồng chỉ ăn một lượng bằng một nửa hoặc 1/3 bữa trưa, đoàn ngày chỉ ăn thếp cốc và rau củ.

Rất có tiếng tưởng tượng ra rằng bà Lý Phong phần bị ung thư bạch cầu 30 năm trước, bác người chữa ung thư cho bà khi đó có người đã qua đời rồi, còn bà Lý Phong thì lại sống rất khỏe mạnh. Nếu hỏi vì sao? Câu trả hào đó là mỗi ngày đều rất "tôn trọng tế bào". Học cách 'sử scholars' cơ Bulgaria của chính bản thân mình cho đúng với quy luật vận hành tự nhiên, đó cũng chính là cách đầu tư tốt nhất cho sức khỏe, cho tương lai.

Thành Kiên

Tầm quan trọng của Thận và các dấu thận suy

** 14 Chức năng của thận

1/ Chứa đựng, dự trữ những tinh chất từ máu

2/ Quản trị hầu hết những sự phát triển của cơ thể cùng hệ sinh sản

3/ Quyết định cho sức mạnh của những nhu cầu quản trị trong toàn cơ thể

4/ Kiểm soát lượng nước trong cơ thể

5/ Gởi chất lỏng tinh khiết đến phổi qua hệ lá lách

6/ Thải chất thải lỏng là nước tiểu

7/ Chịu trách nhiệm chính hệ chuyển hóa về sức lực của cơ thể

8/ Cung cấp sức nóng, ấm cho toàn cơ thể

9/ Tiếp nhận khí từ phổi, giữ và chuyển nó tới phần dưới của cơ thể

10/ Kiểm soát sự phát triển của tủy, máu, xương và răng

11/ Kiểm soát sự điều hành và quyết định của não bộ

12/ Giúp mở về hệ tai

13/ Ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc

14/ Có liên hệ đến cảm giác lo sợ

** 18 triệu chứng khi thận mất cân bằng:

1/ Xương yếu và đau nhức

2/ Dễ bị lạnh

3/ Mắt bị thâm quầng

4/ Dễ bị mệt và thiếu sức lực

5/ Đi tiêu chảy

6/ Say sẩm choáng váng , khi đứng

7/ Cảm thấy tai có tiếng ồn

8/ Triệu chứng sưng phù

9/ Nghe không rõ lãng tai

10/ Đau phần dưới của lưng

11/ Kinh nguyệt bất thường, không đều

12/ Hội chứng tiền kinh nguyệt

13/ Những trở ngại về hệ sinh sản

14/ Đau buốt lạnh hay nóng bàn chân

15/ Không kiểm soát được hệ nước tiểu

16/ Trở ngại về sinh lý

17/ Huyết áp cao

18/ Rụng tóc

** Những cảm giác khi thận bị mất quân bình:

1/ Thường xuyên và dễ có cảm giác sợ hãi

2/ Lo lắng bất thường

3/ Hành sử bất thường

** Những dấu hiệu của bệnh tật khi thận bị yếu, đau hay suy thận:

1/ Rụng tóc

2/ Xương dòn và dễ bị gãy

3/ Dễ quên

4/ Đi tiểu nhiều ngày cũng như đêm

5/ Tuyến giáp trạng có vấn đề (bất bình thường)

6/ Áp huyết cao

7/ Đau đầu gối, đau gót chân và đau bất thường phần dưới thắt lưng

8/ Trong tai có âm thanh

9/ Thường xuyên khát nước

10/ Thường cảm thấy lạnh, nhất là hàn lạnh ở tay và chân

11/ Mất hứng thú về sinh lý

12/ Khó thụ tinh và tinh trùng ít.

Muốn tránh bị bệnh và chữa bệnh đau yếu thận thì việc đầu tiên là phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho nhu cầu của cơ thể, trung bình là 2 lít nước mỗi ngày. Dùng nước sạch, tinh khiết nhất để giúp thận làm việc tốt và hiệu quả nhất.

