Tiếng hát ru là liều thuốc ngủ đối với trẻ nhỏ, nghe bản nhạc êm đềm sau một ngày lao động vất vả, con người cảm thấy toàn thân thư thái, trái tim đập nhẹ nhàng và đầu óc trở nên thanh thản. Vì sao âm thanh có nhiều sức mạnh như vậy ?

Con người nguyên thuỷ ở đâu cũng nghe thấy âm thanh. Con người chìm đắm trong âm thanh tự nhiên. Tiếng gió thổi, tiếng lá cây xào xạc, tiếng gà gáy, tiếng chim hót… Rất lâu trước khi tự mình soạn nhạc, từ thuở khai thiên lập địa, con người đã là một phần của bản nhạc thiên nhiên.

Trở thành một bộ phận cấu thành của bản nhạc vĩ đại ấy, con người còn một lý do nữa: bản thân cũng là nguồn gốc sinh ra một loại âm thanh. Âm thanh nhiều tuổi nhất-được đánh giá chủ yếu bởi sức mạnh thông tin của nó-chính là tiếng khóc chào đời.

Cùng với sự phát triển của nền văn minh, tỷ lệ giữa các âm thanh tự nhiên và âm thanh do con người tạo ra cũng thay đổi. Càng gần thời hiện đại, càng ít tiếng vọng tự nhiên. Trong những nền văn hoá lạc hậu, âm thanh tự nhiên chiếm tới 69 phần trăm tất cả âm thanh đập vào tai con người.

Những tiếng động xuất phát từ máy móc và công cụ sản xuất thời đó chỉ chiếm khoảng trên dưới 5 phần trăm. Ngày nay mối tương quan ấy gần như quay ngược hẳn-chỉ có 6 phần trăm chảy từ các nguồn tự nhiên, và tới 68 phần trăm-là âm thanh do máy móc và công cụ tạo nên.

Mozart, hoàng đế

Âm nhạc cổ điển được sử dụng để loại bỏ stress, kích thích trí tuệ và làm dịu nỗi đau. Đó là công cụ cơ bản của những nhà liệu pháp âm nhạc, tức các chuyên gia chữa bệnh bằng âm thanh. Âm thanh có thể kích động hoặc an ủi. “Có tác dụng kích thích rõ rệt là giai điệu giải phóng ham muốn nhảy múa, vỗ tay hoặc ôm ấp nhau.

Khá nhiều trong những tác phẩm loại này có giai điệu gần với nhịp đập hàng ngày của trái tim hoặc nhanh hơn một chút. Như giải thích của chuyên gia âm nhạc trị liệu nổi tiếng Ba lan, TS. Vlađisoap Pitak, có tác dụng an thần là dòng nhạc êm dịu và giàu nhạc điệu, không có những âm hưởng mạnh mẽ, những thay đổi độ cao âm thanh đột ngột, còn nhịp độ và giai điệu làm chúng ta liên tưởng đến hoạt động của trái tim trong lúc ngủ.

Hoà nhạc thay vì cà phê

Ngay từ những năm 50, thế kỷ trước, chuyên gia Tai-Mũi-Họng và Thần kinh học Pháp, GS. Alfred Tomatis đã khẳng định, tai người không chỉ là cơ quan thính giác. Nó còn thực hiện nhiệm vụ tạo năng lượng cung cấp cho vỏ não.

Kết quả công trình nghiên cứu của GS. Tomatis đã chứng minh rằng, những âm thanh có tần số cao có tác dụng cải thiện tính tích cực của trí tuệ, còn những âm thanh tần số thấp-có tác dụng ngược lại, thường mang lại sự mệt mỏi. Theo GS. Tomatis, những âm thanh cao thường thấy trong những bản dân ca miền núi châu Âu hoặc một số tác phẩm của thiên tài âm nhạc Mozart .

Tác dụng tích cực của những tác phẩm âm nhạc Mozart đối với tình cảm con người đã biết từ lâu và đến cuối thế kỷ XX được giới chuyên gia đặt tên là “hiệu ứng Mozart”. Dù lập luận âm nhạc này là yếu tố kích thích sự gia tăng vận chuyển các xung điện thần kinh không thuyết phục được tất cả giới nghiên cứu, song mọi người đều thừa nhận rằng “quả thực những tác phẩm của Mozart có tác dụng nhất định”.

Nó tạo điều kiện thuận lợi cho lao động sáng tạo, làm hài hoà hoạt động của trái tim và loại bỏ stres. Thậm chí có một công trình nghiên cứu còn kết luận rằng, đến cây cỏ cũng phát triển nhanh hơn, một khi “được nghe” nhạc của thiên tài.

Nhạc sỹ nổi tiếng Ba lan, bà Barbara Romanowska, nghệ sỹ chuyên tuyển chọn các tác phẩm âm nhạc có tác dụng cải thiện sức khoẻ, tác giả cuốn sách viết về tác dụng chữa bệnh của âm nhạc khẳng định rằng, ngay việc chọn nhạc để nghe của mỗi người cũng không phải là việc làm tình cờ.

Hoàn toàn theo cảm tính, chúng ta thường chọn tác phẩm, trong đó bản thân tìm thấy tần số rung động của chính mình. Mỗi người có tần số âm thanh của riêng mình, làn sóng của riêng mình.

Các chuyên gia âm nhạc trị liệu nhất trí rằng, âm nhạc là ân nhân của chúng ta, một khi nó mang lại cảm giác thú vị cho lỗ tai. Những tác phẩm độc hại-trái lại, có thể làm chúng ta cáu giận, bởi chúng làm rối loạn nhịp điệu nội tâm. Điều quan trọng, là chỉ nên nghe những tác phẩm, mà bản thân thực sự yêu thích, bởi ai cũng có thể tự soạn cho mình những “đơn thuốc âm nhạc”: để có giấc ngủ ngon, để an thần hoặc gây không khí vui vẻ.

Tác dụng chuyên trị của một số “biệt dược âm thanh”

A-Cải thiện không khí:

  1. Beethoven-bản symfoni số một, chương III và IV
  2. Chopin-Polonez dành cho violông, Mazurki. chương VII, bản số IV
  3. Chaikôpski-vanxơ từ suit “Hồ thiên nga”

B-Thư giãn:

  1. 1-L.Beethoven-phần một Sonat ánh trăng
  2. 2-W.A. Mozart-hoà tấu clanet A-dur KV 622 adaggio
  3. 3-P. Chaikôpski-nokturn d-moll

C-Tập trung suy nghĩ

  1. Vivaldi-sáu hoà tấu flet chương VI
  2. Haendel-hoà tấu
  3. Bach-hoà tấu G-dur flet và dàn nhạc dây.

Nguồn tin: Tien_Phong