[vc_row][vc_column][vc_video link=”https://www.youtube.com/watch?v=Xin37AevWfU”][vc_column_text]Đời ai biết trước, ngày mai ta sẽ ra sao?
Cuộc sống là bao, vì đâu, không mến thương nhau.
Người thì lao đao, còn người kia sống trong sang giàu.
Anh em một nhà, mà không thấy đau lòng hay sao.
ĐK:
Đời như chiếc lá, ngày mai gió cuốn bay xa
(Gió cuốn bay xa)
Dù trước dù sau, nào ai sinh tử không qua,
Bạc tiền lợi danh, giờ đây bỏ nhau sao đành
Toan tính dật dành, tình anh em thua một người dưng
(Toan tính dật giành tình anh em thua một người dưng)
Một người dưng, đôi khi có nghĩa có tình
(Có nghĩa có tình),
Đôi khi không nghỉ cho mình
Giúp người xa cơ nào muốn trả ơn
Mà tại sao? (Mà tại sao?)
Ta anh em một nhà, chung một dòng máu
Sanh nhau đủ điều, rào trước đón sau.
Này ai ơi, hãy nhớ lấy câu:
Anh em như bát nước đầy
Gà chung một mẹ, chớ hoài đá nhau!
Nói:
Cuộc sống có nhiều
Tiền tài vật chất đã làm thay đổi
Anh em thủ túc tình thân
Dường như đã quên rồi đạo lý làm người.
[/vc_column_text][vc_column_text]
Hope Rising đã từng cảm thấy chán nản với những bữa tối với gia đình của mình trong mỗi kỳ nghỉ. Chị gái của cô khiến cho mỗi bữa ăn là một cực hình bởi những lời nhận xét cay nghiệt gần như mỗi khi Rising làm gì hay nói gì. Nếu cô mang về một người bạn trai mới, chị gái cô sẽ hỏi vu vơ theo kiểu :”mối tình này sẽ kéo dài bao lâu nhỉ?” Nếu Rising nhắc tới việc cô ra ngoài đi nhảy cùng bạn bè, Chị gái cô sẽ bàn luận về việc cô thường xuyên bỏ mặc những đứa con của mình thế nào để ra ngoài vui chơi. Có một lần, khi bố của họ đề nghị hai cô con gái chụp một bức hình chung, người chị đã từ chối và đi khỏi căn phòng.
“Chị ấy thậm chí còn không để cho bố tôi có được bức hình mà ông mong muốn”, Rising nói
Sau một bữa ăn đầy rẫy những lời sỉ nhục, bố của Rising đã yêu cầu người chị gái hoặc xin lỗi hoặc phải rời đi. Cô ấy đã rời đi, người chồng và những đứa trẻ cũng theo sau.
Đó là lúc Rising quyết định rằng mối quan hệ này đã kết thúc:” Tôi nhìn thẳng vào bố và nói, “Bố, con không làm được nữa””.
Phải mất 14 năm và vì căn bệnh ung thư chết người, hai chị em mới có thể nói chuyện lại với nhau.
Nguồn: Psychology Today
Những “kẻ thù” có cùng huyết thống
Trong lịch sử của rất nhiều gia đình, sẽ có lúc khăn ăn bị ném vào đĩa và quyết định được đưa ra – trong im lặng hay trong ồn ào – rằng ai đó đã không còn chịu đựng được. Đôi khi chính vì những nhiệt huyết tuổi trẻ sẽ dẫn đến những sự oán hận cay nghiệt. Đôi khi cũng chẳng có vấn đề gì nghiêm trọng xảy ra, chỉ đơn giản là bạn nhận thức được bạn sẽ không bao giờ thích được người đang đưa cho bạn đĩa khoai tây nghiền vậy nên chẳng có lý do gì để phải đi một chuyến đi cả nửa đất nước để gặp anh ta hoặc cô ta.