Các triệu chứng thường thấy:

Triệu chứng 1: Rùng mình, chi lạnh

“Rùng mình” là chỉ cảm giác sợ lạnh và sợ gió thổi. “Chi lạnh” là chỉ tứ chi lạnh băng, thậm chí lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, ít lời, nhạt miệng…

Triệu chứng 2: “Chuyện ấy” quá độ

Chuyện ấy quá nhiều sẽ là một trong những yếu tố khiến thận của bạn yếu đi.

Đông y cho rằng thận chứa tinh. Thận tinh hóa tạo ra thận dương và thận âm, có tác dụng bổ dưỡng giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương tương trợ, dựa dẫm và chế ngự lẫn nhau trong cơ thể để duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bi suy yếu thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất binh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch.

Triệu chứng 3: Chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều

Thận là một trong những cơ quan ngũ tạng quan trọng của cơ thể, bổ dưỡng và làm ấm các lục phủ nội tạng khác. Nếu các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ dễ làm tổn thương đến thận. Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.

Triệu chứng 4: Hen suyễn

Thận có chức năng “nạp khí”. Do thận hư không thể nạp khí nên sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, thở ra nhiều hít vào ít, làm cho bạn cảm thấy khó thở. Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.

Triệu chứng 5: Đau lưng

Khi những cơn đau ở lưng thường xuyên viếng thăm bạn, hãy nghĩ tới thận hư. Đau lưng – vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể phân làm nội thương và lao lực mệt mỏi sinh bệnh. Thận nội thương thông thường là chỉ người có thể chất yếu bẩm sinh, bệnh lâu ngày cơ thể yếu hoặc mệt mỏi quá độ gây ra. Người bị nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người nặng thì có triệu chứng bàn chân gót chân đau nhức, phần lưng kiệt sức… Lao lực sinh bệnh là chỉ thể lực gánh vác quá nặng hoặc trong thời gian dài làm việc ở một tư thế cố định (dùng máy tính, lái xe…), ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí, dẫn đến thận tinh không đủ.

Triệu chứng 6: Tiểu nhiều về đêm

Thông thường số lần đi tiểu vào ban đêm trên 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá ¼ so với cả ngày; tiểu đêm 1 lần/tiếng, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… thì đó là “tiểu nhiều về đêm”. Ban ngày tiểu tiện bình thường, chỉ có ban đêm đi tiểu nhiều chính là đặc điểm của triệu chứng thận khí hư yếu gây ra.

Triệu chứng 7: Chóng mặt tai ù

Rất nhiều người đã trải qua cảm giác chóng mặt, hoa mắt, trời xoay đất chuyển, buồn nôn… vốn không dễ chịu một chút nào. Đồng thời những người bị hoa mắt chóng mặt thường kèm theo cảm giác ù tai, gây chướng ngại đến thính giác, thời gian dài như thế sẽ làm cho tai điếc. Nguyên nhân gây ra chóng mặt ù tai đa phần là có liên quan đến thận.

Trong đông y nói “Thận chứa tinh sinh tủy, tủy tích tụ lại cho não”, vì vậy thận hư có thể dẫn đến tủy không đủ, não mất dinh dưỡng, xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, tai ù.

Triệu chứng 8: Táo bón

Người táo bón thường do đại tiện gặp khó khăn nên gây ra các triệu chứng như lỗ mông rát, nứt và trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường, nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên, bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.

Triệu chứng 9: Lưng mỏi chân đau

Thời gian dài cơ thể “cứng đờ” ngồi trên xe không chuyển động, lái xe đi ra ngoài tinh thần căng thẳng, thời gian dài sẽ hình thành ngưng khí tụ máu và cuối cùng dẫn đến thận hư.

Những người dễ bị hư thận:

  1. Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu.
  2. Những người có cuộc sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày không đúng quy luật.
  3. Người làm việc bận rộn, tinh thần căng thẳng.
  4. Người thích uống trà đặc.
  5. Người làm việc bên máy tính thời gian dài.
  6. Người bệnh đang trong thời kỳ hồi phục.
  7. Người hay ngồi lâu trong thời gian dài.
  8. Người hay làm “chuyện ấy” quá thường xuyên.
  9. Người hay uống thuốc tráng dương.
  10. Người già.

