** 14 Chức năng của thận
1/ Chứa đựng, dự trữ những tinh chất từ máu
2/ Quản trị hầu hết những sự phát triển của cơ thể cùng hệ sinh sản
3/ Quyết định cho sức mạnh của những nhu cầu quản trị trong toàn cơ thể
4/ Kiểm soát lượng nước trong cơ thể
5/ Gởi chất lỏng tinh khiết đến phổi qua hệ lá lách
6/ Thải chất thải lỏng là nước tiểu
7/ Chịu trách nhiệm chính hệ chuyển hóa về sức lực của cơ thể
8/ Cung cấp sức nóng, ấm cho toàn cơ thể
9/ Tiếp nhận khí từ phổi, giữ và chuyển nó tới phần dưới của cơ thể
10/ Kiểm soát sự phát triển của tủy, máu, xương và răng
11/ Kiểm soát sự điều hành và quyết định của não bộ
12/ Giúp mở về hệ tai
13/ Ảnh hưởng đến sức khỏe của tóc
14/ Có liên hệ đến cảm giác lo sợ
** 18 triệu chứng khi thận mất cân bằng:
1/ Xương yếu và đau nhức
2/ Dễ bị lạnh
3/ Mắt bị thâm quầng
4/ Dễ bị mệt và thiếu sức lực
5/ Đi tiêu chảy
6/ Say sẩm choáng váng , khi đứng
7/ Cảm thấy tai có tiếng ồn
8/ Triệu chứng sưng phù
9/ Nghe không rõ lãng tai
10/ Đau phần dưới của lưng
11/ Kinh nguyệt bất thường, không đều
12/ Hội chứng tiền kinh nguyệt
13/ Những trở ngại về hệ sinh sản
14/ Đau buốt lạnh hay nóng bàn chân
15/ Không kiểm soát được hệ nước tiểu
16/ Trở ngại về sinh lý
17/ Huyết áp cao
18/ Rụng tóc
** Những cảm giác khi thận bị mất quân bình:
1/ Thường xuyên và dễ có cảm giác sợ hãi
2/ Lo lắng bất thường
3/ Hành sử bất thường
** Những dấu hiệu của bệnh tật khi thận bị yếu, đau hay suy thận:
1/ Rụng tóc
2/ Xương dòn và dễ bị gãy
3/ Dễ quên
4/ Đi tiểu nhiều ngày cũng như đêm
5/ Tuyến giáp trạng có vấn đề (bất bình thường)
6/ Áp huyết cao
7/ Đau đầu gối, đau gót chân và đau bất thường phần dưới thắt lưng
8/ Trong tai có âm thanh
9/ Thường xuyên khát nước
10/ Thường cảm thấy lạnh, nhất là hàn lạnh ở tay và chân
11/ Mất hứng thú về sinh lý
12/ Khó thụ tinh và tinh trùng ít.
Muốn tránh bị bệnh và chữa bệnh đau yếu thận thì việc đầu tiên là phải cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho nhu cầu của cơ thể, trung bình là 2 lít nước mỗi ngày. Dùng nước sạch, tinh khiết nhất để giúp thận làm việc tốt và hiệu quả nhất.
Các triệu chứng thường thấy:
Triệu chứng 1: Rùng mình, chi lạnh
“Rùng mình” là chỉ cảm giác sợ lạnh và sợ gió thổi. “Chi lạnh” là chỉ tứ chi lạnh băng, thậm chí lạnh đến khớp đầu gối và khuỷu tay. Cảm giác rùng mình tứ chi ớn lạnh thông thường kèm theo các triệu chứng biểu hiện thận hư như lưng, đầu gối đau nhức mỏi, tinh thần mệt mỏi, chán chường, thở yếu, ít lời, nhạt miệng…
Triệu chứng 2: “Chuyện ấy” quá độ
Chuyện ấy quá nhiều sẽ là một trong những yếu tố khiến thận của bạn yếu đi.
Đông y cho rằng thận chứa tinh. Thận tinh hóa tạo ra thận dương và thận âm, có tác dụng bổ dưỡng giữ ấm cho lục phủ ngũ tạng. Thận âm và thận dương tương trợ, dựa dẫm và chế ngự lẫn nhau trong cơ thể để duy trì sự cân bằng sinh lý cho cơ thể. Nếu sự cân bằng này bị phá vỡ hoặc một bên thận âm hoặc thận dương bi suy yếu thì sẽ phát sinh ra bệnh tật, nam giới sẽ có các triệu chứng như xuất binh sớm, liệt dương, mộng tinh và các bệnh về tinh dịch.