Số lượng người Mỹ hoàn toàn xa cách với anh chị em ruột của mình khá là nhỏ – dưới 5%, Karl Pillemer, giáo sư lão khoa và sự phát triển của con người tại trường đại học Cornnell cho biết. Còn lại thì phần lớn mọi người đều nói một cách tích cực hoặc tỏ thái độ bình thường đối với anh chị em của mình, tuy nhiên đó lại có ý nghĩa khác. Ví dụ, chỉ có 26% những người tuổi từ 18 đến 65 phản hồi lại bài khảo sát của trường đại học Oakland rằng họ và anh chị em ruột luôn giúp đỡ lẫn nhau, thường xuyên liên lạc và không có sự cạnh tranh kèn cựa với nhau trong khi 19% nói rằng họ thờ ơ lẫn nhau, và 16% chống đối lại nhau. Số còn lại nói rằng anh chị em ruột của họ thân thiện và luôn giúp đỡ họ, tuy nhiên điều đó vẫn có thể bao gồm việc ít liên lạc hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Nhà tâm lý học Daniel Shaw thuộc trường đại học Pittsburgh, người nghiên cứu về mối quan hệ anh chị em ruột thịt ở trẻ em, thừa nhận rằng việc nghiên cứu chuyên sâu về mối quan hệ này ở người lớn rất khan hiếm vậy nên chúng ta chưa có một cái nhìn hoàn thiện, ít nhất một phần nguyên nhân là do đối với nhiều gia đình thì “Mọi việc rất lộn xộn. Thú thực việc giả vờ sự chia rẽ không tồn tại dễ dàng hơn”.
Nhưng Shaw biết rằng nỗi đau sẽ rất sâu trong lòng họ. Khi lên sóng một chương trình nói chuyện trên radio và bàn luận về mối quan hệ giữa anh chị em lúc còn nhỏ, ông đã ngạc nhiên khi nhận được rất nhiều cuộc gọi đến từ những người lớn và yêu cầu được nói với ai đó về nỗi đau của họ khi trở nên xa cách với anh trai hay chị gái của mình. “Chắc hẳn cuộc nói chuyện đã khiến họ động lòng”, ông nói “Có điều gì đó đã xảy ra và họ không bao giờ tha thứ được cho nhau, và giờ họ gọi đến, với tư cách là một người trưởng thành, nói về việc họ đã sẵn sàng tha thứ hoặc làm sao mà họ đã không nói chuyện với nhau trong 20-30 năm qua.
Những mất mát bị phớt lờ
Sự bất hòa giữa anh chị em ở những người trưởng thành thường không thu hút được sự quan tâm của phần lớn các bác sỹ cũng như của xã hội, điều này có thể làm cho tình hình trở nên rất khó khăn cho những người đang phải vô cùng khổ sở với những trò hề của anh chị em của họ, Jeanne Safer phát biểu, bác sĩ trị liệu tâm lý và là tác giả của cuốn Cain’s Legacy: Liberating Siblings from a Lifetime of Rage, Shame, Secrecy and Regret.
Nhà xã hội học Dalton Conley tại trường đại học NewYork nói: “Sự thay đổi của xa hội cũng tác động một phần: Đồng thời xã hội của người Mỹ chuyển từ đại gia đình sang tới tiểu gia đình, mối quan hệ của anh chị em ruột bị lu mờ bởi mối quan hệ bố mẹ con cái hoặc mối quan hệ vợ chồng.”
Nếu không vì lý do văn hóa để phải ở cùng nhau hoặc có phương thức để giảng hòa thì rất nhiều những cặp anh chị em ruột đang trải qua mối quan hệ bất hòa mà không tìm được lý do nào để tiếp tục ở bên nhau. Nhà tâm lý học Joshua Coleman, đồng chủ tịch của hội đồng Contemporary Families, nói rằng bố mẹ và những đứa con khi trưởng thành cảm thấy cần phải giữ liên lạc vì đạo đức bắt buộc cho dù mối quan hệ của họ đang có gặp trục trặc. “Sợi dây ràng buộc giữa anh chị em yếu hơn vậy nên sẽ có ít sự khoan dung với nhau hơn”, ông nói “Cậu không tôn trọng tôi vậy cậu biến đi”
Đó là thái độ mà Lachlan Atcliffe hiện có. Gần 3 năm trước, cố vấn tài chính của tài sản thương mại người Anh đã sắp xếp ở cùng với em trai của mình trong khi tìm phòng ở tại London. Khi Atcliffe vừa bước chân vào căn hộ, câu nói đầu tiên của người em trai là “Em muốn anh rời khỏi đây trong vòng 3 ngày”.
Hai tuần sau đó, Alcliffe đã phải chịu những cơn giận dữ thường xuyên của người em, hệ quả của sự bức xúc lâu ngày từ nhỏ mà anh đã không hề biết. “Tôi đã rất sốc”, anh nói.
Từ đó Atcliffe không nói chuyện với em trai của mình nữa.
Nguồn: Psychology Today
Hey, em trai của cậu sao rồi ?