10 triệu chứng biểu hiện suy thận

Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn nhưng không biết, bởi vì những dấu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Có thể mất nhiều năm để bệnh thận mãn (tiếng anh viết tắt là CKD) tiến triển thành suy thận. Một số người mắc bệnh thận mãn sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy thận

Biểu hiện phù nề

Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất. Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ

Triệu chứng thường thấy

Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu

Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau:

– Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu

– Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt

– Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.

– Nước tiểu của bạn có thể có máu

– Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn

Dưới đây là sự mô tả của bệnh nhân:

“Khi bạn vào nhà vệ sinh nhiều hơn, bạn không thể đi tiểu hết. Và sau đó bạn vẫn cảm thấy giống như sự căng tức xuôi xuống dưới, thật sự là rất căng tức”

“Nước tiểu là thứ đầu tôi bắt đầu để ý đến. Sau đó tôi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn và khi vào nhà vệ sinh, tôi không thể đi tiểu. Bạn nghĩ rằng bạn cần phải đi tiểu, nhưng khi vào đến nhà vệ sinh: kết quả là chỉ hai hay ba giọt mà thôi”

“Tôi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu rất sẫm giống như màu nho. Và khi tôi tới bệnh viện khám, ở đó họ lại nghĩ rằng tôi nói dối về màu của nước tiểu”

Triệu chứng 2: Phù

Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và hai tay

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi nhớ rằng tôi bị phù rất nhiều ở cổ chân. Cổ chân của tôi to đến nỗi tôi không thể đi giày nữa”

“Với chị tôi, tóc cô ấy bắt đầu rụng, cô ấy gầy đi, nhưng mặt thì thực sự là căng phồng lên, bạn biết đấy mọi thứ cứ giống như vậy cho đến khi cô ấy phát hiện ra rằng cô ấy mắc bệnh”

“Đi làm việc vào một buổi sáng, cổ chân tôi sưng phồng lên, thực sự là phồng to, và tôi rất mệt khi đi bộ đến bến đỗ xe bus. Và lúc đó tôi biết rằng tôi phải đi khám bác sĩ”

Triệu chứng 3: Mệt mỏi

Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith’-ro-po’-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.

Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi đột ngột cảm thấy mệt lả và không còn một chút tỉnh táo nào.”

“Tôi đã ngủ rất nhiều. Tan sở tôi về nhà và lên giường đi ngủ ngay”

“Nó như thể lúc nào bạn cũng cực kì mệt mỏi. Bị mệt, và sức khỏe của bạn như bị chảy đi hết thậm chí khi bạn chẳng làm gì cả”

Triệu chứng 4: ngứa/phát ban ở da

Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.

Mô tả của bệnh nhân:

“Đó không hẳn chỉ là một trận ngứa ở da, mà nó chạy dọc xương. Tôi đã phải dùng bàn chải mà cào lên da thịt. Lưng của tôi rớm máu do bị cào quá nhiều.”

“Da tôi đã bị rách. Tôi đã rất ngứa và gãi rất nhiều”

Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac

Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn

Mô tả của bệnh nhân:

“Bạn sẽ cảm thấy có vị lợm ở trong mồm bạn, Gần giống như bạn vừa uống sắt vậy.”

“Bạn không còn thèm ăn như trước đây nữa”

“Trước khi tôi bắt đầu lọc máu, tôi đã giảm khoảng 10 pound trọng lượng”

Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn

Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.

Mô tả của bệnh nhân:

“tôi có rất nhiều cơn ngứa, và tôi bị nôn, nôn tất cả mọi thứ ra ngoài. Tôi không thể giữ bất cứ đồ ăn thức uống nào ở lại trong dạ dày cả.”

“khi tôi nôn, tôi không thể ăn, và lúc đó tôi đã có một thời gian khó khăn khi uống thuốc hạ huyết áp.”