Triệu chứng 3: Chóng mặt hoa mắt, mất ngủ, gặp ác mộng nhiều
Thận là một trong những cơ quan ngũ tạng quan trọng của cơ thể, bổ dưỡng và làm ấm các lục phủ nội tạng khác. Nếu các bộ phận khác bị bệnh lâu ngày không khỏi thì sẽ dễ làm tổn thương đến thận. Rất nhiều bệnh mãn tính như viêm gan mãn tính, bệnh mạch vành, hen suyễn, viêm phế quản, cao huyết áp… thường thường đi kèm với triệu chứng thận hư.
Triệu chứng 4: Hen suyễn
Thận có chức năng “nạp khí”. Do thận hư không thể nạp khí nên sẽ dẫn đến hơi thở khò khè, thở ra nhiều hít vào ít, làm cho bạn cảm thấy khó thở. Trong trường hợp nguy hiểm, cùng với triệu chứng hen suyễn còn có thể xuất hiện triệu chứng ra mồ hôi lạnh.
Triệu chứng 5: Đau lưng
Khi những cơn đau ở lưng thường xuyên viếng thăm bạn, hãy nghĩ tới thận hư. Đau lưng – vấn đề cốt yếu là ở thận, có thể phân làm nội thương và lao lực mệt mỏi sinh bệnh. Thận nội thương thông thường là chỉ người có thể chất yếu bẩm sinh, bệnh lâu ngày cơ thể yếu hoặc mệt mỏi quá độ gây ra. Người bị nhẹ thì khó khom lưng hoặc đứng thẳng, người nặng thì có triệu chứng bàn chân gót chân đau nhức, phần lưng kiệt sức… Lao lực sinh bệnh là chỉ thể lực gánh vác quá nặng hoặc trong thời gian dài làm việc ở một tư thế cố định (dùng máy tính, lái xe…), ngồi lâu sẽ làm tổn thương thận khí, dẫn đến thận tinh không đủ.
Triệu chứng 6: Tiểu nhiều về đêm
Thông thường số lần đi tiểu vào ban đêm trên 2 lần hoặc số lượng nước tiểu quá ¼ so với cả ngày; tiểu đêm 1 lần/tiếng, lượng nước tiểu gần hoặc vượt quá lượng nước tiểu ban ngày… thì đó là “tiểu nhiều về đêm”. Ban ngày tiểu tiện bình thường, chỉ có ban đêm đi tiểu nhiều chính là đặc điểm của triệu chứng thận khí hư yếu gây ra.
Triệu chứng 7: Chóng mặt tai ù
Rất nhiều người đã trải qua cảm giác chóng mặt, hoa mắt, trời xoay đất chuyển, buồn nôn… vốn không dễ chịu một chút nào. Đồng thời những người bị hoa mắt chóng mặt thường kèm theo cảm giác ù tai, gây chướng ngại đến thính giác, thời gian dài như thế sẽ làm cho tai điếc. Nguyên nhân gây ra chóng mặt ù tai đa phần là có liên quan đến thận.
Trong đông y nói “Thận chứa tinh sinh tủy, tủy tích tụ lại cho não”, vì vậy thận hư có thể dẫn đến tủy không đủ, não mất dinh dưỡng, xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, tai ù.
Triệu chứng 8: Táo bón
Người táo bón thường do đại tiện gặp khó khăn nên gây ra các triệu chứng như lỗ mông rát, nứt và trĩ, ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt. Mặc dù táo bón là do chức năng truyền dẫn của đường ruột thất thường, nhưng cội nguồn sâu xa là do thận hư gây nên, bởi vì sự truyền dẫn đại tiện bắt buộc thông qua sự kích hoạt và bồi bổ của thận khí mới có thể phát huy được tác dụng thông thường của nó.
Triệu chứng 9: Lưng mỏi chân đau
Thời gian dài cơ thể “cứng đờ” ngồi trên xe không chuyển động, lái xe đi ra ngoài tinh thần căng thẳng, thời gian dài sẽ hình thành ngưng khí tụ máu và cuối cùng dẫn đến thận hư.
Những người dễ bị hư thận:
- Những người thường xuyên hút thuốc, uống rượu.
- Những người có cuộc sống sinh hoạt và ăn uống thường ngày không đúng quy luật.
- Người làm việc bận rộn, tinh thần căng thẳng.
