Ngay từ thuở còn cắp sách đến trường tôi chứng kiến không biết bao nhiêu bạn bè của mình bị đuổi học vì những lý do như đánh nhau, quay cóp, uống bia rượu, đua xe… nói chung là những lý do mà người ta quy cho là phạm tội hay lỗi trầm trọng mà qua đó sẽ dẫn đến việc cho thôi học có thời hạn hay vô thời hạn. Mà việc đuổi học này không phải chỉ riêng ở Việt Nam mà nước Tây nước Tàu nào cũng có. Tôi còn chứng kiến trước khi cho thôi học nhà trường còn bắt cả phụ huynh lên làm bản kiểm điểm đọc trước toàn trường, thật không thể nào tưởng tượng nổi.
Người ta có rất nhiều lý do để giải thích cho việc đuổi học. Nhưng quan điểm của tôi là dựa trên chức năng của nhà trường là giáo dục học sinh, trường không dạy nổi, không quản lý nổi có nghĩa là không thực hiện nổi chức năng của mình như vậy người ra quyết định đuổi học nên thôi giữ chức vụ hay đóng cửa trường vì không có khả năng dạy dỗ nổi học sinh do mình nhận vào.
Những lý do như làm ảnh hưởng đến học sinh khác là hoàn toàn không chấp nhận, nếu sợ ảnh hưởng đến học sinh khác thì tại sao nhận học sinh vào học, nhận học sinh vào học nghĩa là anh phải chịu trách nhiệm quản lý dạy dỗ và giáo dục người ta, nếu lỡ người ta vi phạm anh phải xem đó là lỗi của mình và có cách khắc phục hậu quả không đằng này lại đuổi học như vậy là từ chối trách nhiệm của mình. Nếu nói là làm ảnh hưởng đến học sinh khác thì chẳng khác nào coi người bị đuổi như một phần tử bệnh dịch nguy hiểm cần được loại trừ? Bạn phạm một lỗi và bạn trở thành một loại dịch bệnh nguy hiểm.
Có lí do đuổi học nào là muốn tốt cho học sinh bị đuổi học không? Tôi thấy đa phần là do dự luận và do ảnh hưởng đến tên tuổi của trường hay của ông/bà nào đó cho nên phải đuổi? Choáng!
Có lí do đuổi học nào là muốn tốt cho học sinh bị đuổi học không? Tôi thấy đa phần là do dự luận và do ảnh hưởng đến tên tuổi của trường hay của ông/bà nào đó cho nên phải đuổi? Choáng!
Nhà trường có thể có cả tỷ lý do để chứng tỏ quyền uy đuổi học của mình nhưng nếu giáo dục thật sự xuất phát từ tình thương thì không có lý do nào có thể chấp nhận được và nó cũng đã sai chức năng và mục đích giáo dục. Nhưng việc đuổi học vẫn cứ xảy ra, nhiều người vẫn cứ hả hê … thế thì người bị đuổi học họ sẽ cảm thấy thế nào? Họ sẽ trở thành người như thế nào? Những người khác sẽ cư xử với họ ra sao? Liệu có nơi nào để họ có thể tiếp tục được học hay ko? Học sao mà xa xỉ quá vậy.
Tôi chứng kiến bạn bè của mình thuở học chung học rất giỏi nhưng họ phạm sai lầm và bị đuổi học ở lứa tuổi thành niên và thế là sau 10-15 năm gặp lại tôi nhìn thấy họ mà rưng nước mắt, họ cũng mặc cảm ko thèm nói chuyện với mình. Có ai không phạm sai lầm, thế sao họ lại bị vứt ra khỏi xã hội như vậy, trẻ con hay người lớn ai cũng có thiện tâm trong lòng mình ai cũng có phút lầm đường lạc lối và hoàn toàn có thể quay trở lại con đường tốt của mình. Thế mà nền giáo dục này, xã hội này lại vứt bỏ họ và chà đạp họ.
Nếu người bị đuổi học là con cái của mình thì mình sẽ thế nào? Vì nó làm mất mặt cả dòng họ nên đuổi nó ra khỏi nhà chăng làm như vậy gia đình cũng chẳng khác gì nhà trường cũng phủi bỏ trách nhiệm giáo dục của mình chỉ khác ở chỗ là lý do, xây thì khó phá bỏ thì dễ lắm. Trường với gia đình đổ lỗi cho nhau rồi đổ lên đầu đứa nhỏ. Nơi nương tựa của người Việt mình là gia đình thế nên phải tìm cách giúp con em mình vượt qua được lỗi lầm, không đi học nghĩa là một cơ hội tốt vì có thêm thời gian để rèn luyện chấn chỉnh bản thân của mình thành một con người tốt bằng một cách thức khác chứ không phải cứ đi tới trường là con đường duy nhất. Trường đời rộng và dài lắm ai ơi, mỗi người lại mỗi ngã đâu như trường Việt thì học 16 năm trời cũng chữ thầy trả thầy chưa chắc đã bằng một người chuyên tâm học hành say mê làm việc yêu thích trong vòng vài năm là cũng đạt được thành tựu. Những người tu hành hay khổ luyện họ cũng có chỗ của họ đâu đó chứ đâu nhất thiết phải ở trường.
Vì vậy đừng đuổi học nữa! Trường học đừng chứng tỏ sự yếu kém và bất lực của mình nữa.
Vì vậy đừng đuổi học nữa! Trường học đừng chứng tỏ sự yếu kém và bất lực của mình nữa.