Triệu chứng 7: Thở ngắn

Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở ngắn

Mô tả của bệnh nhân:

“những lúc tôi thở ngắn, điều đó sẽ làm tôi sợ hãi. Tôi nghĩ có lẽ tôi có thể ngã hoặc sẽ có cái gì đó xảy ra với tôi, do vậy thường thì tôi đi tìm một chỗ để ngồi trong chốc lát”

“ Tôi không thể ngủ vào ban đêm, tôi không thể thở được, nó giống như tôi bị chết chìm. Và, tôi không thể bước đi đâu được nữa. Điều đó thật là tệ”

“bạn đi lên tầng trên để dọn phòng và lúc đó bạn hết thở được nữa, hay khi bạn làm việc bạn trở nên mệt mỏi và bạn phải ngưng công việc lại”

Triệu chứng 8: cảm thấy ớn lạnh

Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi để ý thấy rằng thỉnh thoảng, tôi thực sự lạnh, lúc đó tôi có những cơn rùng mình”

“Đôi khi tôi trở nên rất rất lạnh. Thời tiết lúc đó có thể nóng, và tôi thì vẫn lạnh”

Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung

Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.

Mô tả của bệnh nhân:

“Tôi nhớ là tôi đã đề cập với vợ tôi về trí nhớ của tôi rằng tôi không thể nhớ những gì tôi đã làm từ tuần trước, hay có thể là 2 hôm trước thôi. Tôi thực sự không thể tập trung, vì tôi thích chơi giải ô chữ và đọc nhiều, nhưng không thể tập trung được.”

“Tôi đã luôn luôn mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt.”

“Tình trạng đó xấu tới độ, tôi đang làm việc, và thật đột ngột tôi hoa mắt chóng mặt. do vậy tôi đã nghĩ rằng có lẽ là huyết áp của tôi hay bệnh tiểu đường của tôi trở nên xấu đi. Đó là những gì mà tôi đã nghĩ”

Triệu chứng 10: đau chân/cạnh sườn

Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.

Mô tả của bệnh nhân:

“Khoảng 2 năm trước, tôi lúc nào cũng vào nhà vệ sinh, và phần thấp của lưng luôn luôn đau đớn, tôi tự hỏi vì sao lại có chuyện như vậy….các bác sĩ đã chuẩn đoán rằng đó là do các vấn đề ở thận”

“Và sau đó bạn phải thức dậy trong đêm, lúc đó bạn bị đau ở sườn và lưng, bạn không thể nhúc nhích được.”

“vào ban đêm, tôi hay bị đau vùng sườn. Nó còn tệ hơn là đau nhức do làm việc nặng.”

Nguyên nhân gây suy thận mạn

Category: nguyên nhân thận yếu

Hầu hết các bệnh lý thận mạn tính dù khởi phát là bệnh thận yếu, bệnh cầu thận, bệnh ống kẻ thận hay bệnh mạch thận đều có thể dẫn đến suy thận mạn.

Những nguyên nhân của suy thận mạn bao gồm đái tháo đường (loại 1 hoặc loại 2) và cao huyết áp. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy thận giai đoạn cuối trên toàn thế giới là bệnh thận IgA (Một loại bệnh viêm thận).

Một trong những biến chứng do bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp là gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Các mạch máu trong thận cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến suy thận.

Nguyên nhân phổ biến khác của suy thận mạn bao gồm:

  • Viêm bể thận (nhiễm trùng thận)
  • Bệnh thận đa nang (nhiều u nang trong thận)
  • Rối loạn tự miễn như hệ thống lupus đỏ

nguyên nhân gây suy thận mạn. Xơ cứng động mạch, có thể gây tổn hại các mạch máu trong thận

  • Tắc nghẽn đường tiết niệu và trào ngược, do nhiễm trùng thường xuyên, hoặc có bất thường về mặt giải phẫu xảy ra khi sinh
  • Sử dụng quá nhiều thuốc được chuyển hóa qua thận

Triệu chứng và biến chứng của suy thận mạn

Suy thận mãn tính có thể xuất hiện từ nhiều năm trước khi bệnh nhân phát hiện ra. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân thường xuyên. Nếu không theo dõi thường xuyên, các triệu chứng có thể không được phát hiện cho đến khi thận đã bị hư hại. Một số triệu chứng như mệt mỏi có thể đã xảy ra trong một thời gian, nhưng có thể đến rất từ từ mà bệnh nhân không dễ dàng nhận thấy được.

Hoàng Minh Hùng (Sydney)

Nguồn: http://tongdomucvusuckhoe.net/noidung/6620