Bởi không có nhiều người ngày này nhìn nhận mối quan hệ giữa anh chị em ruột như một phần quan trọng trong cuộc sống của một người trưởng thành, thường mọi người dễ dàng biện minh sự xa cách đối với anh chị em của mình bởi vị trí địa lý “ Em trai tôi sống ở Phoenix cho nên tôi không gặp cậu ấy nhiều lắm”.
Cũng bởi mối anh hệ anh chị em không có sức nặng bằng so với mối quan hệ với bố mẹ, việc duy trì mối quan hệ này đối với nhiều người trở nên dễ dàng hơn – khiến cho việc giải thích sự xa cách trở nên nghiêm khắc hơn. Nói với ai đó bạn bất hòa với cha mẹ, bạn sẽ thường nhận được một nụ cười thương cảm. Nói rằng bạn mới ly dị, sẽ chẳng có ai chớp mắt. Nhưng bạn sẽ làm gì khi ai đó hỏi “Em trai của bạn giờ thế nào?“ và bạn không biết trả lời ra sao?
Laura McDonald, huấn luyện viên cá nhân tại thành phố New York, đã từng hay nói dối rằng “Oh, cậu ấy ổn, vân vân” Trong khi thực tế mối quan hệ của họ đã kết thúc 3 năm trước sau khi cô ấy kiểm tra điện thoại tại sân bay và nhận được tin nhắn từ cậu em trai:” Hey, nếu chị chưa đi, em chúc máy bay của chị sẽ bị đâm nhé”
Tuy nhiên, theo một cách nào đó, việc cắt đứt với nhau đôi khi lại là một sự giải thoát. – McDonald đã phải chịu đựng sự hằn học của cậu em trai hàng thập kỷ – cô cũng đã rất đau lòng khi sự việc đã phải xảy ra như vậy. “Đó như một bí mật xấu xí”, cô nói “Rất xấu hổ khi phải trả lời câu hỏi của mọi người “’Tại sao hai người không hòa hợp được với nhau? Có vấn đề gì chứ?’”.
Sự ganh đua trở thành sự bất hòa như thế nào?
Khi còn nhỏ, anh chị em hay đánh nhau. Nói thực đó là cuộc sống của mỗi gia đình. Họ thấy bực với nhau vì người này lấy đồ chơi của người kia, mượn áo của người kia hoặc ngồi lấn một cái vạch vô hình gì đó được đặt ra ở trên ghế xe. Laurie Kramer, nhà tâm lý học của trường đại học Illinois, đã nghiên cứu nhóm anh chị em từ 3 đến 9 tuổi và nhận thấy rằng các em trai qua 2.5 lần bất hòa mỗi 45 phút ngồi chơi với nhau – 18 phút một lần. tần suất này nghe có vẻ nhiều nhưng trong mỗi quan hệ anh chị em ruột bình thường, cũng có rất nhiều những sự tương tác tích cực.
“Bởi vì cũng có rất nhiều những sự việc tích cực xảy ra”, Kramer nói, “Anh chị em có thể chịu đựng một vài những điểm xấu trong mối quan hệ của họ, và chúng ta biết rằng khả năng xảy ra tranh cãi với anh chị em mình sau đó làm hòa với họ có thể là một thành tựu quan trọng trong quá trình phát triển”.
Những anh chị em không học được các giải quyết những khúc mắc này thường sẽ phải đối mặt với sự xa cách khi lớn lên, theo như Katherine Conger, giám đốc của Family Research Group tại trường đại học California, Davis: “Chẳng có gì khích lệ bạn giữ liên lạc cả, bạn chỉ muốn ở càng xa càng tốt”.
Vị trí trong gia đình cũng khá quan trọng trong việc đối mặt với những mối bất hòa – nếu bố mà mẹ không thể kiểm soát được những tranh cãi của họ, họ không thể làm gương cho những đứa con. Nhưng Coleman nhấn mạnh rằng không nên trách các bậc cha mẹ hoàn toàn- đôi khi chỉ là sự xung đột của các cá tính với nhau. Các nhà tâm lý học ngày nay nhận ra rằng khả năng tự phục hồi ảnh hưởng bởi Gen – một số những đứa trẻ giống như “hoa bồ công anh”, có khả năng đối mặt với mọi xung đột, trong khi một số khác lại giống như “hoa lan”, sẽ trở nên héo úa nếu không được chăm sóc cẩn thận.