- Người thích uống trà đặc.
- Người làm việc bên máy tính thời gian dài.
- Người bệnh đang trong thời kỳ hồi phục.
- Người hay ngồi lâu trong thời gian dài.
- Người hay làm “chuyện ấy” quá thường xuyên.
- Người hay uống thuốc tráng dương.
- Người già.
10 triệu chứng biểu hiện suy thận
Rất nhiều người mắc bệnh thận mạn nhưng không biết, bởi vì những dấu hiệu ban đầu có thể là rất khó thấy. Có thể mất nhiều năm để bệnh thận mãn (tiếng anh viết tắt là CKD) tiến triển thành suy thận. Một số người mắc bệnh thận mãn sống đến hết đời của họ mà chưa từng tiến tới suy thận
Biểu hiện phù nề
Tuy nhiên, với nhiều người tại bất cứ giai đoạn nào của bệnh thận, thì hiểu biết về nó vẫn là tối ưu. Biết được các dấu hiệu của bệnh thận có thể giúp bạn có được cách điều trị tốt nhất. Nếu bạn hay một ai đó mà bạn biết có từ 1 triệu chứng trở nên trong số các triệu chứng của bệnh thận dưới đây, hay là khi bạn lo rằng bạn có vấn đề với thận của bạn, hãy đi khám bác sĩ để được xét nghiệm máu và nước tiểu. Hãy nhớ rằng, nhiều triệu chứng có thể không do bệnh thận gây nên. Nhưng cách duy nhất để biết nguyên nhân của các triệu chứng mà bạn đang có là đi khám bác sĩ
Triệu chứng thường thấy
Triệu chứng 1: Những thay đổi khi đi tiểu
Thận tạo ra nước tiểu, do vậy khi thận bị hỏng, có thể có những thay đổi đối với nước tiểu như sau:
– Bạn có thể phải thức dậy vào đêm để đi tiểu
– Nước tiểu có bọt hay có nhiều bong bóng. Bạn có thể đi tiểu nhiều lần hơn bình thường, hay lượng nước tiểu nhiều hơn bình thường và nước tiểu có màu nhợt
– Số lần bạn đi tiểu ít hơn bình thường, hay lượng nước tiểu ít hơn bình thường, nước tiểu có màu tối.
– Nước tiểu của bạn có thể có máu
– Bạn có thể cảm thấy căng tức hay đi tiểu khó khăn
Dưới đây là sự mô tả của bệnh nhân:
“Khi bạn vào nhà vệ sinh nhiều hơn, bạn không thể đi tiểu hết. Và sau đó bạn vẫn cảm thấy giống như sự căng tức xuôi xuống dưới, thật sự là rất căng tức”
“Nước tiểu là thứ đầu tôi bắt đầu để ý đến. Sau đó tôi vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn và khi vào nhà vệ sinh, tôi không thể đi tiểu. Bạn nghĩ rằng bạn cần phải đi tiểu, nhưng khi vào đến nhà vệ sinh: kết quả là chỉ hai hay ba giọt mà thôi”
“Tôi đi tiểu ra máu. Nước tiểu có màu rất sẫm giống như màu nho. Và khi tôi tới bệnh viện khám, ở đó họ lại nghĩ rằng tôi nói dối về màu của nước tiểu”
Triệu chứng 2: Phù
Những quả thận bị hỏng không loại bỏ chất lỏng dư thừa nữa, do vậy chất lỏng tích tụ trong cơ thể bạn khiến bạn bị phù ở chân, cổ chân, bàn chân, mặt và hai tay
Mô tả của bệnh nhân:
“Tôi nhớ rằng tôi bị phù rất nhiều ở cổ chân. Cổ chân của tôi to đến nỗi tôi không thể đi giày nữa”
“Với chị tôi, tóc cô ấy bắt đầu rụng, cô ấy gầy đi, nhưng mặt thì thực sự là căng phồng lên, bạn biết đấy mọi thứ cứ giống như vậy cho đến khi cô ấy phát hiện ra rằng cô ấy mắc bệnh”
“Đi làm việc vào một buổi sáng, cổ chân tôi sưng phồng lên, thực sự là phồng to, và tôi rất mệt khi đi bộ đến bến đỗ xe bus. Và lúc đó tôi biết rằng tôi phải đi khám bác sĩ”
Triệu chứng 3: Mệt mỏi
Những quả thận khỏe mạnh tạo ra một hormon gọi là erythropoietin (đọc là a-rith’-ro-po’-uh-tin), hormon này thông báo cho cơ thể tạo ra các tế bào hồng cầu mang oxy.