Chúng ta đều có sức chịu đựng và sự nhạy cảm khác nhau, vì vậy sẽ khó để liệt những người cự tuyệt anh chị em ruột của mình và một loại tính cách nào đó. Đó có thể là dấu hiệu của việc self respect và đặc biệt nhạy cảm, dựa vào phản ứng của tùy người trong hoàn cảnh nhất định. Có thật sự những người anh em “rắc rối” thực sự tỏ ra hung hăng, hay những người tỏ ra xa cách quá dễ dãi cảm thấy bị xúc phạm trong khi người kia thực sự không có ý đó.
Mặt khác, việc có chịu đựng một mối quan hệ anh chị em đầy căng thẳng được hay không còn dựa trên sự quyết tâm yếu hay mạnh. “Những người thường hay quá cảm thấy tội lỗi và không tự tin vào bản thân mình có thể sẽ từ bỏ một người anh chị em của mình nếu người đó gây tổn thương tâm lý cho họ quá nhiều” Coleman nói “ngược lại, người thực sự mình mẫn sẽ dễ cảm thông hơn và sẽ đứng được trên phương diện của người đối diện để suy xét vấn đề”.
Nguồn: Psychology Today
Nhưng Safer khẳng định rằng có hai loại người sẽ có vẻ như dễ bị xa cách bởi anh chị em ruột của mình – những người luôn có thái độ hằn học và những người mà cô gọi là “kẻ thu thập sự phẫn uất. “Đây là những người có thể nói ‘Bạn chưa bao giờ cảm ơn tôi về bó hoa tôi tặng bạn vào năm 1982’, đây là một điều khó mà chấp nhận được với tất cả mọi người”.
Amy Day đã trải qua cả 2 đặc điểm kể trên. Cô nhớ lại thời gian còn nhỏ khi chị gái của cô, hơn cô 10 tuổi, sẽ mang cô ra ngoài đi ăn kem hoặc đơn thuần chỉ là đi dạo. Nhưng thái độ mà chị gái cô dành cho cô, lúc ấy cho đến bây giờ, để lại sự oán hận không thể phai đối với cô. 6 tuổi và là em út, Amy là con thứ trong gia đình, đã thay thế vị trí là đứa bé trong nhà của chị cô. Từ đó, Amy cảm giác rằng chị cô khó chịu với mọi sự kiện trong đời của cô – kì nghỉ, biểu diễn kịch hoặc hát, thậm chí cả khi cô quyết định theo đạo Phật.
Những lời chúc mừng sinh nhật trên facebook của Day khiến chị gái cô như phát điên. “Chị ấy làm ầm trên wall của tôi hỏi rằng sao mọi người gọi tôi là bạn”, Day nói, “và tại sao họ lại đối xử tốt với tôi. Bởi vì nếu họ biết sự thật về tôi, rằng tôi đã đối xử tệ với chị ấy thế nào, họ sẽ không thể yêu quý tôi được nữa.”
Cuối cùng Day đã phải ngừng kết bạn với chị gái.
Đứa trẻ được thiên vị
Amy Day và Hope Rising đều nói rằng chị của họ cảm thấy họ là đứa trẻ kém được yêu quý hơn trong gia đình. Day nói rằng gia đình cô, có một anh trai nghiện rượu và một chị gái bị tâm thần phân liệt, sau này đã tự tử, vô cùng hỗn loạn, và mẹ cô đã nhìn nhận Amy, cô con gái út, như một khởi đầu mới:”Tôi sẽ trở thành đứa con mà không làm bà thất vọng”, cô nói.
Khoảng hai phần ba đến ba phần tư các bà mẹ sẽ cưng chiều một đứa con của mình, theo như nghiên cứu của Pillemer. Khi sự thiên vị tăng cao, hay bị hiểu như vậy, những anh chị em ruột có khả năng trở nên xa cách với nhau “Có vẻ như đây là việc mà mọi người vẫn chưa loại bỏ được”, ông nói.
Nhưng sự thiên vị không phải luôn luôn chia rẽ anh chị em ruột. Nhiều người trưởng thành có thể vượt qua được cảm giác là đứa con kém được chú ý hơn, trong khi một số khác vẫn luôn bị day dứt. Sự khác biệt ở đây, Coleman tin rằng, là do việc người anh chị em đó cảm thấy thế nào về cuộc sống của họ khi trưởng thành. Những người thành công trong công việc và cảm thấy hài lòng về cuộc sống cá nhân của mình sẽ ít ám ảnh qua khứ hơn và thậm trí còn cảm thấy hài lòng khi chứng minh được những lời dèm pha khi nhỏ là sai.
“Nếu một người luôn ở trong vị trí là người kém cỏi hơn, mối quan hệ có thể trở nên mệt mỏi hơn bởi chẳng có điều gì để đi ngược lại nó” Coleman nói, “nhưng nếu họ trở nên thành công hơn, điều đó còn có tác dụng hơn nhiều những lý lẽ thông thường” để khiến cho những người anh chị em ruột thịt trở nên tự tin hơn và tạo dựng mối quan hệ vững chắc hơn với nhau.
Khi ngọn lửa bị châm ngòi
Nguồn: Psychology Today
Mọi thứ có thể bị vượt quá, đối với những anh chị em đã trưởng thành, khi bố mẹ dần già đi và những vấn đề như việc chăm sóc họ trong một thời gian dài hoặc bố trí họ ở một nơi nào đó sẽ được thêm vào. Nhiều anh chị em không hợp nhau có thể tránh liên lạc với nhau hàng năm trời nhưng khi đột nhiên bị ép buộc phải giải quyết với nhau và bố mẹ hoặc gia đình rơi vào hoàn cảnh đau đầu, chiến tranh lạnh có thể phát triển thành một xung đột lớn hơn.
Một tác giả tại Florida, người yêu cầu không được nói tên, nói rằng cô ấy chưa bao giờ có mối quan hệ tốt đẹp với chị gái – chỉ là họ không có nhiều điểm chung. Nhưng khi cô đang chăm sóc người mẹ gần đất xa trời của mình tại nhà của cô ấy thì người chị gái đã khoắng sạch tài sản của người mẹ và lấy đi hết những đồ đạc giá trị trong nhà bà.
Đó là một chương đầy đau đớn trong cuộc đời của cô “Thật không thể chịu đựng được việc bị phản bội”, cô nói. “Tôi không nghĩ có ai sẵn sàng cho việc này. Tôi thực sự không ngờ”. Hai người đã không liên lạc với nhau trong bốn thập kỉ.
Những người anh chị em tới từ hành tinh khác
Không phải mọi sự xa cách đều bắt nguồn từ những tranh cãi, trộm cắp hoặc thậm trí là những lời tỉa tót vụn vặt. Sự thờ ơ cứ thế lấn át mọi cảm xúc khi những người anh chị em nhận ra rằng họ là những con người khác nhau với rất ít những điểm chung và không có nhiều lý do để gắn kết được với nhau.
Vậy thì khi tới một lúc nào đó bạn có một tin muốn thông báo hoặc một chuyện cười mà theo bản năng bạn muốn chia sẻ. “Sau đó thì…*thở dài*”. Christine Parizo nói. Cô ấy cắt đứt liên lạc với em trai mình khi cậu ấy nói với cô rằng cậu không thể nghỉ việc để bay từ Califfornia về Massachusets để tới dự lễ rửa tội của con gái cô, sau đó cô phát hiện ra cậu ta đã dành thời gian đó ở Las Vegas. “Tôi khá khó chịu và nói rằng “tôi sẽ không liên can gì tới cậu nữa”.
Thường là những người chị em gái, như Parizo gần như luôn phải điều chỉnh cảm xúc để giữ được mối quan hệ của họ – em trai cô sẽ sẵn sàng trả lời điện thoại khi cô gọi nhưng rất hiếm khi chủ động liên lạc. Hai năm sau vụ việc Las Vegas, Parizo chấp nhận gặp em trai mình vào bữa ăn sáng, sau khi bố mẹ họ cố thuyết phục, trong khi cô vẫn đang công tác tại California. Cuối cùng lúc đó cậu em trai đã giải thích rằng lẽ rửa tội của con gái cô diễn ra trong lúc tâm trạng cậu đang rất hỗn độn, lúc đó cậu đang trong giai đoạn cuối của việc ly hôn. “Tôi đã không hề biết cậu ấy phải trải qua những việc như vậy”, cô nói “chắc hẳn cậu ấy phải thấy tệ lắm”.