Khi thận bị hỏng (suy), chúng tạo ra ít erythropoietin hơn. Do vậy cơ thể bạn có ít các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy hơn, nên các cơ và đầu óc của bạn mệt đi nhanh chóng. Tình trạng này được gọi là thiếu máu. Và bệnh này có thể điều trị được.
Mô tả của bệnh nhân:
“Tôi đột ngột cảm thấy mệt lả và không còn một chút tỉnh táo nào.”
“Tôi đã ngủ rất nhiều. Tan sở tôi về nhà và lên giường đi ngủ ngay”
“Nó như thể lúc nào bạn cũng cực kì mệt mỏi. Bị mệt, và sức khỏe của bạn như bị chảy đi hết thậm chí khi bạn chẳng làm gì cả”
Triệu chứng 4: ngứa/phát ban ở da
Thận loại bỏ các chất thải ra khỏi máu. Khi thận bị suy, sự tích tụ của các chất thải này trong máu của bạn có thể gây ra những trận ngứa ở mức độ nặng.
Mô tả của bệnh nhân:
“Đó không hẳn chỉ là một trận ngứa ở da, mà nó chạy dọc xương. Tôi đã phải dùng bàn chải mà cào lên da thịt. Lưng của tôi rớm máu do bị cào quá nhiều.”
“Da tôi đã bị rách. Tôi đã rất ngứa và gãi rất nhiều”
Triệu chứng 5: Vị kim loại ở trong miệng/hơi thở có mùi amoniac
Sự tích tụ của các chất thải trong máu (được gọi là chứng urê huyết) có thể khiến thức ăn có vị khác đi và khiến hơi thở có mùi. Bạn cũng có thể để ý thấy rằng bạn không thích ăn thịt nữa, hay bạn giảm cân bởi vì bạn cảm thấy không thích ăn
Mô tả của bệnh nhân:
“Bạn sẽ cảm thấy có vị lợm ở trong mồm bạn, Gần giống như bạn vừa uống sắt vậy.”
“Bạn không còn thèm ăn như trước đây nữa”
“Trước khi tôi bắt đầu lọc máu, tôi đã giảm khoảng 10 pound trọng lượng”
Triệu chứng 6: Buồn nôn và nôn
Sự tích tụ dữ dội của các chất thải trong máu (chứng ure huyết) cũng có thể gây nên tình trạng buồn nôn và nôn. Chán ăn có thể dẫn tới sút cân.
Mô tả của bệnh nhân:
“tôi có rất nhiều cơn ngứa, và tôi bị nôn, nôn tất cả mọi thứ ra ngoài. Tôi không thể giữ bất cứ đồ ăn thức uống nào ở lại trong dạ dày cả.”
“khi tôi nôn, tôi không thể ăn, và lúc đó tôi đã có một thời gian khó khăn khi uống thuốc hạ huyết áp.”
Triệu chứng 7: Thở ngắn
Sự khó thở của bạn có thể có liên quan tới thận theo 2 cách sau, thứ nhất đó là chất lỏng dư thừa trong cơ thể của bạn tích tụ trong hai lá phổi. Và thứ hai, chứng thiếu máu (sự thiếu hụt các tế bào hồng cầu vận chuyển oxy) có thể khiến cơ thể bạn đói oxy và sinh ra chứng thở ngắn
Mô tả của bệnh nhân:
“những lúc tôi thở ngắn, điều đó sẽ làm tôi sợ hãi. Tôi nghĩ có lẽ tôi có thể ngã hoặc sẽ có cái gì đó xảy ra với tôi, do vậy thường thì tôi đi tìm một chỗ để ngồi trong chốc lát”
“ Tôi không thể ngủ vào ban đêm, tôi không thể thở được, nó giống như tôi bị chết chìm. Và, tôi không thể bước đi đâu được nữa. Điều đó thật là tệ”
“bạn đi lên tầng trên để dọn phòng và lúc đó bạn hết thở được nữa, hay khi bạn làm việc bạn trở nên mệt mỏi và bạn phải ngưng công việc lại”
Triệu chứng 8: cảm thấy ớn lạnh
Thiếu máu có thể khiến bạn cảm thấy lúc nào cũng lạnh, thậm chí khi bạn đang ở trong phòng có nhiệt độ ấm.