Sau đó, em trai của Parizo bắt đầu chủ động nhắn tin và liên lạc qua Instagram và Facebook. Nhưng quan trọng hơn, cô nói, là việc lấy lại được những kí ức chung của họ. “Thật tốt khi được chia sẻ những kỉ niệm với người đã cũng ở trong hoàn cảnh đó với mình”
Đây chính là lý do, Kramer nhận thấy, rằng kể cả với những cặp có mối quan hệ bất hòa họ vẫn cảm thấy bị hút vào nhau. “sự thật là có một người khác biết rằng mẹ bạn sẽ mang gì khi đi du lịch hoặc làm gì khi xe hơi bị hư hỏng” cô nói “những trải nghiệm chung và nhận thức chung đó rất mạnh mẽ”
Không ngạc nhiên rằng lý do chính để những anh chị em có hiềm khích giữ liên lạc với nhau là để xoa dịu bố mẹ họ. “bố mẹ mong muốn điều này đến phát điên”, Safer nói “trên giường bệnh họ hối thúc về việc đó”
Nhưng trong khi sự can thiệp của bố mẹ có thể có kết quả khả quan, như đã xảy ra với Parizo, sự nài nỉ của ông bố hay bà mẹ có thể khiến sự việc trở nên trầm trọng hơn. Aicliffe, cố vấn pháp luật tại London, người đã bị cậu em trai làm cho phát bực nói rằng phản ứng của bố mẹ anh khiến cho anh sốc hơn: “Họ không ngừng chắc chắn rằng chẳng xảy ra chuyện gì cả và tôi chỉ phóng đại sự việc. Tôi đã chẳng thể kể với ai được cho tới khi tôi có thể nói chuyện với một chuyên gia, người mà lắng nghe tôi và không cố gắng bảo tôi im lặng”
Ai ở lại? Ai ra đi?
Có lẽ thật khó thuyết phục một người một khi họ đã quay lưng lại với anh chị em của mình. Tuy nhiên, đối với một số người, gia đình sẽ mãi là gia đình, bất kể chuyện gì có xảy ra đi chăng nữa.
Trong gia đình, Cathy Robbins hiện đang là thành viên duy nhất vẫn có thể nói chuyện được với người anh trai có hoàn cảnh vô cùng khó khăn của mình. Anh trai cô, sau một thời gian mất tích, đã được tìm thấy ở một bệnh viện ở Montana cùng với rất nhiều vấn đề sức khoẻ liên quan đến nghiện rượu. Robbins đang cố gắng lo cho việc điều trị của anh trai mình từ nhà cô ở California. Đây chính là người anh trai đã từng khiến cô phải yêu cầu lệnh cấm và cũng là người đã ném cô xuống cầu thang khi họ còn đang ở độ tuổi thiếu niên. Vậy điều gì đã giữ cô ở lại?
“Tôi không muốn nhận cuộc gọi từ một nhân viên điều tra nào đó nói rằng, ‘Chúng tôi có một xác chết ở đây, và chúng tôi có một số điện thoại cho bạn’. Đó là cuộc gọi mà tôi luôn khiếp sợ”, cô nói. “Anh ấy không phải người xấu. Anh ấy chỉ có những sự lựa chọn thật sự tồi tệ mà thôi”.
Sự khác biệt giữa người lựa chọn duy trì mối quan hệ anh chị em mặc cho họ có đang có hoàn cảnh khó khăn đến mức nào và những người quyết định cắt đứt mối quan hệ với những người anh chị em của mình như vậy một phần phụ thuộc vào nền văn hoá và tình trạng kinh tế xã hội. Một nghiên cứu của nhà xã hội học Annette Lareau đại học Pennsylvania cho biết gia đình đến từ tầng lớp lao động và các gia đình nghèo có quan hệ họ hàng mạnh mẽ hơn những gia đình đến từ tầng lớp trung lưu. Và Safer cũng lưu ý rằng những người đến từ nền văn hoá truyền thống của dân nhập cư thường có nhiều áp lực để gìn giữ mối quan hệ họ hàng đó hơn những gia đình khác, bởi vì nó được xem như một cách khác để tôn trọng cha mẹ của họ.
Sự thúc đẩy để gắn bó với gia đình đã ăn sâu vào giống nòi của loài người. Ông Frank Sulloway – giáo sư tâm lí học của trường đại học California, Berkeley – cho biết, cũng giống như các loài động vật có vú khác, chúng ta theo lẽ tự nhiên thường gắn bó với những ai mà mình có nhiều gen tương đồng nhất. Một số anh chị em củng cố mối quan hệ của họ bằng cách trao đổi những hành động vị tha đối với nhau, tham gia vào mối quan hệ hợp tác “có qua có lại” – nếu bạn giúp chị gái chuyển nhà, chị gái bạn sẽ trông nom con chó của bạn khi bạn đi nghỉ mát.