Mô tả của bệnh nhân:
“Tôi để ý thấy rằng thỉnh thoảng, tôi thực sự lạnh, lúc đó tôi có những cơn rùng mình”
“Đôi khi tôi trở nên rất rất lạnh. Thời tiết lúc đó có thể nóng, và tôi thì vẫn lạnh”
Triệu chứng 9: Hoa mắt chóng mặt và mất tập trung
Thiếu máu liên quan đến suy thận nghĩa là não của bạn sẽ không được cung cấp đủ oxy nữa. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về trí nhớ, gây ra sự mất tập trung, hoa mắt và chóng mặt.
Mô tả của bệnh nhân:
“Tôi nhớ là tôi đã đề cập với vợ tôi về trí nhớ của tôi rằng tôi không thể nhớ những gì tôi đã làm từ tuần trước, hay có thể là 2 hôm trước thôi. Tôi thực sự không thể tập trung, vì tôi thích chơi giải ô chữ và đọc nhiều, nhưng không thể tập trung được.”
“Tôi đã luôn luôn mệt mỏi và hoa mắt chóng mặt.”
“Tình trạng đó xấu tới độ, tôi đang làm việc, và thật đột ngột tôi hoa mắt chóng mặt. do vậy tôi đã nghĩ rằng có lẽ là huyết áp của tôi hay bệnh tiểu đường của tôi trở nên xấu đi. Đó là những gì mà tôi đã nghĩ”
Triệu chứng 10: đau chân/cạnh sườn
Một số người mắc các bệnh về thận có thể bị đau ở lưng hay sườn điều này là do thận bị ảnh hưởng. Bệnh thận đa nang, có thể khiến các nang trong thận chứa đầy chất lỏng và to lên, và đôi khi thì gan, cũng có thể gây đau.
Mô tả của bệnh nhân:
“Khoảng 2 năm trước, tôi lúc nào cũng vào nhà vệ sinh, và phần thấp của lưng luôn luôn đau đớn, tôi tự hỏi vì sao lại có chuyện như vậy….các bác sĩ đã chuẩn đoán rằng đó là do các vấn đề ở thận”
“Và sau đó bạn phải thức dậy trong đêm, lúc đó bạn bị đau ở sườn và lưng, bạn không thể nhúc nhích được.”
“vào ban đêm, tôi hay bị đau vùng sườn. Nó còn tệ hơn là đau nhức do làm việc nặng.”
Nguyên nhân gây suy thận mạn
Category: nguyên nhân thận yếu
Hầu hết các bệnh lý thận mạn tính dù khởi phát là bệnh thận yếu, bệnh cầu thận, bệnh ống kẻ thận hay bệnh mạch thận đều có thể dẫn đến suy thận mạn.
Những nguyên nhân của suy thận mạn bao gồm đái tháo đường (loại 1 hoặc loại 2) và cao huyết áp. Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh suy thận giai đoạn cuối trên toàn thế giới là bệnh thận IgA (Một loại bệnh viêm thận).
Một trong những biến chứng do bệnh tiểu đường hoặc cao huyết áp là gây tổn thương đến các mạch máu nhỏ trong cơ thể. Các mạch máu trong thận cũng bị ảnh hưởng và dẫn đến suy thận.
Nguyên nhân phổ biến khác của suy thận mạn bao gồm:
- Viêm bể thận (nhiễm trùng thận)
- Bệnh thận đa nang (nhiều u nang trong thận)
- Rối loạn tự miễn như hệ thống lupus đỏ
nguyên nhân gây suy thận mạn. Xơ cứng động mạch, có thể gây tổn hại các mạch máu trong thận
- Tắc nghẽn đường tiết niệu và trào ngược, do nhiễm trùng thường xuyên, hoặc có bất thường về mặt giải phẫu xảy ra khi sinh
- Sử dụng quá nhiều thuốc được chuyển hóa qua thận
Triệu chứng và biến chứng của suy thận mạn
Suy thận mãn tính có thể xuất hiện từ nhiều năm trước khi bệnh nhân phát hiện ra. Nếu nghi ngờ bệnh nhân mắc bệnh thận, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm nước tiểu của bệnh nhân thường xuyên. Nếu không theo dõi thường xuyên, các triệu chứng có thể không được phát hiện cho đến khi thận đã bị hư hại. Một số triệu chứng như mệt mỏi có thể đã xảy ra trong một thời gian, nhưng có thể đến rất từ từ mà bệnh nhân không dễ dàng nhận thấy được.
Hoàng Minh Hùng (Sydney)