Mặc dù vậy, xét theo quy luật tiến hoá, anh chị em cũng đồng thời cạnh tranh nhau để giành được sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ – điều quan trọng nhất của cuộc sống. Trong phần lớn lịch sử loài người, đây không phải chỉ mang tính học thuật, hoặc là về việc ai dành được trang sức của mẹ. “200 năm trước, một nửa số trẻ em không thể sống sót qua thời thơ ấu” Sulloway nói, “Vì vậy, sự cạnh tranh giữa anh chị em là điều dễ hiểu khi bạn nhận ra rằng sự khác biệt rất nhỏ trong sự thiên vị của cha mẹ có thể xác định được liệu một đứa trẻ được đưa đến khám bác sỹ hay không”.
Trên hết, Coleman tin rằng, quyết định của việc duy trì liên lạc dựa vào tính khí mỗi người. “Một số người vẫn giữ liên lạc khi khi mà chẳng ai phải đau đầu suy nghĩ xem tại sao họ phải chấm dứt mối quan hệ này” ông nói “trong khi một số người khác cắt đứt mối quan hệ chỉ vì những khúc mắc khá nhỏ”.
Hoàn toàn cự tuyệt anh chị em của mình, không quan tâm dù điều đó có vì lý do chủ quan hay không, vẫn sẽ bị phân nhánh cảm xúc, Safer nói. Những người chủ động trở nên xa cách thường sẽ hối hận sau này. “Anh chị em thường là những thành viên cuối cùng của gia đình còn sống. Chúng ta có cha mẹ trong 30 đến 50 năm nhưng chúng ta sẽ có anh chị em trong 50 đến 80 năm”, cô nói “Đó là người duy nhất còn nhớ được tuổi thơ của bạn và bạn không có điều gì để nói với họ ? thật bi kịch”
Dẫu vậy, đối với một số người, duy trì mối quan hệ là điều không thể. “Không phải lúc nào cũng sửa chữa được” Safer nói,”nhưng cái gì sửa được lại là những việc chỉ mình bạn làm được”
Đây là kết luận mà McDonald đạt được. Tin nhắn mà em trai của cô chúc rằng máy bay sẽ bị đâm khiến cô vô cùng khó chịu, nhưng một khi cô chấp nhận rằng mối quan hệ đã thực sự chấm dứt, cô đã có thể dừng việc đay nghiến cậu em và bắt đầu chữa lành. “Đó là giây phút quyết định”, cô nói “bạn có thể mãi chạm vào bếp lò nóng và làm đau chính mình được bao lâu chứ?”
Cậu em không còn tồn tại trong đời, McDonald nói, cô đã có thể trải qua nỗi buồn khi mối quan hệ của họ chấm dứt. Năm ngoái, cô viết một bài blog về sự xa cách của cô với em trai và đã ngay lập tức nhận được phản hồi từ những người khác gặp vấn đề tương tự trên khắp thế giới. “Tôi nhận được những lời phản hồi khá đau lòng, nhưng rất chân thực, chân chất từ mọi người. Điều này làm tôi thấy có chút ngạc nhiên” cô nói “Có rất nhiều người gặp phải vấn đề tương tự và điều đó khiến họ thấy tổn thương và họ không biết đi đâu và tìm ai để nói chuyện. ĐIều này đang dần lan rộng ra”.
Blog đó đã kết nối McDonald với những người có chung vấn đề và giúp họ vượt qua. Yoga, thiền, và trị liệu cũng đã giúp đỡ cô, cô nói :”Cuộc sống quá ngắn để giữ những sự bực tức, vậy nên tôi gần như cứ để chúng qua đi”.
Đối với Day, ngừng trò chơi đổ lỗi cho nhau là chìa khóa giúp bản thân cô chữa lành, kể cả khi mối quan hệ của cô với chị gái vẫn căng thẳng. “Tôi nhận ra tôi chẳng hơn gì chị ấy nếu tôi để sự tức tối của tôi đối với chị ấy hủy hoại tôi”, cô nói. Khoảng cách cảm xúc khiến cô có một cái nhìn mới hơn về việc sự thù địch của người chị đã có thể đã ngăn cản cô trong cuộc sống như thế nào. “ Tôi nghĩ nếu như tôi có được một mối quan hệ lâu dài nào đó hoặc kết hôn, điều đó có thể hủy hoại chị ấy” cô nói “và tôi nghĩ một phần nào đó trong tôi ngần ngại những việc đó là vì lý do này”.
Nguồn: Psychology Today
Hòa giải.
Những người được phỏng vấn không kì vọng quá nhiều vào điều này, nhưng họ cho biết rằng họ sẽ hòa giả nếu như anh/chị/em của họ xin lỗi và muốn bắt đầu lại từ đầu. Hope Rising đã thử nghiệm điều này nhưng một bi kịch cũng đã xảy ra.
Năm ngoái, em gái của cô ấy được chuẩn đoán rằng đã mắc 1 căn bệnh ung thư khó gặp và không thể sống quá 1 năm. Cô ấy đã bay đến Dever để gặp chị của mình. “Không ai nói với chị tôi là tôi sẽ đến”, cô ấy cho biết, “nhưng khi tôi bước vào nhà của bố mẹ tôi, chị tôi thật sự vui mừng khi gặp tôi”. Người chị thậm chí còn xin lỗi vì đã đối xử tệ bạc với cô ấy và khẳng định rằng em gái mình không làm sai điều gì.
Hai chị em bây giờ gọi điện thoại cho nhau khoảng 1 lần 1 tuần nhưng mối quan hệ giữa họ xen lẫn niềm vui và nỗi buồn. Rising nói: “Tôi vui vì chị tôi đã thay đổi, nhưng tôi cảm thấy tiếc nuối cho hoàn cảnh này vì cô ấy chỉ còn chưa tới 1 năm để sống, những năm qua thật sự uổng phí”.
Trò chuyện với anh/chị/em: bắt đầu cuộc đối thoại
Những vấn đề giữa anh chị em khó giải quyết hơn những vấn đề giữa cha mẹ và con cái bởi vì trong trường hợp sau thì luật chơi khá rõ ràng, Coleman cho hay – các bậc cha mẹ được trông đợi là sẽ hành xử một cách đúng đắn cho dù nó không hề dễ dàng. Với anh chị em thì mọi chuyện phức tạp hơn bởi vì luật chơi không rõ. Được mẹ yêu thương hơn không phải là một cái tội”.
Nguồn: Psychology Today
Đây là những cách để có thể hòa giải:
- Bắt đầu một cách mềm mỏng.
Hãy nói với chị gái của bạn là bạn hiểu cô ấy rất bận rộn với gia đình cô ấy trước khi đòi hỏi sự giúp đỡ cùng với tình thương của mẹ . ‘Bạn càng bình tĩnh bắt đầu câu chuyện, mọi chuyện càng đơn giản hơn’ Coleman cho hay.
- Đừng vội phán xét.
Người anh có 1 đời sống hôn nhân kéo dài có thể không nhận rằng trò đùa về mối quan hệ rải rác của bạn có thể gây tổn thương, vì vậy bạn hãy giải thích bạn cảm thấy như thế nào mà không cần phải phán xét. “Nếu mục tiêu của bạn là để thấy liệu những mối quan hệ khác nhau là có thể xảy ra hay không, thì bạn ……” Coleman says “Họ có thể không biết rằng cách ứng xử của hộ có thể làm tổn thương bạn”.
- Sống cho hiện tại
Không phải ai cũng cảm thấy hứng thú với những cuộc đối thoại đào bới những chuyện quá khứ hay có quá nhiều những cuộc đối thoại tâm lý” Coleman cho hay. Thay vì liệt kệ tất cả những lần chị của bạn ăn hiếp bạn và luôn chủ trì những sự kiện gia đình kể từ khi bạn lên 5, thì hay giải thích đơn giản rằng bạn đang lên kế hoạch chuẩn bị cho bữa tối của Lễ Tạ Ơn bằng cách của bạn tại nhà của bạn, và bạn mong rằng cô ấy sẽ tham gia cùng bạn và bố mẹ”.
- Kiểm tra lại lòng tự tôn
Một cuộc đối thoại trung thực về những vấn đề trong mối quan hệ của bạn cần phải bao gồm những cách cư xử không hay của chính bạn. “Bạn phải chuẩn bị để nghe những điều không hay về chính bản thân mình”. Safer cho hay
- Kiểm soát những kì vọng
Oán hận cả 1 đời không thể biến mất chỉ sau 1 vài cuộc nói chuyện. Hãy tập trung vào giai đoạn lớn lên và đề cao những chiến thắng nhỏ. “Đừng kì vọng rằng 1 trong các bạn sẽ được cấy thêm 1 tính cách mới ngay cả khi các bạn ôm hôn và xin lỗi lẫn nhau”, Safer nói: “Nếu các bạn không còn khiếp sợ khi ở cùng nhau thì đó là 1 thành tựu lớn”.
Người dịch: DD
Nguồn: https://www.psychologytoday.com/articles/201503/why-siblings-sever-ties
[/vc_column_text][/vc_column][vc_column][/vc_column][/vc_row]